Giáo án bài câu chuyện về chú gà trống choai tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 4: câu chuyện về chú gà trống choai I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: 1. Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 4: câu chuyện về chú gà trống choai

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

1. Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Câu chuyện về chú gà trống choai, tên chủ đề Những bông hoa nhỏ và tranh minh họa.

2. Dựa vào tranh minh họa, câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng các tình tiết, diễn biến của câu chuyện.

3. Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa, ước đầu kể toàn bộ câu chuyện.

4. Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.

5. Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhóm nhỏ và trước cả lớp.

6. Bồi dưỡng phẩm chất kiên trì với mục tiêu/mong ước của bản thân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

– SHS, SGV.

– Tranh minh họa truyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

– HS hát bài đàn gà con.

– Tiết kể chuyện trước, ta kể câu chuyện gì? (Vượt qua nổi sợ)

– HS1: Câu chuyện kể về ai và cái gì? (Bạn Liên và việc vượt qua nổi sợ độ cao của bạn ấy)

– HS2: Em thấy bạn Liên có điểm gì đáng khen?

– HS3: Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?

– GV nhận xét bài cũ.

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh Ghi chú

2.Khỏi động:

– HS đọc tên câu chuyện.

– Giúp HS hiểu nghĩa của từ “trống choai” (là con gà trống mới lớn, đang chuẩn bị tập gáy).

– Yêu cầu HS quan sát cả 4 bức tranh. Trả lời các câu hỏi:

+ Trong các bức tranh có những nhân vật nào?

+ Ai là nhân vật chính?

+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?

+ Em nghĩ câu chuyện sẽ kể điều gì về chú gà trống choai?

+ Có chuyện gì với bác gà trống?

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?

– GV chốt ý, giới thiệu bài.

3. Luyện tập xây dựng truyện theo tranh và kể chuyện:

*Luyện tập xây dựng truyện theo tranh:

– Yêu cầu HS quan sát tranh 1. Hỏi:

+ Bức tranh gồm có những ai?

+ Bác gà trống và trống choai đang làm gì? Ở đâu? Lúc nào?

+ Trống choai muốn học điều gì từ bác gà trống?

+ Ngay từ đầu, trống choai đã gáy được chưa?

+ Nếu trống choai gáy chưa được hoặc gáy không hay, em nghĩ trống choai có bị chế giễu không?

+ Khi bị chế giễu, liệu trống choai có từ bỏ việc tập gáy không?

– GV nhận xét, chốt nội dung tranh 1: Ngày xưa, gà trống chơi thân với mặt trời. Theo lời hẹn, khi gà trống gáy, mặt trời sẽ thức dậy tỏa sáng muôn nơi. Trống choai muốn học theo bác gà trống. Tuy đã cố hết sức, cậu vẫn chưa gáy được. Ngan, Ngỗng, Vịt chế giễu trống choai, nhưng cậu không nản, ngày nào cũng thức dậy sớm tập gáy.

– Yêu cầu HS quan sát tranh 2. Hỏi:

+ Chuyện gì đã xảy ra với bác gà trống?

+ Bác gà trống bị mệt, bác không gáy được thì mặt trời như thế nào? Cảnh vật khắp nơi ra sao?

+ Lúc này trống choai làm gì?

+ Bác gà trống đã nói gì với trống choai?

– GV nhận xét, chốt nội dung tranh 2: Một hôm, đã đến lúc mặt trời chiếu sáng nhưng khắp nơi vẫn tối đen, các con vật vô cùng lo lắng. Trống choai vội chạy đến nhà bác gà trống: “Bác ơi..”. Gà trống thều thào:“Bác…mệt…quá…không…dậy…

được…cháu…giúp…bác…”. Trống choai dạ vâng rồi nhảy lên bờ rào, lấy hơi, cất tiếng gáy: Ò…ó..o…

– Yêu cầu HS quan sát tranh 3. Hỏi:

+ Khi thay thế bác gà trống, liệu trống choai có thể gọi được mặt trời dậy không?

