Giáo án bài cây xung quanh em môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 16: cây xung quanh em CÂY XUNG QUANH EM (2 TIẾT) I.Yêu cầu cần đạt: -Nêu tên và đặt được câu hỏi về một  số …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 16: cây xung quanh em

CÂY XUNG QUANH EM (2 TIẾT)

I.Yêu cầu cần đạt:

-Nêu tên và đặt được câu hỏi về một  số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây.

-Chỉ và nói tên được các bộ phận bên ngoài của cây

-Phân biệt được cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau.

-Vẽ và chỉ ra được các bộ phận của 1 cây yêu thích.

II. Chuẩn bị:

– Giáo viên:

+ clip bài hát: ra chơi vườn hoa.

+Tranh SGK

+Một số vật dụng gia đình làm từ gỗ: muỗng gỗ, chà đâm tiêu…;

+ Một số quả: cà rốt, củ sắn (củ đậu), khoai lang,dưa hấu, cam…

– Học sinh: Sách giáo khoa, giấy A4, màu vẽ.

III. Phương pháp:

-Quan sát

-Đàm thoại- gợi mở.

-Trò chơi.

IV.Hình thức:

+ Cá nhân

+ Nhóm

+Trò chơi

Hoạt động của Thầy        Hoạt động của trò

Tiết 1

1. Hoạt động 1: khởi động

a. Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học.

b. Cách tiến hành:

hát bài Ra chơi vườn hoa, gv nêu một số câu hỏi gợi mở  …dẫn vào bài.

2. Hoạt động 2: khám phá

a. Mục tiêu: Từ tranh vẽ, vật thật học sinh nhận ra tên một số cây hoa, cây ăn quả xung quanh …gọi chung là cây xanh và các đặc điểm bên ngoài của cây.

* Dự kiến sản phẩm: nói được tên các loại cây xung quanh và hiểu tất cả đều gọi chung tên là cây xanh.Chỉ đúng và nêu đúng tên các bộ phân bên ngoài của cây.

* Tiêu chí đánh giá: nói rõ ràng và đúng tên cây, đúng bộ phân bên ngoài của cây.

b. Cách tiến hành:

Cho HS chơi trò chơi: Nói đúng nói nhanh.

Nêu tên của các cây trong mỗi tranh sau.

Cho HSQS tranh SGK.

KL: Cây dừa, cây hoa hồng…được gọi chung là cây xanh.

– Quan sát cây và nêu lên đặc điểm bên ngoài của cây? GV gợi ý

+ Nêu tên của cây nhóm mình qs

+Nêu tên các bộ phận bên ngoài của cây em quan sát?

+Nêu đặc điểm bên ngoài khác nhau của cây: vỏ cây cứng, thân cây có gai…

*Kết luận:GV cho Hs xem tranh và chốt ý: Mỗi cây có đặc điểm bên ngoài khác nhau, có cây to, cây nhỏ, cây có hoa, thân có gai, thân leo…nhưng đều có chung các bộ phận bên ngoài của cây gồm:rễ, thân, lá, hoa, quả.

Gv cho hs xem hoa, quả đã mang đến lớp.

GV giới thiệu thêm về cà rốt, khoai lang…rễ phình to ra thành củ.

3. Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: Từ  những KT về cây xanh vừa quan sát và tìm hiểu được.Em hãy vẽ 1 bức tranh đơn giản về cây xanh có đủ các bộ phận như trên.

* Dự kiến sản phẩm: vẽ được 1 cây xanh đơn giản tô màu vào  A4

* Tiêu chí đánh giá: Vẽ đủ các bộ phận 1 cây xanh.

b. Cách tiến hành:

– GV chia HS thành nhóm 2

– GV yêu cầu HS vẽ vào giấy A4

– GV chốt ý: Nhận xét tranh HS

4.Hoạt động nối tiếp:

Gv yêu cầu HS chia sẻ với bạn về các bộ phận bên ngoài của cây mà em vừa vẽ?

*GV chốt ý….

Hỏi HS:Nãy giờ mình học bài gì? Cô cho em

Chọn 1 từ nói về cây xanh, em chọn từ nào?

*GV rút ra bài học ở khung xanh:

Cây có các bọ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả.

*HD về nhà: HS đóng vai “ kĩ sư nông nghiệp ”về quan sát cây ở nhà em và cây  xanh xung quanh tiết sau vào lớp cho cô biết:

-Cây tên gì?

-Cây có những bộ phận nào?

-Người ta trồng cây đó để làm gì?

5.Củng cố- dặn dò:

Chuẩn bị bài cho tiết sau

Nhận xét chung

HS nêu ý kiến cá nhân

TL nhóm 6 (HS hỏi- đáp lẫn nhau)

(HS QS cây mà mỗi nhóm mang đến)

Leave a Comment