Giáo án bài chiếc rễ đa tròn tiếng việt trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài đọc 2: chiếc rễ đa tròn (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Đọc trôi chảy bài Chiếc rễ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài đọc 2: chiếc rễ đa tròn

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trôi chảy bài Chiếc rễ đa tròn. Phát âm đúng. Ngắt nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Biết đọc phân biệt lời người kể, lời các nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ).

–           Hiểu được nghĩa cùa các từ ngừ trong bài (tần ngần, cần vụ, thắc mắc). Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ yêu thương mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng cho rễ mọc thành cây. Trồng rễ cây, Bác cũng nghi cách trồng để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng:

•           Biết cách nói lời hướng dần rõ ràng, dễ hiểu.

•           Biết thực hiện đúng theo lời hướng dẫn.

•           Luyện tập tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?.

3. Phẩm chất

–           Bồi đắp tình cảm kính yêu dành cho Bác Hồ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu bài học: Bác Hồ luôn quan tâm và yêu thương mọi người, mọi vật. Bài đọc Chiếc rễ đa tròn các em học hôm nay kể về tỉnh cảm của Bác với một chiếc rễ đa. Chiếc rễ đa bị rơi xuống đất. Bác đã làm gì để chiếc rễ đa mọc thành cây, để cái cây mọc lên từ rễ đa ấy mang lại niềm vui cho thiếu nhi?

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Mùa lúa chín với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi, thiết tha.

b. Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài bài đọc Chiếc rễ đa tròn với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi, thiết tha.

– GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: tần ngần, cần vụ, thắc mắc.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “tiếp nhé”

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “sẽ biết”.

+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

– GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối như GV đã phân công.

– GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của bài đọc.

– GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 35.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 câu hỏi trong SGK:

+ HS1 (Câu 1): Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ nói gì với chú cần vụ?

+ HS2 (Câu 2): Vì sao Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa?

+ HS3 (Câu 3): Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa thế nào?

+ HS4 (Câu 4): Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò gì bên cây đa ấy?

– GV yêu cầu HS đọc thầm truyện, trả lời các câu hỏi.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện, em hiếu điều gi? Em học được gì ở Bác Hồ về thái độ với mỗi vật xung quanh?

– GV nêu ý kiến: Bác yêu thương mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách uốn cái rễ hình vòng tròn để cây lớn lên sẽ thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

Hoạt động 3: Luyện tập

– GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Hãy nói lại cách trồng chiếc rễ đa theo lời hướng dẫn của Bác Hồ.

a. Cuộn chiếc rễ đa.

b. Đóng hai cái cách xuống đất.

c. Buộc….

d. Vùi….

+ HS2 (Câu 2): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?

a. Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo quanh trong vườn.

b. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa đã thành một cây đa con.

c. Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ.

– GV giải thích mục đích của mỗi bài tập:

+ Câu 1: Hãy nói lại với bạn cách trồng chiếc rễ đa theo hướng dẫn của Bác Hồ.

+ Câu 2, các em sẽ tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?.

– GV yêu cầu HS cùng bạn làm bài, báo cáo kết quả.

+ Câu 1:  1 vài HS tiếp nối nhau nói lời hướng dẫn sao cho rõ ràng, dễ hiểu, có thể dùng từ ngữ thể hiện yêu cầu, đề nghị.

+ Câu 2: HS làm bài trong VBT. Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?.

– GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

– HS quan sát tranh minh họa bài đọc, lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Tần ngần: đang mải suy nghĩ, chưa biết nên làm thế nào.

+ Cần vụ: người đang làm công việc chăm sóc, phục vụ lãnh đạo.

+ Thắc mắc: có điều chưa hiểu, cần hỏi.

– HS luyện đọc.

– HS thi đọc.

– HS đọc bài; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

– HS trả lời:

+ Câu 1: Khi thay chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.

+ Câu 2: Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa vì chú cần vụ chỉ định vùi chiếc rễ đa xuống đất. Bác hướng dẫn chú trồng lại để có một cây đa mọc vòng tròn, sau này, làm chỗ chơi cho thiếu nhi.

+ Câu 3: Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa con có vòng lá tròn lớn.

+ Câu 4: Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.

– HS trả lời: Qua câu chuyện, em hiểu Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn mong muốn trồng chiếc rễ đa xuống đất cho nó sống lại.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS lắng nghe, hướng dẫn.

– HS làm bài, thảo luận.

– HS trả lời:

+ Câu 1:

a. Cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn.

      Bạn hãy cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn.

b. Đóng hai cái cọc xuống đất.

    Hãy đóng hai cái cọc xuống đất.

c. Buộc 2 đầu cái rễ đa tựa vào hai cái cọc.

    Sau đó buộc mỗi đầu cái rễ đa tựa vào một cái cọc.

d. Vùi hai đầu rễ xuống đất.

     Rồi vui hai đầu rễ xuống đất.

+ Câu 2:

a. Sau khi tâp thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. -> Bác Hồ đi dạo trong vườn khi nào?

b. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa thành một cây đa con. -> Khi nào chiếc rễ đa thành một cây đa con?

c) Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ. -> Khi nào mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ?

Leave a Comment