+ Vì sao trống choai đã cất tiếng gáy mà mặt trời vẫn ngủ?

+ Sau đó trống choai đã làm gì?

+ Sau tiếng gáy đó, mặt trời như thế nào? Muôn vật ra sao?

+ Vì sao các con vật khen ngợi trống choai?

– GV nhận xét, chốt nội dung tranh 3: Mặt trời vẫn ngủ vì tiếng gáy của trống choai quá bé. Cậu hít hơi, vươn mình, cố sức gáy. Thế rồi, tiếng gáy của cậu vươn xa. Mặt trời bừng tỉnh. Muôn vật reo hò cảm ơn trống choai.

– Yêu cầu HS quan sát tranh 4. Hỏi:

+ Từ đó, mỗi ngày trống choai đều làm gì?

– GV nhận xét, chốt nội dung tranh 4: Từ đó, sáng nào trống choai cũng cùng bác gà trống gọi mặt trời dậy.

*Kể chuyện:

– GV chia HS theo nhóm 4 và yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh, thời gian 5 phút. Nhắc HS kể với âm lượng nhỏ, đủ nghe trong nhóm. (Nếu có HS không kể được thì các bạn hỗ trợ bằng cách đặt câu hỏi cho bạn)

– Gọi HS lên kể chuyện

– Gọi 1 – 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

– GV nhận xét.

– Nhờ đâu mà trống choai có thể gọi được mặt trời dậy?

– Nếu gặp vấn đề khó khăn, em sẽ làm gì?

– Khi muốn theo đuổi ước mơ, em sẽ làm gì?

– GV giáo dục HS.             

– Lớp đồng thanh đọc.

– Lắng nghe.

– Chia theo nhóm 4 và thực hiện kể lại câu chuyện theo tranh. Mỗi HS kể 1 tranh.

 – Đại diện 1 nhóm kể 1 tranh.

– 1 – 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

 

4. Củng cố, dặn dò:

– Ta vừa kể câu chuyện gì?

– Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?

– Nhận xét tiết học.

– Tập kể lại cho người thân nghe khi ở nhà.

– Chuẩn bị tiết học sau, bài: Mưa.

5. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo bài Những bông hoa nhỏ

CHỦ ĐỀ: NHỮNG BÔNG HOA NHỎ

Bài: Thực hành (1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ ông bà và phầm chất tự tin về khả năng của bản thân thông qua hoạt động.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh đọc trơn được một văn bản thơ đồng dao. Chỉ ra từ chỉ hoạt động có trong bài đồng dao và đặt câu có chứa từ chỉ hoạt động vừa tìm được.

– Năng lực giao tiếp hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm. Học sinh nói với bạn và những người xung quanh về những việc em có thể làm được với những cử chỉ, ánh mắt, thân thiện khi nói chuyện với bạn. Biết hợp tác phụ giúp cha mẹ, ông bà bằng những việc làm cụ thể.

– Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc thực hiện các bài tập.

b. Năng lực đặc thù:

– Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc: Đọc trơn được một văn bản thơ đồng dao.

+ Nói: Phát triển lời nói theo nội dung yêu cầu.

+ Viết: Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói thành câu văn viết theo mẫu câu Em có thể….

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

– VBT, SGV.

– Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp:

– Lớp trưởng khởi động cho các bạn múa hát theo bài hát: “Em là hoa hồng nhỏ”.

2. Kiểm tra bài cũ:

– Tiếng việt tiết trước học bài gì? (Bài: Như bông hoa nhỏ). Hs nhận xét.

– Gọi Hs đọc bài ở SGK:

+ Hs đọc bài Như bông hoa nhỏ trong sách giáo khoa. Hs nhận xét. Gv nhận xét.

+ Hs trả lời câu hỏi: Bông hoa nhỏ trong bài thơ là ai? Hs nhận xét. Gv nhận xét.

– Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ và tuyên dương.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS             Ghi chú

Giới thiệu bài: Chúng ta đã hoàn thành những bài tập đọc trong chủ đề Những bông hoa nhỏ. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đến với tiết Thực hành.

– Gv ghi tựa. Gọi Hs nhắc lại.

Hoạt động 1: Luyện đọc và mở rộng vốn từ:

– Gv yêu cầu hs mở sách Bài tập Tiếng việt tập 2.

– Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

– Gọi 2 hs đọc toàn bài.

+ Hs đọc nối tiếp nhau. Mỗi hs 1 câu cho đến hết.

+ Vài hs đọc toàn bài.

– Sau khi đọc, Gv nêu yêu cầu: Tìm các từ chỉ hoạt động có trong bài thơ?

– Giáo viên gọi học sinh nhắc lại yêu cầu.

– Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, và tìm từ chỉ hoạt động trong bài đồng dao . (2 phút)

– Yêu cầu 1 bạn lên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi truyền điện.

 – Gọi hs nx, góp ý.

– Gv chốt ý.

– Gv nêu yêu cầu: Hãy đặt câu với những từ chỉ hoạt động vừa tìm được và viết vào vở.

– Gọi học sinh nêu lại yêu cầu.

– Yêu cầu vài học sinh đặt câu với từ chỉ hoạt động vừa tìm được trình bày trước lớp.

– Hs nx bạn.

– Yêu cầu học sinh viết vào vở.

– Gv nx vở trước lớp, tuyên dương và chốt ý.

– Nghỉ giải lao: Cho lớp hát 1 bài hát

Hoạt động 2: Luyện tập nói, viết sáng tạo

a. Nói sáng tạo:

– Gọi hs đọc yêu cầu

 

– Gv gợi ý:

+ Ở lớp bạn có thể làm được những việc gì?

+ Ở nhà bạn có thể làm được những việc gì?

 – Gv giao nhiệm vụ: Chia lớp làm việc theo nhóm đôi. Hãy trao đổi với bạn của mình về những việc mình có thể làm được. (thời gian 2 phút)

– Gv quan sát giúp đỡ các em trao đổi với nhau bằng ánh mắt khi hỏi và trả lời. Hướng dẫn, khi nói, em cần nhìn vào mắt bạn, ánh mắt thân thiện, thỉnh thoảng gật đầu, trao đổi thoải mái với nhau.

– Cho học sinh báo cáo kết quả trước lớp

– Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Phóng viên nhí”

Câu hỏi: Ở nhà bạn có thể làm được những việc gì?

– Gọi lần lượt vài bạn lên tập làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp.

– Gv nhận xét, tuyên dương.

b. Viết sáng tạo:

– Yêu cầu hs quan sát sách bài tập.

– Gv hướng dẫn các em viết nội dung nói thành câu văn theo mẫu câu: Em có thể….

– Gv ví dụ: Em có thể quét nhà giúp mẹ.

– Nhắc nhở hs cách viết hoa đầu câu và sử dụng dấu chấm câu, khoảng cách giữa các chữ trong một câu.

– Yêu cầu hs viết.

– Hs tự sửa lỗi bài của mình.

– Gv thu một số vở nhận xét, tuyên dương trước lớp.

Giáo viên chốt: Các em cần phải biết chia sẽ, phụ giúp ông bà, cha mẹ những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi của các em. Làm đúng theo lời bác Hồ đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình” các em nhé.    

 Học sinh thực hiện

(Hs nêu được: Đi cày, tát nước, cầm

lược, chải đầu, đi trâu, đi cấy, cầm

bay, đánh cờ, chèo đò, dò biển, ngồi

đếm.)

– Hs đọc: Nói với bạn về những việc em có thể làm được.

– Hs trả lời: quét lớp, lau bảng, lau

bàn,…

– Hs trả lời: quét nhà, chơi với em,

lau nhà, nhổ cỏ, đưa võng cho em

ngủ, nhặt rau,…

– Hs lắng nghe

– Hs làm việc nhóm đôi

 4. Củng cố:

– Tiết Tiếng việt hôm nay học nội dung gì?

