Kéo xuống để xem hoặc tải về!
4 Châu Á
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
– Củng cố cho HS kiến thức đã học của toàn chương.
– HS hiểu được khái niệm mật độ DS và sự phân bố dân cư không đều trên TG. Khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố siêu đô thị ở châu Á.
2. Năng lực
* Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
– Năng lực tìm hiểu địa lí: Nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân số, các đô thị… nhận dạng tháp tuổi.
3. Phẩm chất
Phẩm chất chủ yếu
-Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm
– Chăm chỉ:
Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.
Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ phân bố dân cư châu Á
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
– Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
– Học sinh đọc được tên các siêu đô thị ở châu Á.
+ Châu Á có có hàng chục siêu đô thị, tiêu biểu như Tokyo, Mumbai…
d) Cách thực hiện:
– Bước 1: GV giới thiệu thể lệ trò chơi
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ
+ Thành viên trong nhóm nắm chặt tay nhau, hô vang khẩu hiệu quyết tâm để cùng tham gia trò chơi
+ HS có 15s để lần lượt đọc tên siêu đô thị trên thế giới. 1 điểm/đáp án đúng
– Bước 2: GV tiến hành trò chơi. Lưu ý quy định luật chơi (không lặp, nhắc lại, ngưng… là loại)
– Bước 3: GV tổng kết hoạt động và khen ngợi
– Bước 4: GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
+ Có nhiều siêu đô thị
+ Châu Á có có hàng chục siêu đô thị, tiêu biểu như Tokyo, Mumbai… Các đô thị này thường tập trung ở đâu, lí do? Trong bài hôm nay chúng ta cùng giải quyết
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Bài tập 2
a) Mục đích:
– Nhận xét về sự thay đổi dân của TPHCM.
b) Nội dung:
– Học sinh quan sát hình 4.2 + 4.3 và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Nội dung chính
Tháp tuổi
Đặc điểm
Tháp năm 1989
Tháp năm 1999
Hình dáng
Đáy tháp: rộng
Đáy hẹp hơn
Dưới tuổi LĐ ( 0- 4t)
Nam: 5 tr
Nữ: 4,5 tr
Nam: 3, 8 tr
Nữ: 3, 5 tr
Trong tuổi LĐ
Đông nhất 15- 19
Đông nhất: 20- 24; 25- 29