Giáo án bài Cây phát sinh giới động vật theo 5 bước phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 57 Cây phát sinh giới động vật –      HS nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

57 Cây phát sinh giới động vật

–      HS nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hóa thạch.

–        HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật.

2.       Kĩ năng:

–        Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.

3.       Thái độ:

–        GD ý thức yêu thích môn học.

*THGDMT+BĐKH: Giáo dục hs ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.

4.       Định hướng hình thành năng lực:

–        Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, tri thức về sinh học.

II.      CHUẨN BỊ:

1.       Giáo viên:

–        Giáo án – SGK

–        Tranh sơ đồ H56.1 SGK

–        Tranh cây phát sinh giới động vật (nếu có)

2.       Học sinh:

–        Vở ghi – SGK – Tài liệu liên quan

–        Ôn lại kiến thức đã học về đặc điểm chung các ngành động vật

III.     KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1.       Kĩ thuật:

–        Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.

2.       Phương pháp:

–        Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.

IV.     TIẾN TRÌNH:

1.       Kiểm tra bài cũ: (4’)

– Hãy nêu sự tiến hoá về hình thức sinh sản hữu tính?

2.       Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:     HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:          Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Chúng ta đã học qua các ngành động vật không xương sống và động vật có xương sống, thấy được sự hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng. song các ngành động

vật có mối quan hệ với nhau như thế nào ?  

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:     bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hóa thạch.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.       

1: Tìm hiểu bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật. (15’)

– GV yêu cầu HS quan sát hình182 SGK trả lời câu hỏi

+ Làm thế nào để biết các nhóm động vật có mối quan hệ với nhau?

+ Đánh dấu đặc điểm của lưỡng cư cổ với cá vây chân cổ và đậc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay?

+ Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay.

+ Những đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật?

–        GV ghi tóm tắt ý kiến của nhóm lên bảng

–        GV nhận xét và thông báo ý kiến đúng của nhóm

–        GV cho HS rút ra kết luận.

*THGDMT+BĐKH: HS được làm quen với sự phức tạp hóa cấu tạo của

động vật trong quá trình phát triển lịch sử, gắn liền với sự chuyển rời từ đời sống dưới nước lên trên cạn, trải qua nhiều giai đoạn biến đổi địa chất và khí hậu, một số sinh vật không thích nghi đã bị hủy diệt trong cuộc “đấu tranh sinh tồn” và ngay cả dưới tác động của con người. Một điều cần chú ý là nhiều loại động vật hiện nay đang có nguy cơ bị tuyệt chủng → Mất cân bằng trong

các hệ sinh thái tự nhiên → Biến đổi khí hậu.        

–        Cá nhân tự đọc thông tin mục bảng quan sát các hình 56.1-2 SGK

–        GV giảng: những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh mối quan hệ nguồn gốc càng gần nhau

–        GV yêu cầu quan sát hình đọc SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :

+ Cây phát sinh giới động vật biểu thị gì?

+ Mức độ quan hệ họ hàng được thể hiện trên cây phát sinh giới động vật

+ Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm động vật nào đó?

+ Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào?

+ Chim và thú có quan hệ với nhóm nào?

–        GV ghi tóm tắt phần trả lời của nhóm lên bảng

–        GV hỏi: Vì sao lựa chọn các đặc điểm đó ?

–        GV yêu cầu HS rút ra kết luận.

*THGDMT+BĐKH: HS được làm quen với sự phức tạp hóa cấu tạo của động vật trong quá trình phát triển lịch sử, gắn liền với sự chuyển rời từ đời sống dưới nước lên trên cạn, trải qua nhiều giai đoạn biến đổi địa chất và khí hậu, một số sinh vật không thích nghi đã bị hủy diệt trong cuộc “đấu tranh sinh tồn” và ngay cả dưới tác động của con người. Một điều cần chú ý là nhiều loại động vật hiện nay đang có nguy cơ bị tuyệt chủng → Mất cân bằng trong các hệ sinh thái tự nhiên → Biến đổi khí hậu.

