GIÁO ÁN BÀI CHIỀU TỐI (Mộ) THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Đọc văn. CHIỀU TỐI (Mộ)                         Hồ  Chí Minh A. Mục tiêu bài học    1. Kiến thức       – Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Đọc văn.

CHIỀU TỐI (Mộ)

                        Hồ  Chí Minh

A. Mục tiêu bài học

   1. Kiến thức

      – Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ; giữa yêu nước và nhân đạo.

      – Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại cảu bài thơ.

    2. Kĩ năng

      Đọc hiểu  bài thơ theo đặc trưng thể loại.

    3. Thái độ

       – Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu nước cho Hs .

B. Phương tiện

– GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

– HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, đọc diễn cảm… GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình dạy học

  1. Ổn định tổ chức

Lớp   Sĩ số  HS vắng

11A4         

11A5         

11A6         

 

  2. Kiểm tra bài cũ

     Đọc thuộc bài thơ và phân tích bức tranh thôn Vĩ?

   3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

         Hôm nay, ta tìm hiểu dòng văn học cách mạng và người đầu tiên đại diện cho dòng văn học này là Hồ Chí Minh. Để hiểu hơn về bài thơ của Người cũng như mạch thơ luôn vận động hướng về sự sống và ánh sáng ta tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” trích “Nhật kí trong tù”.

 

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2:  Hoạt động hình thành kiến thức mới

Gv hướng dẫn hs đọc hiểu khái quát.

 

 

 

 Hv giới thiệu vài nét về tiểu sử,hoàn cảnh sáng tác, giá trị  tập thơ “NKTT”

 

Hs đọc phần tiểu dẫn và tìm hiểu một vài nét liên quan đến bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

 

Gv hướng dẫn hs so sánh với phiên âm để tìm ra điểm khác biệt trong bản dịch

 

Hs đọc diễn cảm cả 3 phần

 

Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs đọc hiểu chi tiết.

 

 

Tìm những thi liệu thơ cổ điển ở hai câu đầu?

Sự vận động của thiên nhiên được miêu tả qua cụm từ nào?

 

Bức tranh thiên hiên hiện lên ntn,ta hiểu gì về tâm trạng của người tù?

Hs thảo luận,trả lời,gv hình thành kiến thức

GV lưu ý có thể liên hệ với thơ của Bà Huyện Thanh Quan và thơ ND để chỉ ra được chất hiện đại trong thơ Người

 

 

 

Hình ảnh cô gái xay ngô đưa vào bài làm cho thiên nhiên có gì khác so với khổ thơ đầu?

Tìm những đặc sắc nt trong 2 câu thơ này?

 

 

Căn cứ vào đâu ta biết được trời đang tối dần?

Từ “hồng” trong bài thơ gây cho ta cảm giác gì,tứ thơ vận động ntn qua từ này?

Tâm trạng của nhà thơ được gián tiếp thể hiện ra sao?

Phát hiện bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại?

Hs thảo luận trả lời.gv tổng hợp, định hướng và cho ghi ý chính

Nêu dắc sắc nghệ thuật của bài thơ?

 

Em hãy  nêu ý nghĩa văn bản?

 

 

 

Gv hướng dẫn hs tổng kết bài học

 

          I.Tìm hiểu chung

 1/Tác giả: SGK

 2/Tác phẩm:

  a. Hoàn cảnh sáng tác “Nhật kí trong tù”

    (Sgk)

  b. Giá trị cơ bản:

 – Giá trị nội dung:

  + Giá trị hiện thực: “NKTT” ghi lại một cách chân thực bộ mặt thật đen tối của chế độ nhà tù nói riêng và của xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.

    Giam cầm đầy đọa người vô tội.

    Cướp đoạt mọi quyền lợi của con người.

 Nhà tù chứa đầy những tệ nạn xã hội

 + Giá trị tinh thần: bức chân dung tự họa bằng thơ về con người tinh thần Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.

 Một tinh thần thép vững vàng, bất khuất.

 Phong thía ung dung tự tại luôn tin tưởng lạc quan.

 Tinh thần yêu nước cháy bỏng, luôn khát vọng tự do khắc khoải, luôn hướng về Tổ quốc.

 Tinh thần yêu thiên nhiên.