– Em thích nhất nội dung nào?

– Bạn nào cho cô biết em có thể làm những gì để phụ giúp cha mẹ?

– Gọi hs đọc lại bài trên bảng.

5. Dặn dò:

– Gv nhận xét tiết học.

– Về nhà xem trước bài: Kể chuyện về chú Trống choai (trang 34).

 

6. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo bài Cá Bò

Bài 5: CÁ BÒ

I/ Mục tiêu: Giúp HS

– Tập phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh họa.

– Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý.

– Trả lời câu hỏi về nội dung bài học liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.

– Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể

– Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.

– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.

II/ Phương tiện dạy học:

– SHS, SGV

– Tranh minh họa truyện phóng to

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.

– Cho HS hát bài: Ngày đầu tiên đi học. Có thể hỏi 1 số câu hỏi để học sinh nêu lên suy nghĩ của mình về những ngày đầu đi học.

– Cho HS đọc, viết, nói câu từ/ câu chứa các âm a, b, c, o và các dấu.

– HS nhận xét bạn – GV nhận xét

2/ Khởi động: Cho HS chơi trò chơi nhỏ: Ai nhanh, ai đúng. Xem tranh 1 số loại cá. HS nêu tên từng loại cá đó. Tuyên dương. GV dẫn dắt vào câu chuyện. HS đọc tên truyện – GV ghi tựa bài, gọi HS nhắc lại.

– Bài mới

3/ Hoạt động 3: Quan sát tranh

– Qua hoạt động này, HS phán đoán nội dung câu chuyện qua tranh minh họa

+ HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát tranh và dựa vào câu gợi ý của GV để phán đoán nội dung câu chuyện

(Do đây là bài kể chuyện đầu tiên nên GV cần hướng dẫn kỹ hơn

VD: Nên quan sát theo thứ tự các tranh từ 1đến 4, chú ý đến các nhân vật trong

từng tranh, tranh vẽ những con vật gì? Con cá nào xuất hiện trong cả 4 bức tranh? Có những chuyện gì xảy ra với cá bò con?….)

4/ Hoạt động 4: Luyện tập nghe kể và kể chuyện

+ GV kể 2 lần

– Lần 1: Kể toàn bộ nội dung câu chuyện, GV sử dụng các câu hỏi kích thích sự chú ý, tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở HS.

VD: Liệu cá bò có học bài như lời mẹ dặn không? Cá bò và cá cờ sẽ gặp những gì trên đường đi?…

– GV lưu ý HS lắng nghe để liên hệ nội dung câu chuyện với những phỏng đoán lúc đầu của mình

– Lần 2: GV kể kết hợp tranh.

– GV lưu ý HS lắng nghe để nhớ nội dung từng đoạn

+ HS kể: Thảo luận nhóm 4:

– Mỗi tổ thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau kể với âm lượng vừa đủ nghe, chú ý lắng nghe bạn kể.

– Kể trước lớp: Trong từng tổ, mỗi nhóm cử 1 bạn lên kể. GV lưu ý HS kể với âm lượng to hơn để cả lớp cùng nghe.

– Cho HS nhận xét bạn kể – GV nhận xét

– Tìm hiểu nội dung và liên hệ

– GV nêu 1 số câu hỏi để giúp HS nhớ nội dung câu chuyện, nhận xét, đánh giá về các nhân vật và liên hệ bài học từ câu chuyện với bản thân.

VD: Cá bò mẹ dặn cá bò con và cá cờ những việc gì? Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Khi đi chơi xa em phải làm những gì?…

5/ Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.

– GV hỏi để HS nhắc lại tên truyện, các nhân vật và nhân vật em thích.

– Đọc và kể thêm ở nhà.

– Chuẩn bị bài sau.

Leave a Comment