–        Cá nhân tự đọc thông tin SGK và quan sát H56.3 tr.183

–        thảo luận nhóm yêu cầu nêu được

–        Đại diện nhóm trình bày đáp  án của nhóm mình

–        HS nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.-        HS chú ý.    II. Cây phát sinh giới động vật

– Cây phát sinh giới động vật phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:          Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng

lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1: Tiến hoá là gì?

A.      Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống.

B.      Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để chống lại điều kiện sống.

C.      Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện cơ thể để chống lại các điều kiện sống bất lợi.

D.      Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng đơn gian hoá dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống.

Câu 2: Trong các lớp động vật sau, lớp nào kém tiến hóa nhất ?

A. Lớp Bò sát       B. Lớp Giáp xác

C. Lớp Lưỡng cư   D. Lớp Thú

Câu 3: Trong các động vật sau, động vật nào có quan hệ họ hàng gần với nhện nhà nhất ?

A. Trai sông.         B. Bọ cạp.   C. Ốc sên.   D. Giun đất.

Câu 4: Cho các lớp động vật sau : (1) : Lớp Lưỡng cư ; (2) : Lớp Chim ; (3) : Lớp Thú ; (4) : Lớp Bò sát ; (5) : Lớp Cá sụn.

Hãy sắp xếp các lớp trên theo chiều hướng tiến hóa. A. (5) → (1) → (4) → (2) → (3).

B. (5) → (4) → (1) → (2) → (3).

C. (5) → (4) → (1) → (3) → (2).

D. (1) → (5) → (4) → (2) → (3).

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về lưỡng cư cổ là đúng ?

A.      Vây đuôi biến thành chi sau.

B.      Không có vảy.

C.      Có vây lưng rất phát triển.

D.      Còn di tích của nắp mang.

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây có ở chim cổ ?

A.      Hàm có răng.

B.      Đuôi có nhiều vảy.

C.      Còn di tích của nắp mang.

D.      Thân phủ vảy sừng.

Câu 7: Cho các ngành động vật sau : (1) : Giun tròn ; (2) : Thân mềm ; (3) : Ruột khoang ; (4) : Chân khớp ; (5) : Động vật nguyên sinh ; (6) : Giun đốt ; (7) : Giun dẹp

; (8) : Động vật có xương sống.

Hãy sắp xếp các ngành động vật trên theo chiều hướng tiến hóa. A. (5) ; (3) ; (1) ; (7) ; (6) ; (4) ; (2) ; (8).

B. (5) ; (3) ; (1) ; (7) ; (2) ; (6) ; (4) ; (8).

C. (5) ; (3) ; (7) ; (1) ; (6) ; (2) ; (4) ; (8).

D. (5) ; (3) ; (7) ; (1) ; (2) ; (6) ; (4) ; (8).

Câu 8: Động vật nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần với sán lá gan nhất ?

A. Châu chấu        B. Giun móc câu

C. Ốc sên    D. Hải quỳ

Câu 9: Trên Trái Đất, vi khuẩn và vi khuẩn lam xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng

A. 600 triệu năm.  B. 3000 triệu năm.

C. 4600 triệu năm. D. 5000 triệu năm.

Câu 10: Trong các động vật dưới đây, động vật nào kém tiến hóa nhất ?

A. Sán lông B. Rươi       C. Trai sông D. Hải quỳ

Đáp án

          Câu   1        2        3        4        5       

          Đáp án        A       B       B       A       D      

          Câu   6        7        8        9        10     

          Đáp án        A       C       B       B       D      

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:          Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a)       Cho biết ngành Chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành Thân mềm hơn hay là gần với Động vật có xương sống hơn.

b)      Cho biết ngành Thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành Ruột khoang hơn hay là gần với ngành Giun đốt hơn.hơn.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:    1.       Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2.       Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

a)       Ngành Chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành Thân mềm hơn.

 

b)      Ngành Thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành Giun đốt hơn.

–        GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

–        GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

–        GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

–        GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn

thiện.         

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:          Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vẽ một cây phát sinh theo sự sáng tạo của em

4.       Hướng dẫn về nhà:

–        Học bài trả lời câu hỏi SGK

–        Đọc mục " Em có biết"

–        HS kẻ phiếu học " Sự thích nghi của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng vào vở bài tập.