 Tinh thần nhân đạo.

– Giá trị nghệ thuật:

  + Đậm màu sắc cổ điển.

  + Thể hiện tinh thần hiện đại.

3. Bài thơ:

-Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ thứ 31 gợi cảm hứng từ một buổi chiều tối tác giả bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo

II. Đọc hiểu

A. Nội dung

  1/Bức tranh thiên nhiên

-Hình ảnh: “quyện điểu,cô vân” thể hiện chất liệu cổ điển của bài thơ

-Sự vận động: “Tầm túc thụ, độ thiên không” là sự di chuyển có định hướng

Câu thơ có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.

Với cách miêu tả chấm phá thiên nhiên buổi chiều được gợi lên đẹp nhưng đượm buồn.Câu thơ biểu hiện lòng yêu thiên nhiên và trạng  thái tinh thần bình tĩnh trong hoàn cảnh khó khăn,gian khổ.Người tù đó không than van,oán trách.Nỗi đau của một nhân cách vĩ đại được người đọc cảm nhận từ cảnh và tình rất thật.

  2. Bức tranh sự sống

-Hình ảnh: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” làm cho bức tranh thiên nhiên có sự vận động xua tan đi cảm giác buồn bã,xua tan đi không khí lạnh lẽo,xua tan đi cảm giác mệt mỏi .

-Nghệ thuật diễn tả vòng quay theo chu kì, biện pháp tu từ điệp vòng,nghệ thuật nhịp điệu phối âm diễn tả sự bùng lên nhanh mạnh của ngọn lửavòng quay của công việc và cũng là vòng quay của tg.Câu thơ không nói đến cái tối mà vẫn gợi được tối.

-Nghệ thuật sử dụng nhãn tự “hồng” làm ta có cảm giác cái nóng ấm bao trùm bài thơ, câu thơ rực lên sắc màu tha thiết tin yêu c/sống

Hai câu thơ thể hiện lòng yêu thương con người,yêu c/sống ở Bác đồng thời thấy được ý nghĩa tượng trưng đó là sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.

B. Nghệ thuật

– Từ ngữ cô động, hàm súc.

– Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn,..

C. Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ- chiến ĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.

III.Tổng kết

 Bản lĩnh,chí khí, lòng thương người và yêu cảnh tha thiết.

 

  Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

Hãy chỉ ra nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ?

 – Cổ điển: đề tài, hình ảnh thơ, tính chất hàm súc.

 – Hiện đại: sự vận động của tứ thơ, hình ảnh thơ.

 5. Dặn dò

– Đọc thuộc lòng bài thơ. Cảm nhận về một hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất.

– Soạn bài “Từ ấy” của Tố Hữu.

Đọc văn.

CHIỀU TỐI (Mộ)

                        Hồ  Chí Minh

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :           

– Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.

– Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ; giữa yêu nước và nhân đạo.     

– Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

LỚP 11A6 :

– Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.

– Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ; giữa yêu nước và nhân đạo.     

– Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

b. Kĩ năng                              

– Đọc hiểu  bài thơ theo đặc trưng thể loại.

c. Tư duy, thái độ                               

– Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu nước cho Hs .

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

 

2. Kiểm tra bài cũ:

– Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử). Phân tích khổ ba của bài thơ.

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

      Hôm nay, ta tìm hiểu dòng văn học cách mạng và người đầu tiên đại diện cho dòng văn học này là Hồ Chí Minh. Để hiểu hơn về bài thơ của Người cũng như mạch thơ luôn vận động hướng về sự sống và ánh sáng ta tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” trích trong  “Nhật kí trong tù”.

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

Hoạt động của GV và HS        Nội dung cần đạt

GV Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác phẩm

– GV: nhắc lại đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh:

+ Hồ Chí Minh (1890- 1969), quê: Nam Đàn, Nghệ An. Người không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: vừa cổ điển vừa hiện đại.

+ Một số tác phẩm đã được học ở THCS: Tức cảnh Pác Pó, Ngắm trăng, Đi đường

? GV: Dựa và phần chuẩn bị bài ở nhà và phần Tiểu dẫn trong SGK, em nào cho cô biết, hoàn cảnh ra đời của bài thơ Chiều tối và vị trí của nó trong toàn bộ tập thơ Nhật ký trong tù?

