Giáo án bài chắc chắn – có thể – không thể môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 92: chắc chắn – có thể – không thể I. Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng –           …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 92: chắc chắn – có thể – không thể

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

–           Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngừ: “chắc chắn”, “có thê”, “không thể”, thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

– Thông qua các hoạt động học tập, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa

– Thẻ số

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG       ND các hoạt động dạy học  Hoạt động của giáo viên      Hoạt động của học sinh

3’        A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tìm hiểu những tình huống liên quan đến các thuật ngữ

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu: Biết sử dụng các thuật ngữ để mô tả các tình huống.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống

Bài 1: Chọn thẻ từ thích hợp với mỗi hình vẽ

Bài 2: Sử dụng các từ: chắc chắn, có thể, không thể để mô tả các tình huống.

D.  Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Biết sử dụng các thuật ngữ trong các tình huống thực tế.

Bài 3: Trò chơi “Tập tầm vông”

E.Củng cố- dặn dò

            a, GV yêu cầu HS lấy 5 thẻ số rồi xếp thành dãy: 3, 2, 3, 3, 3

– Gọi HS trả lời

+ Có thể lấy được thẻ có số mấy?

+ Không thể lấy được thẻ có số mấy?

– Gợi ý để HS tưởng tượng.

+ Hãy tưởng tượng và nói những điều không thể xảy ra.

+ Hãy tưởng tượng và nói những điều có thể xảy ra.

+ Hãy tưởng tượng và nói những điều chắc chắn xảy ra.

GV nhận xét: Trong cuộc sống, có rất nhiều hiện tượng người ta dự đoán được khả năng xảy ra của hiện tượng đó.

b) GV chiếu tranh SG

– Gợi ý để HS nêu tình huống

+ Bạn nhỏ cần lấy ra viên bi gì?

+ Bạn nhỏ lấy ra một viên bi thì có những khả năng nào xảy ra.

–           – Gọi HS nêu ý kiến.

GV chốt cách sử dung thuật ngữ.

GV chiếu tranh SGK:

– Gọi HS nêu yêu cầu của BT

– Gọi HS lên dùng thuật ngữ để mô tả giải thích.

GV chốt cách sử dung thuật ngữ.

– GV đưa ra bài tập

– Gọi HS nêu hành động được mô tả trong tranh.

– TC cho HS thảo luận về khả năng xảy ra hành động.

– Gọi các nhóm chia sẻ kết quả.

– GV chốt lại nhấn mạnh các thuật ngữ: “không thể xảy ra”, “có thể xảy ra”, “chắc chắn xảy ra” gắn với khả năng xảy ra trong mỗi tình huống.

GV đưa ra bài tập.

– Gọi HS nêu tình huống

– Khuyến khích HS mô tả sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể” theo cách của các em. GV có thể chiếu những clip minh họa.

– Gv chiếu tranh, nêu luật chơi và chơi thử.

– TC chơi theo nhóm.

– Khen HS chơi tích cực.

– Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

– Về nhà, em hãy tìm ví dụ về những sự việc xảy ra trong cuộc sống mà con người thường sử dụng các từ: “chắc chấn”, “có thể”, “không thể” để dự đoán khả năng xảy ra của nó.

            – HS tự xếp thẻ số và đọc dãy số.

HS quan sát, trả lời

+ Có thể lấy ra được thẻ có số 3, thẻ có số 2.

+ Không thể lấy được thẻ có số 0.

– HS tự nêu cá nhân:

+ Tôi muốn tự bay lên trời bằng đôi tay của mình (không thể).

+ Tôi sẽ có quà trong ngày sinh nhật sắp tới (có thể).

+ Tôi đang là HS lớp 2 (chắc chắn).

Cá nhân chỉ tranh

– Thảo luận nhóm đôi nêu những khả năng xảy ra

– Đại diện nhóm sử dụng thuật ngữ để trả lời

– HS nêu yêu cầu

– HS chỉ tranh

HS Quan sát trả lời

– Thảo luận nhóm đôi

– Đại diện nhóm chọn từ thích họp với mỗi hình vẽ sau đó chia sẻ với bạn kết quả và giải thích cho bạn nghe lí do chọn.

– HS quan sát tranh.

–  HS thảo luận theo cặp sử dụng các từ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể” để mô tả khả năng xảy ra của hành động được mô tả trong bức tranh.

Chơi theo cặp dự đoán đồ vật có trong một bàn tay (lựa chọn là tay phải hoặc trái).

-Hs lắng nghe

Leave a Comment