Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Tiết 5, 6
I. Mục tiêu
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
– Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS.
– Đọc hiểu bài Cây đa quê hương.
– Ôn về bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Thế nào, Làm gì. Đặt câu hỏi theo mẫu Ai thế nào.
2. Năng lực
– Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
– Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu.
3. Phẩm chất
– Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Máy tính, máy chiếu để chiếu.
– Giáo án.
2. Đối với học sinh
– SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
– GV giới thiệu bài học: Trong tiết ôn tập ngày hôm nay chúng ta sẽ Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS; Đọc hiểu bài Cây đa quê hương; Ôn về bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Thế nào, Làm gì. Đặt câu hỏi theo mẫu Ai thế nào. Chúng ta cùng vào tiết ôn tập.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 15% số HS trong lớp
(Thực hiện như tiết 1, 2)
Hoạt động 2: Ôn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt
a. Mục tiêu: HS luyện đọc bài Cây đa quê hương; hoàn thành các câu hỏi, bài tập.
b. Cách tiến hành:
– GV đọc mẫu bài: giọng miêu tả chậm rãi, tự hào; kết hợp giải nghĩa các từ ngữ khó (cổ kính, chót vót, lững thững).
+ Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.
+ Chót vót: cao vụt lên, vượt hẳn những vật xung quanh.
+ Lững thững: đi chậm, từng bước một.
– GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn của bài.
+ HS1 (Câu 1): Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?
+ HS2 (Câu 2): Các bộ phận của cây đa được tả bằng những bộ phận nào? Ghép đúng:
+ HS3 (Câu 3): Ngồi hóng mát dưới gốc cây đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
+ HS4 (Câu 4): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm?
a. Lúa vàng gợn sóng.
b. Cành cây lớn hơn cột đình.
c. Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát.
+ HS5 (Câu 5): Đặt câu theo mẫu Ai thế nào để?
– GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài – đọc nhỏ.
– GV yêu cầu HS đọc thầm bài Cây đa quê hương, làm bài vào VBT các câu hỏi trong SGK trang 75, 76 .
– GV mời đại diện HS trình bày kết quả.
– GV nhận xét, đánh giá.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe, đọc thầm theo, hiểu nghĩa các từ ngữ khó.
– HS đọc yêu cầu câu hỏi.
– HS đọc bài
– HS làm bài.
– HS trình bày:
+ Câu 1: Câu văn cho biết cây đa đã sống rất lâu: cây đa nghìn năm. / Đó là cả một toà cổ kính.
+ Câu 2: Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình: a-3, b-1, c-2, d-4.
+ Câu 3: Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp của quê hương: Lúa vàng gợn sóng./Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiêu kéo dài, lan giữa ruộng đông.
+ Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
a. Lúa vàng thế nào?
b.) Cành cây thế nào?
c. Đám trẻ làm gì?
+ Câu 5: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để:
a. Cây đa rất cổ kính. / Cây đa rất đẹp. / Cây đa rất thân thiết với các bạn nhỏ trong làng. / …
b. Tác giả rât yêu quý cây đa quê hương. / Tác giả rất tự hào về cây đa quê hương. / Tác giả rât yêu qúy, tự hào về quê hương.