Giáo án bài Chia sẻ về chủ điểm & bài đọc 1: con chả biết được đâu môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 14: công cha nghĩa mẹ Chia sẻ về chủ điểm & bài đọc 1: con chả biết được đâu (2 tiết) I. Mục tiêu 1. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 14: công cha nghĩa mẹ

Chia sẻ về chủ điểm & bài đọc 1: con chả biết được đâu

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Nhận biết nội dung chủ điểm.

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

         Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là tình cảm của người mẹ và cả gia đình dành cho em bé sắp chào đời; tất cả mọi người đều chuẩn bị mọi thứ để chào đón em bé.

         Ghép được các tiếng cho sẵn thành các từ và đặt câu với các từ đó.

+ Năng lực văn học:

         Nhận diện được bài thơ.

         Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

2. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình cảm, lòng kính mến đối với các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc to YC 2 BT của phần Chia sẻ trước lớp.

– GV hướng dẫn HS quan sát tranh, mời một số HS trả lời nội dung trong mỗi bức tranh.

– GV YC HS lấy tranh, ảnh để lên mặt bàn.

– GV mời một số HS giới thiệu trước lớp về tranh, ảnh em mang đến, giới thiệu về bố mẹ mình.

– GV nhận xét, khen ngợi HS.

BÀI ĐỌC 1: CON CHẢ BIẾT ĐƯỢC ĐÂU

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Bài thơ hôm nay chúng ta học Con chả biết được đâu  là lời của người mẹ dành cho em bé sắp chào đời. Bài thơ sẽ cho chúng ta thấy tình cảm của gia đình đang mong chờ, chào đón em bé.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài thơ Con chả biết được đâu.

– GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu nghĩa 2 từ: chả, hỏi hoài.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 5 HS đọc nối tiếp các đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc theo nhóm: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ.

Cách tiến hành:

– GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

– GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời CH theo nhóm đôi.

– GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

– GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Ghép được các tiếng cho sẵn thành các từ và đặt câu với các từ đó.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc YC của BT 1, 2 phần Luyện tập.

– GV YC HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT.

– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

– GV nhận xét, chốt đáp án, khen ngợi HS:

+ BT 1: Ghép các tiếng thương, yêu, quý, mến, kính với nhau để được ít nhất 5 từ (mỗi từ gồm 2 tiếng).

Đáp án: Thương yêu, thương mến, thương quý, yêu thương, yêu quý, yêu mến, quý mến, mến thương, mến yêu, kính yêu, kính quý, kính mến.

+ BT 2: Đặt câu với một từ vừa tìm được ở BT 1.

VD:

         Mọi người trong gia đình em đều yêu thương nhau.

         Em rất yêu thầy cô, thầy cô kính yêu của chúng em!    

– 1 HS đọc to YC 2 BT của phần Chia sẻ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

– HS quan sát tranh, mời một số HS trả lời nội dung trong mỗi bức tranh.

– HS lấy tranh, ảnh để lên mặt bàn.

– Một số HS giới thiệu trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ.

– HS luyện đọc.

– 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. Cả lớp đọc thầm theo.

– Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời CH theo nhóm đôi.

– Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

         HS 1: Bài thơ là lời của ai nói với ai?

         HS 2: Bài thơ là lời của người mẹ dành cho em bé sắp chào đời.

+ Câu 2:

         HS 2: Mẹ và bố chuẩn bị những gì để đón con ra đời?

         HS 1: Để đón con ra đời, mẹ và bố đã chuẩn bị: mẹ đan tấm áo nhỏ, thêu vào chiếc khăn cái hoa và cái lá, bố mua chiếc chăn mới dành riêng cho con đắp, bố giặt áo cho con, viết thơ cho con.

+ Câu 3:

         HS 1: Các anh quan tâm đến em bé sắp sinh như thế nào?

         HS 2: Các anh quan tâm đến em bé sắp sinh: hỏi hoài “Bao giờ sinh em bé?”.

+ Câu 4:

         HS 2: Bạn hiểu “con đường tít tắp” trong khổ thơ 2 là gì? Chọn ý đúng:

a) Đường giao thông.

b) Tương lai của con.

c) Hè phố.

         HS 1: b) Tương lai của con.

– HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.

– 1 HS đọc YC của BT 1, 2 phần Luyện tập.

– HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT.

– Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

– HS lắng nghe.

Bài 14: công cha nghĩa mẹ

Bài viết 1 : chính tả – tập viết

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Cho con. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

         Làm đúng BT chọn chữ ng / ngh, chữ ch / tr, ac / at.

         Biết viết các chữ cái M viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

            2. Phẩm chất

– Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

– Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép.

– Phần mềm hướng dẫn viết chữ M.

– Mẫu chữ cái M viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Cho con. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

– GV đọc mẫu bài thơ Cho con.

– GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

– GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:

+ Về nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm ba mẹ đối với con và hy vọng con sẽ mãi ghi nhớ tình cảm của cha mẹ, sẽ nhớ mãi ba mẹ chính là quê hương, là nơi để trở về.

+ Về hình thức: Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và  lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

– GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

– GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

– GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

– GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Chọn chữ ng / ngh, ch / tr, vần ac / at

Mục tiêu: Làm đúng BT chọn chữ ng / ngh, chữ ch / tr, ac / at.

Cách tiến hành:

– GV mời 3 HS đọc lần lượt YC của BT 2, 3a và 3b.

– GV mời 3 HS lên bảng hoàn thành BT, YC các HS còn lại làm bài vào VBT.

– GV nhắc HS quy tắc viết ng / ngh.

– GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn.

– GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 2:

         Cả nhà quây quần trong ngày nghỉ.

         Gió thổi hàng cây nghiêng ngả.

         Tiếng chuông chiều ngân nga.

+ BT 3:

a) Chữ ch hay tr?

Một mẹ sinh được triệu con

Rạng ngày lặn hết, chỉ còn một cha

Mặt mẹ tươi đẹp như hoa

Mặt cha nhăn nhó chẳng ma nào nhìn.

 Mẹ là mặt trăng, con là sao, cha là mặt trời.

b) Vần ac hay at?

Từ tre từ trúc mà ra

Thành bạn thân thiết hát ca cùng người

Thon dài một đốt thế thôi

Mà bao nốt nhạc thành lời ngân nga

 Cái sáo.

4. HĐ 3: Tập viết chữ hoa M

Mục tiêu: Biết viết các chữ cái M viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa M

– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ M:

+ Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết 4 nét.

+ Cấu tạo:

         Nét 1: Móc ngược trái (gần giống nét 2 ở chữ hoa k nhưng hơi lượn đầu sang phải).

         Nét 2: Thẳng đứng, hơi lượn một chút ở cuối nét.

         Nét 3: Thẳng xiên, hơi lượn ở hai đầu.

         Nét 4: Móc ngược phải.

+ Cách viết:

         Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên hơi lượn sang phải. Rê bút khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.

         Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng đứng. Cuối nét hơi lượn sang trái một chút và dừng bút ở đường kẻ 1.

         Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng xiên từ dưới lên. Đến đường kẻ 6 thì dừng lại. Chú ý, nét thẳng xiên hơi lượn ở hai đầu.

         Nét 4: Từ điểm dừng bút của nét 3, chuyển hướng đầu bút để viết nét móc ngược phải. Dừng bút trên đường kẻ 2.

– GV viết chữ M lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

– GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

– GV giúp HS hiểu: Câu thành ngữ ý nói một người trong cộng đồng bị tai họa, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót.

– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

         Những chữ có độ cao 2,5 li:  M, b, g.

         Chữ có độ cao 2 li: đ.

         Chữ có độ cao 1,5 li: t.

         Những chữ còn lại có độ cao 1 li: ô, c, o, n, ư, a, u, c.

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

– GV yêu cầu HS viết các chữ M cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

– GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cỡ nhỏ vào vở.     

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– 1 HS đọc lại bài thơ trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

– HS nghe GV hướng dẫn, nói về nội dung và hình thức của bài thơ.

– HS nghe – viết.

– HS soát lại.

– HS tự chữa lỗi.

– HS quan sát, lắng nghe.

– 3 HS đọc lần lượt YC của BT 2, 3a và 3b.

– 3 HS lên bảng hoàn thành BT, các HS còn lại làm bài vào VBT.

– HS lắng nghe.

– Một số HS nhận xét bài làm của bạn.

– HS lắng nghe.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

– HS viết các chữ M cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

– HS viết cụm từ ứng dụng Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cỡ nhỏ vào vở.

Leave a Comment