Giáo án bài chậu hoa môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 6: em yêu trường em Bài đọc 2: chậu hoa (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt – …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 6: em yêu trường em

Bài đọc 2: chậu hoa

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

         Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện là lời nhắc nhở con người phải biết quan tâm, yêu thương vạn vật, đồng thời biết nhận ra lỗi lầm của mình.

         Nhận biết được lời xin lỗi và biết cách nói lời xin lỗi.

+ Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện (VD: thầy giáo không trách phạt các bạn mà chỉ để cho các bạn nhận ra hậu quả mình đã gây ra; các bạn đã nhận ra lỗi lầm của mình và sửa sai).

2. Phẩm chất

– Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, làm những điều có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Chậu hoa sẽ giúp các em hiểu: Cần phải biết yêu thương vạn vật xung quanh, biết nhận ra lỗi lầm của mình cũng như khi người khác phạm sai lầm, ta hãy nhẹ nhàng khuyên giải.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài Chậu hoa.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện:

Cách tiến hành:

– GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

– GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

– GV đặt CH và mời một số HS trả lời:

+ Câu 1: Chuyện gì xảy ra ngoài hành lang khi thầy giáo đang viết bài?

Trả lời: Khi thầy giáo đang viết bài thì ngoài hành lang có chậu hoa bị làm vỡ.

+ Câu 2: Thầy giáo nói gì với nhóm học trò đang vây quanh?

Trả lời: Thầy giáo nói với nhóm học trò đang vây quanh: “Trước hết, phải cứu cây hoa đã”.

+ Câu 3: Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói gì?

Trả lời: Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói: “Các bạn có thương tôi không?”, “Tôi sẽ không nở hoa được nữa!”,…

+ Câu 4: Em có thích cách giải quyết sự việc của thấy giáo không? Chọn câu trả lời của em:

a) Không, vì thầy chưa làm rõ ai mắc lỗi nặng hơn.

b) Có, vì thầy đã hướng suy nghĩ của học sinh vào việc cứu cây hoa.

c) Có, vì thầy tránh cho Huy và Lân phải tranh cãi xem ai có lỗi.

Trả lời: GV hướng dẫn HS câu trả lời b và c.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được lời xin lỗi và biết cách nói lời xin lỗi.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

– GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

– GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Tìm lời xin lỗi của Huy trong câu chuyện.

Trả lời: “Em xin lỗi thầy. Nhưng tại bạn Lân đẩy em đấy ạ.”.

+ BT 2: Sau khi nghe thầy nói, Lân đã nhận ra lỗi của mình. Theo em:

a) Lân nên xin lỗi những ai?

b) Lân xin lỗi như thế nào?

c) Người được Lân xin lỗi sẽ nói gì?

Trả lời:

a) Lân nên xin lỗi cây hoa, chậu hoa, xin lỗi thầy và các bạn.

b) Lân xin lỗi bằng sự ăn năn, chân thành mong được tha thứ.

c) Người được Lân xin lỗi sẽ nói về lỗi mà Lân gây ra khiến họ đã cảm thấy như thế nào, và vẫn tha thứ cho Lân.        

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

– 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. Cả lớp đọc thầm theo.

– Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

– HS trả lời CH trước lớp.

– 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

– HS làm bài vào VBT.

– Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

– HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.

Bài 6: em yêu trường em

Luyện nói và nghe: kể chuyện “chậu hoa”

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện).

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

         Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Chậu hoa, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện.

         Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; HS khá, giỏi bước đầu biết tưởng tượng và nói lại một câu nói hoặc ý nghĩ của nhân vật trong câu chuyện.

2. Phẩm chất

– Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, làm những điều có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay các em sẽ thực hành kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện Chậu hoa. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào nhớ nội dung câu chuyện, kế hay, biểu cảm.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Phân vai đọc lại câu chuyện Chậu hoa

Mục tiêu: HS đọc phân vai, nhập vai vào cac nhân vật để diễn tả lại câu chuyện.

Cách tiến hành:

– GV mời 5 HS đóng vai người dẫn chuyện thầy giáo, bạn Lân, bạn Huy, cây hoa để đọc phân vai câu chuyện Chậu hoa. GV lưu ý cả lớp đọc và nhớ câu chuyện.

2.2. HĐ 2: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện

Mục tiêu: Kể từng đoạn câu chuyện và có thể kể tiếp câu chuyện sau khi bạn khác kể xong.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc trước lớp YC của BT 2, đọc các gợi ý dưới mỗi tranh.

– GV hướng dẫn HS quan sát tranh, dựa vào câu gợi ý để kể lại câu chuyện.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tập kể lại câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý.

– GV chiếu các bức tranh lên bảng, mời một số HS kể từng đoạn của câu chuyện.

– GV và cả lớp nhận xét, khen ngợi các bạn.

2.3. HĐ 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện

Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

Cách tiến hành:

– GV khuyến khích HS xung phong lên kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

– GV nhận xét, khen ngợi HS.        

– HS lắng nghe.

– 5 HS đọc phân vai trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

– 1 HS đọc trước lớp YC của BT 2, đọc các gợi ý dưới mỗi tranh. Cả lớp đọc thầm theo.

– HS nghe GV hướng dẫn, quan sát tranh, dựa vào các gợi ý để kể lại câu chuyện.

– HS thảo luận nhóm 4, tập kể lại câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý.

– Một số HS kể từng đoạn của câu chuyện.

– Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi các bạn.

– HS xung phong lên kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

– HS lắng nghe.

Leave a Comment