– HS dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần Tiểu dẫn (SGK) và trả lời.

– GV nhật xét, chốt ý.

– HS chú ý lắng nghe và ghi chép ý chính.

 

 

 

 

 

 

 

– GV: Định hướng HS cách đọc bài. Mời 1 – 2 HS trong lớp đọc bài thơ

– HS đọc bài theo định hướng của GV

? GV: Từ văn bản vừa đọc, em hãy cho cô biết thể thơ và cách phân chia bố cục của bài thơ này?

– HS quan sát văn bản và trả lời câu hỏi.

– GV nhận xét và cho ghi ý chính.

– HS ghi bài.         I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác:

a. Hoàn cảnh sáng tác “Nhật kí trong tù”

    (Sgk) 

b. Giá trị cơ bản:

 – Giá trị nội dung:

  + Giá trị hiện thực: “NKTT” ghi lại một cách chân thực bộ mặt thật đen tối của chế độ nhà tù nói riêng và của xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.

    Giam cầm đầy đọa người vô tội.

    Cướp đoạt mọi quyền lợi của con người.

 Nhà tù chứa đầy những tệ nạn xã hội

 + Giá trị tinh thần: bức chân dung tự họa bằng thơ về con người tinh thần Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.

 Một tinh thần thép vững vàng, bất khuất.

 Phong thía ung dung tự tại luôn tin tưởng lạc quan.

 Tinh thần yêu nước cháy bỏng, luôn khát vọng tự do khắc khoải, luôn hướng về Tổ quốc.

 Tinh thần yêu thiên nhiên.

 Tinh thần nhân đạo.

– Giá trị nghệ thuật:

  + Đậm màu sắc cổ điển.

  + Thể hiện tinh thần hiện đại.

 

– Bài thơ được sáng tác vào khoảng 4 tháng đầu Bác bị cầm tù – đây là quãng thời gian vô cùng cực khổ của Người.

+ Bài thơ Chiều tối được khởi hứng ở cuối chặng đường chuyển lao của Bác từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào lúc chiều tối.

2. Vị trí của bài thơ:

Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập Nhật ký trong tù, sau bài thơ Đi đường (Tẩu lộ).

3. Xác định thể thơ và phân chia bố cục văn bản:

– Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

– Bố cục: Với thể thơ tứ tuyệt, bài thơ có thể tiếp cận theo 2 hướng

+ Theo kết cấu: đề – thực – luận – kết

+ Theo bố cục 2 phần: hai câu đầu (bức tranh thiên nhiên); hai câu cuối (bức tranh sinh hoạt của con người).

=> Từ đặc điểm nghệ thuật chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo hướng thứ hai.

GV Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết

1. Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên

? GV: Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên chiều tối được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

– HS tìm hiểu văn bản, trả lời

– GV nhận xét

 

 

? GV: Em hãy đối chiếu phần nguyên tác và phần dịch thơ. Từ đó, hãy chỉ ra sự khác biệt giữa chúng?

– HS: Đọc lại hai câu thơ, tìm chi tiết và trả lời

– GV: Nhận xét, chốt ý, bình thêm: Nếu như câu thơ ở nguyên tác dựng lại cả quá trình vận động của “chòm mây”, “cánh chim” thì ở bản dịch thơ chỉ thông báo cho người đọc về sự vật đó.

– HS: Chú ý ghi chép

? GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” được tác giả sử dụng ở hai câu thơ trên?

– HS: Tìm hiểu, đưa ra nhận xét, cảm nhận của bản thân.

– GV: chốt ý cho HS

– HS lắng nghe, ghi ý chính

? GV: Trong 2 câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

 

? GV: Qua hai câu thơ đầu giúp em cảm nhận được gì về tâm trạng cũng như vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

– HS: Tìm hiểu, trả lời

– GV giảng bình, liên hệ kiến thức và  chốt ý cho HS: Hai câu thơ đầu của Bác gợi nhớ tới câu thơ trong bài Độc tọa Kính Đình sơn của Lý Bạch

“Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn”

      Nếu “cánh chim” của Lý Bạch mất hút vào cõi vô tận thì “cánh chim” trong thơ Bác là cánh chim của hiện thực, vận động theo quy luật bình ổn của cuộc sống. Nếu “mây” trong thơ của Lý Bạch là chòm mây thơ thẩn, gợi cảm giác thoát tục, thì trong thơ của Bác, nó lại gợi lên vẻ yên ả của cuộc sống đời thường.

– HS lắng nghe, ghi chép bài

– GV chốt lại ý của hai câu thơ đầu.

– HS lắng nghe, ghi nhớ ý chính.

          II. Đọc – hiểu văn bản

1. Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên

– Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước trong buổi chiều tà với hai nét vẽ chính là: “cánh chim” và “chòm mây”

– Sự khác biệt giữa bản dịch thơ với phần nguyên tác:

+ Bản dịch thơ đã bỏ mất đi chữ “cô”: cô đơn, lẻ loi

+ Bản dịch, dịch chữ “mạn mạn” (lững lờ) thành “trôi nhẹ”

=> Bản dịch chưa thật chính xác.

 

 

– Hai hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” vừa là ảnh thực đồng thời cũng là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca xưa.

 

 

– Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, bút pháp chấm phá.

       Tính cổ điển

– Nhân hóa, ẩn dụ : cánh chim mỏi mệt; chòm mây cô đơn, lững lờ trôi.

– Tương phản: tìm về (của cánh chim ) >< trôi đi (của chòm mây); rừng (có đích, nơi chốn cố định) >< tầng không (không có đích, gợi sự vô định, không biết đi đâu về đâu).

– Tâm trạng của Bác: buồn, cô đơn trong cảnh chiều hôm.

– Vẻ đẹp tâm hồn của Bác:

+ Lòng yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.

+ Từ cái nhìn trìu mến với thiên nhiên, cho ta thấy khát vọng tự do và ước mong sum họp của Bác.

+ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại thưởng ngoạn cảnh chiều của Bác.

 

 

 

 

 

=> Tiểu kết: Bằng bút pháp chấm phá, nhà thơ đã ghi lại linh hồn của tạo vật và mở ra một không gian tâm trạng. Qua đó, chúng ta cũng thấy được phần nào vẻ đẹp tâm hồn của Người.

 

 

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1:

Hai câu thơ đầu trong bài Chiều tối của Hồ Chí Minh gợi lên trong lòng người đọc cảm giác gì rõ nhất?

A. Sự bâng khuâng, buồn bã.

B. Sự cô đơn, trống vắng.

C. Sự mệt mỏi, cô quạnh.

D. Sự buồn chán, hiu hắt.

Câu 2:

Hình ảnh nào không có trong hai câu thơ đầu của nguyên tác bài Mộ của Hồ Chí Minh?

A. Núi.

B. Mây.

C. Cây.

D. Chim.

Câu 3:

Bản dịch bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh chưa dịch được hình ảnh nào?

A. "Quyện điểu".

B. "Thiên không".

C. "Cô vân".

D. "Sơn thôn thiếu nữ".

Câu 4:

Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh cho thấy chiều đang xuống và bóng tối bỗng bao trùm lên mọi cảnh vật. Người đọc nhận ra điều đó là nhờ yếu tố nào?

A. Cảnh cô em xóm núi xay ngô tối.

B. Cảnh đám mây trôi lững lờ trên không.

C. Cảnh chiếc lò than đỏ rực ở cuối bài.

D. Cảnh đàn chim gấp gáp tìm chỗ ngủ.

Câu 5:

Dòng nào nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài Chiều tối của Hồ Chí Minh?

A. Khi bị giam trong nhà lao Thiên Bảo, nhìn núi rừng qua cửa sổ.

B. Khi bị giải đi Ung Ninh bằng thuyền trên sông.

C. Khi mới ra tù tập leo núi, nhìn phong cảnh núi rừng.

D. Buổi chiều, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

Câu 6:

Nội dung nào dưới đây không thuộc về hai câu thơ đầu bài Chiều tối của Hồ Chí Minh?

A. Bức tranh buổi chiều nơi núi rừng – đẹp, yên tĩnh và thoáng buồn.

B. Sự thư thái về tâm hồn của nhân vật trữ tình khi đối diện với vẻ đẹp thiên nhiên.

C. Ngòi bút tả cảnh đã miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết của cảnh vật.

D. Nhân vật trữ tình đồng cảm với cánh chim mỏi và chòm mây cô đơn.

Câu 7:

Buổi chiều chim bay về tổ là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca truyền thống, chẳng hạn:

– "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi".

– "Chim hôm thoi thóp về rừng".

– "Chim bay về núi tối rối".

Dòng nào sau đây nêu đúng tên các tác giả xếp theo thứ tự các câu thơ trên?

A. Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, ca dao.

B. Nguyễn Du, ca dao, Bà Huyện Thanh Quan.

C. Ca dao, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.

D. Bà huyện Thanh Quan, ca dao, Nguyễn Du.

Câu 8:

Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh được sáng tác theo thể nào?

A. Tứ tuyệt cổ điển.

B. Thất ngôn.

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.

D. Thất ngôn bát cú.

 

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

Có ý kiến cho rằng: Thơ Hồ Chí Minh đậm chất Đường thi mà lại rất hiện đại. Có thể

nhận thấy điều này trong bài Mộ (“Chiều tối” – Hồ Chí Minh) như thế nào?

Gợi ý:

– Bài thơ Mộ đậm chất Đường thi:

+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

+ Không gian nghệ thuật quen thuộc (chiều tối), sử dụng những thi liệu quen thuộc của cổ thi

(cánh chim, chòm mây).

+ Bút pháp chấm phá, gợi vài nét đơn sơ cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật.

– Tinh thần hiện đại trong bài thơ:

+ Tác giả đã thổi sức sống, linh hồn vào thiên nhiên vô tri vô giác, khiến cánh chim, chòm

mây cũng mang tâm trạng của con người.

+ Con người, sự sống của con người là trung tâm của bức tranh. Con người không ẩn đi mà

hiện ra, con người là chủ thể trong bức tranh đó.

+ Tâm hồn nhà thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng, hướng về sự sống và ánh sáng, thể hiện

tinh thần lạc quan cách mạng trong bất kì tình huống nào.

– Đậm chất Đường thi mà rất hiện đại là nét phong cách nghệ thuật đặc sắc của thi ca Hồ Chí

Minh. Bài thơ Mộ rất tiêu biểu cho nét đặc sắc nghệ thuật đó.

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố

– Những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

– Bức tranh thiên nhiên chiều tối đậm chất cổ điển.

 2. Dặn dò

– Đọc thuộc lòng bài thơ. Tìm đọc “Nhật kí trong tù”.

– Soạn tiết tiếp theo của bài này.

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn : 1/2/2019

Tiết 92.  Đọc văn.

CHIỀU TỐI (Mộ)

                        Hồ  Chí Minh

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :           

– Cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong bài thơ

– Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai.

– Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.

LỚP 11A6 :

– Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh,

phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.

– Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại,

giữa chất thép và chất tình.

b. Kĩ năng                              

– Đọc hiểu  bài thơ theo đặc trưng thể loại.

c. Tư duy, thái độ                               

– Củng cố thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động của con người.

– Bồi đắp thêm tinh thần lạc quan, yêu đời.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

 

2. Kiểm tra bài cũ:

– Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài “Chiều tối” (Hồ Chí Minh). Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ.

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Ngoài văn chính luận, người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng. Trong đó nổi bật nhất là tập thơ “Nhật ký trong tù”. Tập thơ này như một cuốn nhật ký bằng thơ ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan vất vả của người tù. Nhưng bằng bản lĩnh thép, tinh thần thép Người đã vượt qua hoàn cảnh tù đày để hướng về ánh sáng. Bài thơ Chiều tối là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập Nhật ký trong tù.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

Hoạt động của GV và HS        Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn HS tìm hiểu hai câu cuối.

Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt của con người

? GV: mời 1 HS đọc hai câu cuối. Kết hợp với yêu cầu HS đối chiểu bản nguyên tác và bản dịch thơ, em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa chúng?

– 1 HS đọc, phát hiện và trả lời.

– GV chuyển dẫn: từ bức tranh thiên nhiên, tác giả đã di chuyển điểm nhìn đến gần hơn, đó là bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.

 

? GV: Theo em, bức tranh ấy được tác giả miêu tả qua từ ngữ, hình ảnh nào?

– HS theo dõi văn bản trong SGK và trả lời

– GV nhận xét, kết hợp với chốt ý.

– GV bình giảng, mở rộng: Câu thơ thứ ba này đã diễn tả một cách chân thực, giản dị hình ảnh người phụ nữ nghèo Trung Hoa đang xay ngô – một công việc mệt nhọc trong buổi chiều nơi núi rừng heo hút. Sự xuất hiện của con người trong bài thơ làm chúng ta liên tưởng tới hai câu thơ trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

     Mặc dù, cùng nói về sự xuất hiện của con người, nhưng nếu như ở thơ của Bà Huyện Thanh Quan, con người vô cùng nhỏ bé, mờ nhòa trước sự bao la, vô tận của thiên nhiên, vũ trụ thì trong thơ của Bác, con người trơ thành hình ảnh trung tâm. Hình ảnh cô gái xay ngô làm toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn đầy sức sống.

– HS chú ý ghi chép

– GV dẫn dắt: Trong mạch thơ có sự vận động thể hiện sự chảy trôi của thời gian.

? GV: Diễn tả sự vận động của hình tượng thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?

– HS : phát hiện và trả lời

– GV bổ sung ý kiến và chốt lại vấn đề :

+ Trong phần nguyên tác, dù nhà thơ không nói tới một chữ “tối” nào nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự thay đổi của thời gian từ chiều đến tối.

+ Chữ “ma bao túc” ở cuối câu ba được điệp vòng ở đầu câu bốn – “bao túc ma hoàn” đã tạo nên một sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như vừa diễn tả vòng quay của động tác xay ngô vừa diễn tả vòng lưu chuyển của thời gian từ chiều đến tối.

+ Hoàng Trung Thông từng nhận xét rằng: “chữ hồng đã gánh được 27 chữ còn lại, xua tan đi bòng đêm, sự lạnh lẽo, tỏa hơi ấm, niềm vui, ánh sáng cho cả bài thơ”.

– HS chú ý lắng nghe, ghi bài.

? GV : Qua sự vận động của hình tượng thơ, em cảm nhận được điều gì về tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn trong thơ Bác ?

– HS : nêu cảm nhận của mình.

– GV nhận xét, chốt ý.

– HS lắng nghe và ghi chép bài.

– GV : Chốt lại ý chính

– HS chú ý lắng nghe      II. Đọc – hiểu văn bản

2. Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt của con người.

– Qua đối chiếu cho thấy sự khác biệt:

+ “Thiếu nữ” dịch là “cô em”.

+ Phần dịch thơ có thêm chữ “tối”

=> Sự khác biệt đó phần nào làm giảm đi ý nghĩa của nguyên tác.

– Trung tâm của bức tranh chiều tối là hình ảnh cô gái đang xay ngô. 

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối

+ Điệp ngữ: “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn”

Nghệ thuật diễn tả vòng quay theo chu kì, biện pháp tu từ điệp vòng,nghệ thuật nhịp điệu phối âm diễn tả sự bùng lên nhanh mạnh của ngọn lửavòng quay của công việc và cũng là vòng quay của tg.Câu thơ không nói đến cái tối mà vẫn gợi được tối.

+ Đặc biệt là nghệ thuật sử dụng từ ngữ rất đắt của tác giả: chữ “hồng” được xem là nhãn tự của cả bài thơ.

– Tâm trạng: Hình tượng thơ có sự vận động từ tối đến sáng, từ buồn đến vui. Qua đó thể hiện tâm trạng vui vẻ của Bác trước cuộc sống lao động thường nhật của con người.

– Vẻ đẹp tâm hồn:

+ Người tù đã vượt lên trên hoàn cảnh của mình để chia sẻ niềm vui lao động với cô gái vùng sơn cước, cảm thông trước sự vất vả của người lao động.

+ Thể hiện niềm lạc quan, yêu đời của một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Đó cũng chính là tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.

=> Tiểu kết: Bằng nghệ thuật điểm nhãn, lấy ánh sáng tả bóng tối, Hồ Chí Minh đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống sinh hoạt của con người. Qua đó, người đọc cũng cảm nhận được tấm lòng nhân đọa bao la của Bác “nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu).

GV hướng dẫn HS Tổng kết

? GV: Qua bài thơ, giúp em hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh?

– HS: trả lời

– GV chốt ý

– HS ghi nhớ

 

 

 

 

 

– GV: Giúp HS tổng kết lại những mặt chính về nghệ thuật.

– HS chú ý theo dõi.       IV. Tổng kết

1. Nội dung

– Chiều tối là bài thơ hay trong tập Nhật ký trong tù. Bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tấm lòng nhân đạo bao cũng như tâm hồn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Cả bài thơ đã làm ngời sáng vẻ đẹp con người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời.

2. Nghệ thuật

– Bài thơ có vẻ đẹp giản dị mà tài hoa. Ngôn ngữ hàm súc, hình tượng thơ luôn vận động, bút pháp gợi tả vừa chân thực, vừa cổ điển, vừa hiện đại.

=> Chiều tối là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Bác.

 

 

C. Hoạt động luyện tập

Đọc bài thơ “Mộ” (Chiều tối) và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nêu xuất xứ của văn bản. Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sáng tác của văn bản.

Câu 2. Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản.

Câu 3. Phân tích điểm nhìn của tác giả trong bài thơ.

Câu 4. Phân tích ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cảm của các hình ảnh quyện điểu, cô vân

mạn mạn. Chỉ ra sự tương đồng giữa các hình ảnh đó với hình ảnh nhân vật trữ tình.

Câu 5. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối.

Câu 6. Tìm và phân tích nhãn tự của bài thơ.

Câu 7. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), sử dụng thao tác lập luận bác bỏ, nêu

cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình.

Gợi ý:

Câu 1

– Mộ là bài thơ thứ 31 của tập thơ Ngục trung nhật kí (“Nhật kí trong tù” – Hồ Chí Minh).

– Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường đi đày từ

Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

Câu 2

Ý nghĩa nhan đề bài thơ: Mộ nghĩa là “chiều tối”. Đây là thời khắc cuối cùng của ngày. Với

người tù cách mạng Hồ Chí Minh, đây là chặng cuối cùng của một ngày bị đày ải. Hoàn cảnh đó

khiến con người ta dễ mệt mỏi, buồn chán, thế nhưng cảm hứng thơ lại đến với người tù cộng sản

một cách tự nhiên.

Câu 3

Điểm nhìn của tác giả trong bài thơ: từ cao xa tới gần thấp, từ bức tranh thiên nhiên nghiêng về

ước lệ sang bức tranh cuộc sống con người gần gũi, chân thực.

Câu 4

– Ý nghĩa biểu đạt: các hình ảnh quyện điểu, cô vân mạn mạn gợi không gian cao rộng, trong

trẻo, êm ả của chiều thu nơi núi rừng Quảng Tây.

– Ý nghĩa biểu cảm: với các từ quyện, cô, mạn mạn cánh chim, chòm mây như san sẻ với con

người sự mệt mỏi, cô đơn, lẻ loi, lặng lẽ trong cảnh ngộ chia lìa.

Câu 5

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối: điệp nối tiếp (ma bao túc – bao túc ma).

– Tác dụng:

+ Miêu tả vòng quay của chiếc cối xay ngô;

+ Gợi liên tưởng động tác xay ngô (nặng nhọc, đều đặn);

+ Thể hiện sự kiên nhẫn bền bỉ của cô gái lao động nghèo,

+ Gợi chuyển vần của thời gian từ chiều sang tối.

Câu 6

Nhãn tự của bài thơ là chữ hồng (rực đỏ). Nguyên văn không có chữ tối mà vẫn thấy tối dần

dần, chầm chậm thay thế ánh chiều muộn. Chữ hồng cuối bài thơ đủ sức cân lại với hai mươi bảy

chữ trước nó. Mọi cảm giác nặng nề, mệt nhọc dường như bị xua tan, chỉ còn thấy màu đỏ nhuốm

lên cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia.

Câu 7

– Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn, sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

– Về nội dung:

+ Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình: tâm hồn thư thái, ung dung; lòng yêu thương mênh

mông, sâu nặng (yêu thiên nhiên, yêu con người); bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cộng sản.

+ Bày tