Kéo xuống để xem hoặc tải về!
bài 5 : cây liễu dẻo dai
I . MỤC TIÊU : Giúp HS :
1.Phát triển kĩ năng
– HS đọc đúng ,rõ ràng và một VB thông tin được viết dưới hình thức hội thoại ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .
– HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn rồi viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .
– HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh
4.Phát triển phẩm chất và năng lực chung : tình yêu đối với cây cối và thiên nhiên nói chung ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: GV có một số hiểu biết về kiến thức ngữ văn , kiến thức đời sống và một số kiến thức có liên quan..
2. Phương tiện dạy học: Tranh minh họa có trong SHS.
III . HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
+ GV yc HS quan sát tranh /118 ( SGK ) , Thảo luận nhóm 2 ( Tg : 1 phút ) nói về điểm khác nhau giữa hai cây trong tranh ?
-> G chốt : Mỗi loài cây có một vẻ đẹp riêng , đặc tính riêng . Để thể hiện sự vững mạnh , sự kiên cường , bất khuất , sự đoàn kết của người dân Việt Nam , người ta nói đến cây tre , lũy tre …Để thể hiện sự mềm mại , có vẻ yếu ớt người ta nói đến cành liễu . Vậy cây liễu như thế nào , chúng ta cùng tìm hiểu qua
VB : Cây liễu dẻo dai
2. Đọc
* GV đọc mẫu toàn VB .
* HS đọc câu
– G chia câu
– GV hướng dẫn đọc 1 số từ khó : nổi gió , lắc lư , lo lắng …
– GV hướng dẫn đọc những câu dài ( Thân cây liễu / tuy không to / nhưng dẻo dai )
* HS đọc đoạn
– GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến bị gió làm gãy không ạ , đoạn 2 : phần còn lại )
– GV giải nghĩa :
+ dẻo dai : có khả năng chịu đựng trong khoảng thời gian dài .
+ lắc lư : nghiêng bên nọ , nghiêng bên kia
+ mềm mại : mềm và gợi cảm giác dẻo dai
* GV đọc toàn VB .
* GV nhận xét tiết học.
– HS thảo luận N2 trong tg 1 phút .
– Đại diện nhóm trình bày : Một cây thân cao , cành vươn rộng ra , trông rõ thân , cành -> đó là cây bàng . Một cây thân bị cành phủ kín ; lá dài và rũ xuống : cây liễu
– Nhóm khác bổ sung .
– HS đánh vần , đọc trơn các từ CN
– HS đọc ĐT
– Đọc nối tiếp từng câu ( lần 1 )
– Đọc nối tiếp từng câu ( lần 2 )
– HS lắng nghe và quan sát
– H đọc nối tiếp từng đoạn ( 2 lượt )
– H đọc đoạn theo nhóm .
-HS nhận xét bạn đọc
– H đọc toàn VB .
– HS lắng nghe nhận xét
TIẾT 2
3 . Trả lời câu hỏi
– Thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Thân cây liễu có đặc điểm gì ?
+ Cành liễu có đặc điểm gì ?
+ Vì sao nói liễu là loài cây dễ trồng ?
– GV gọi các nhóm khác nhận xét.
– GV KL
– G chốt nội dung toàn bài , giáo dục HS : tình yêu đối với cây cối và thiên nhiên , biết chăm sóc và bảo vệ các cây ở xung quanh em .
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
4. Viết vở
– GV yêu cầu HS nhắc lại câu trả lời đúng của phần a và b .
– G đưa máy chiếu câu trả lời đúng của phần a và b.
– GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu ; đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí .
– G soi bài viết của HS và nhận xét một số bài viết của HS .
* Củng cố
– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học.
– GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
– HS thảo luận N4 , trả lời các câu hỏi .
– Đại diện các nhóm trình bày .
a. Thân cây liễu không to nhưng dẻo dai .
b. Cành liễu mềm mại , có thể chuyển động theo chiều gió .
c. Liễu là loài cây dễ trồng vì chỉ cần cắm cành xuống đất , nó có thể mọc lên cây non .
– Nhóm khác nhận xét , bổ sung .
– HS trả lời
a. Thân cây liễu không to nhưng dẻo dai .
b. Cành liễu mềm mại , có thể chuyển động theo chiều gió .
– H đọc to lại ĐT .
– H viết câu trả lời .
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
– GV cho HS đọc các từ cần điền, câu cần điền.