*        Rút kinh nghiệm:

CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hóa thạch. HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, ý thức bảo vệ động vật.

4. Năng lực:

 – Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

 – Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

– Tranh sơ đồ H56.1 SGK

– Tranh cây phát sinh giới động vật

 – Ôn lại kiến thức đã học về đặc điểm chung các ngành động vật

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

3.  Bài mới:

A. KHỞI ĐỘNG

– Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay…kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Gv đưa ra hình ảnh các loài động vật thuộc các ngành khác nhau và treo 2 bảng phụ lên bảng

Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy chọn 1 bạn hs, gv yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức đã học lên bảng dán các bức tranh vào bảng phụ theo thứ tự tăng dần sự tiến hóa của các loài động vật đó

Trong cùng một khoảng thời gian hs nào dán nhanh vầ chính xác hơn thì nhóm đó chiến thắng

Từ kết quả trò chơi giáo viên dẫn dắt các loài động vật có quan hệ nguồn gốc với nhau    

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

– Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay…kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

 Hoạt động 1: Tìm hiểu bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật

Mục tiêu: HS thấy được di tích hóa thạch là bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm

B1: GV yêu cầu HS quan sát hình182 SGK trả lời câu hỏi

+ Làm thế nào để biết các nhóm động vật có mối quan hệ với nhau? (Di tích hóa thạch cho biết quan hệ các nhóm động vật)

+ Đánh dấu đặc điểm của lưỡng cư cổ với cá vây chân cổ và đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay? (Lưỡng cư cổ, cá vây chân cổ có vảy, vây đuôi, nắp mang)

+ Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay? (có 4 chi, 5 ngón. Chim cổ giống BS: có răng, có vuốt, đuôi dài có nhiều đốt. Chim cổ giống chim ngày nay: có cánh, lông vũ)

+ Những đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật ?( nguồn gốc động vật)

– Đại diện nhóm trình bày kết quả

B2: GV ghi tóm tắt ý kiến của nhóm lên bảng

B3: GV nhận xét và thông báo ý kiến đúng của nhóm

B4: GV cho HS rút ra kết luận   I.  Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật

– Di tích hóa thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật hiện nay

– Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng

Hoạt động 2: Cây phát sinh giới động vật

Mục tiêu: Nêu được vị trí của các ngành động vật và mối quan hệ họ hang của các ngành động vật.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm

B1: GV giảng: những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh mối quan hệ nguồn gốc càng gần nhau

B2: GV yêu cầu quan sát hình H56.3 tr.183

đọc SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :

+ Cây phát sinh giới động vật biểu thị điều gì? (mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm)

+ Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm động vật nào đó? (Kích thước trên cây lớn thì số loài đông)

+ Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào? (ngành thân mềm)

+ Chim và thú có quan hệ với nhóm nào?

– GV hỏi: Vì sao lựa chọn các đặc điểm đó ?

B3: GV yêu cầu HS rút ra kết luận

– GV giảng giải: Khi 1 nhóm ĐV mới xuất hiện chúng phát sinh biến dị cho phù hợp với môi trường & dần dần thích nghi, ngày nay di khí hậu ổn định nên mỗi loài tồn tại thích nghi môi trường.

B4: GV y/c hs rút ra kết luận:   II.  Cây phát sinh giới động vật

 Cây phát sinh giới động vật phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

C. CỦNG CỐ:

– Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

– GV dùng tranh cây phát sinh động vật → yêu cầu HS trình bày mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật

D. VẬN DỤNG- TÌM TÒI MỞ RỘNG

– Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

– Vận dụng:

Căn cứ vào đâu có thể kết luận giữa các nhóm động vật có mối quan hệ họ hàng ?

– Tìm tòi:

Người ta đã tìm thấy di tích hóa thạch động vật ở những đâu của Việt Nam? Điều đó có ‎ nghĩa gì?

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

– Học bài trả lời câu hỏi SGK

– Đọc  mục " Em có biết"

– HS kẻ phiếu học " Sự thích nghi của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng vào vở bài tập

* Rút kinh nghiệm bài học:

Leave a Comment