Giáo án bài Câu nghi vấn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 7 Câu nghi vấn                                                      (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Hiểu rõ đặc điểm của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

7 Câu nghi vấn

                                                     (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Hiểu rõ đặc điểm của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn và các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng cảu câu nghi vấn là dùng để hỏi.

2. Năng lực:

– HS có kĩ năng dùng câu nghi vấn.

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ đúng và hay.

3. Phẩm chất:HS có ý thức dùng từ, câu chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

–    Kế hoạch bài học

–              Học liệu: Bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

–    Học bài “Câu nghi vấn”.

–              Chuẩn bị bài: trả lời câu hỏi trong sgk.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút)

1. Mục tiêu:

   – Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

   – Kích thích HS tìm hiểu về các chức năng khác của câu nghi vấn.

2. Phương thức thực hiện:

   – Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

   – Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

   – Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề 

– Giáo viên yêu cầu:

   ? Đặt 2 câu nghi vấn, chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của nó?

– Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: làm bài

– Giáo viên: gợi dẫn

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

– Giáo viên nhận xét.

->Giáo viên dẫn vào bài: Dẫn dắt từ việc chữa bài làm của Hs-> Ngoài chức năng chính là để hỏi, câu nghi vấn còn có nhiều chức năng khác như cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm…. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI  

III. Những chức năng khác (15’ phút)

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm những chức năng khác của câu nghi vấn.

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu:

THẢO LUẬN NHÓM (3’)

? Xác định câu nghi vấn trong những VD trên ?

? Các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không?

? Nếu không dùng để hỏi thì để làm gì?

? Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên?

? Vậy ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn dùng để làm gì?

– Học sinh tiếp nhận.

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Đại diện nhóm trả lời, đại diện các nhóm khác nhận xét.

– Giáo viên: nhận xét

– Dự kiến sản phẩm:

? Xác định câu nghi vấn trong những VD trên ?

a) Những người….

 Hồn ở đâu bây giờ?

b) Mày định nói….đấy à?

c) Có biết không? Lính đâu? Sao bay…vậy ? Không còn…à?

d) Cả câu.

e) Con gái…ư? Chả lẽ đúng là nó…ấy?

? Các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không?

? Nếu không dùng để hỏi thì để làm gì?

a) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tâm trạng nuối tiếc).

b) Đe dọa

c) Đe dọa

d) Khẳng định

e) Bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên )

Treo bảng phụ VD

? Chỉ ra chức năng của các câu nghi vấn sau?

– Anh có thể lấy giúp em quyển sách được không?

-> Cầu khiến

– Ngôi nhà kia mà cao ư?

-> Phủ định

– Học như thế thì lấy gì mà đi thi?

-> Mỉa mai.

? Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên ?

– Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ hai ở VD e kết thúc bằng dấu chấm than để bộc lộ cảm xúc.

*Báo cáo kết quả: trình bày theo nhóm.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

? Gọi h/s đọc ghi nhớ?

– HS đọc               

III. Những chức năng khác:

 

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

– Không dùng để hỏi.

– Dùng để:

  + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

  + Đe dọa.

 

+ Khẳng định.

  + Cầu khiến.

  + Phủ định…

– Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu hỏi chấm. Có trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm than…

 3. Ghi nhớ: sgk

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(20’)

Mục tiêu              Nhiệm vụ            Phương thức thực hiện Yêu cầu sản phẩm

Giúp Hs vận dụng kiến thức về câu nghi vấn giải quyết các bài tập.             HS tìm hiểubài tập/sgk   hoạt động cá nhân, hđchung, hoạt động nhóm.

                Vở bài tập.

 

? Xác định câu nghi vấn? Các câu nghi vấn đó dùng để làm gì?

Ghi ra bảng phụ. Xác định câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức và chức năng của nó?

H suy nghĩ cá nhân -> Làm bài tập trên ra bảng phụ.

G nhận xét, sửa chữa

Như bài tập 1.

H làm cá nhân.

G nhận xét, sửa chữa

H làm cá nhân.

G nhận xét, sửa chữa

1. Bài tập 1:

a. Con người đáng…. để nó ăn ư?

-> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên).

b. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

……………………………

Thời oanh liệt nay còn đâu?

-> Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

c. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn… rơi?

-> Cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

d. Ôi, nếu thế….bóng bay?

-> Phủ định, bộc lộ tình cảm , cảm xúc

   2. Bài tập 2:

a) Sao cụ…thế? Tội gì bây giờ…lại? Ăn mãi…lo liệu?

Đặc điểm hình thức: Sao, gì, gì.

-> Phủ định.

b) Cả đàn bò….chăn dắt làm sao?

Đặc điểm hình thức: làm sao.

=> Bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại.

c)Ai dám bảo…tình mẫu tử?

Đặc điểm hình thức: Ai.

=> Khẳng định.

d) Thằng bé…. việc gì? Sao lại … mà khóc?

– Gi, sao

-> Hỏi.

Những câu không dùng để hỏi đều biến đổi được.

a. Cụ không phải lo xa như thế.

Không nên nhịn đói mà để tiền lại.

Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.

b. Tôi lo thằng bé ấy không chăn nổi đàn bò

c. Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.

  3. Bài tập 3:

a, Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” được không?

b, ( Lão Hạc ơi!) Sao đời lão lại khốn cùng đến thế!

  4. Bài tập 4:

– Những câu như vậy không dùng để hỏi mà để thay cho lời chào khi gặp nhau. Người được hỏi thường không trả lời vào câu hỏi mà có khi lại đặt những câu hỏi đáp lễ gần giống như vậy.

– Người nói và người nghe có quan hệ mật thiết với nhau.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(2’)

1. Mục tiêu: học sinh biết vận dụng hiểu biết của mình về văn bản vào việc giải quyết tình huống thực tế.

2. Phương thức thực hiện: cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên:

   ? Viết một đoạn hội thoại theo chủ đề tự chọn có sử dụng câu nghi vấn? Chỉ ra chức năng của câu nghi vấn đó

– Học sinh tiếp nhận.

* Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: trả lời cá nhân- nhận xét.

– Giáo viên: nhận xét.

– Dự kiến sản phẩm:

Yêu cầu:

   + Đúng hình thức, nội dung đoạn văn.

   + Sử dụng câu nghi vấn và chỉ ra chức năng của nó.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 5:  HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2’)

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: bài thơ, bài văn có sử dụng câu nghi vấn.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên:

    ? Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn được sử dụng với chức năng khác chức năng chính, phân tích tác dụng.

    ? Chuẩn bị bài tiếp theo “Thuyết minh về một phương pháp, cách làm”.

– Học sinh tiếp nhận.

* Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: trả lời cá nhân- nhận xét.

– Giáo viên: nhận xét.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Leave a Comment