– GV y/c HS Thảo luận Nhóm 4 đọc thầm từ và câu sau đó điền từ vào câu để tạo thành câu hoàn chỉnh .
– GV đưa đáp án đúng
– Yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
– Đọc các từ ngữ trong khung .
– GV yc HS quan sát tranh / 120 và nói cho cô biết tranh vẽ gì ?
– Hãy thảo luận N2 nói cho nhau nghe về nội dung tranh , lưu ý dùng các từ ngữ đã gợi ý .
– G nhận xét , khen HS .
– G chốt nội dung tranh , giáo dục HS: Cây xanh có nhiều tác dụng , cây cho bóng mát. Khi đi ra nắng các em phải biết đội mũ để đảm bảo sứckhoẻ
– H đọc từ , câu cần điền ( CN , ĐT ) : dẻo dai , mềm mại , lắc lư , xanh tốt , dễ gãy .
– HS thảo luận nhóm ( 2 ph )
– Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
a. mềm mại b . dẻo dai
– H đọc lại CN , ĐT
– H viết câu vào vở
– H đọc các từ ngữ trong khung ( cá nhân , ĐT
– Đại diện nhóm trình bày kết quả nói theo tranh .
+ Tranh 1 : Tranh vẽ có rất nhiều cây xanh và co hai bạn học sinh đang đi học về , cây tỏa bóng mát che nắng cho hai bạn.
+ Tranh 2 : Tranh không có cây xanh làm cho các bạn đi học về rất nắng .
– Nhóm khác nhận xét , bổ sung .
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết
– GV đọc to cả đoạn văn ( Thân cây liễu không to nhưng dẻo dai …cây không dễ bị gãy )
– GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu , kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ dễ viết sai chính tả : dẻo dai , chiều , gió , dễ , trống
– GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu đọc theo cụm từ. Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần.
+ Đọc lại cho HS soát lỗi.
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa
– GV yc HS thảo luận N2 tìm những vần phù hợp để điền vào bông hoa .
– GV đưa đáp án của bài .
9 . Trò chơi : : Đoán tên các loài cây
– Chuẩn bị : GV chuẩn bị một số câu miêu tả đặc điểm của một số cây cối quen thuộc .
VD Cây gì tên có vần ương
Gọi học trò nhớ vang trường tiếng ve
( Cây phượng )
Cây gì tên có vần ang
Hè xanh , thu đỏ, đông sang trơ cành
Tán xòe như chiếc ô xinh
Sân trường rợp bóng chúng mình vui chơi
( Cây bàng)
– Cách chơi : GV chia lớp thành một số nhóm
+ G đọc các câu miêu tả cây
– G Kl nội dung tranh , khen HS.
-> Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên , có ý thức bảo vệ , chăm sóc cây cối .
10 . Củng cố
– Yc HS nhắc lại nội dung bài học .
– G nhận xét , khen HS .
– H lắng nghe .
– HS viết bảng con
– H viết bài .
– H soát lỗi .
– H đổi vở soát lỗi .
– H thảo luận N2
– H S trình bày
– Lớp nhận xét
– H đọc từ CN
.
– H thảo luận N2 .
– Đại diện một số nhóm trình bày kết quả .
– Nhóm khác bổ sung .
– HS của đội nào trả lời nhanh và đúng thì được gắn 1 bông hoa .
CÂY LIỂU DẺO DAI
I. MỤC TIÊU:
– Biết đọc đúng từ, ngữ tốc độ đọc tốt bài văn.
– Viết đúng chính tả đoạn văn .
* Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
* Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
– GV: VBT. HS: VBT, bảng con, màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Luyện đọc
– GV nhận xét
* Luyện viết chính tả:
-Gv chọn 1 đoạn trong bài
– Cho HS viết vào bảng các từ khó
– GV đọc cho HS viết vào vở ô li.
Đọc lại
GV nhận xét bài của HS.
– HS đọc:
+ HS đọc nối tiếp câu
+ HS lập nhóm đôi đọc nối tiếp đoạn
+ HS đọc cả bài
+ HS đọc đồng thanh cả bài
– HS đọc đoạn cần viết
– HS viết bảng con
-HS viết bài
– HS dò bài.
-HS đổi vở kiểm tra
4. Củng cố, dặn dò:
– GV nhấn mạnh lại nội dung bài học
– Nhận xét, tuyên dương HS.
HS lắng nghe và thực hiện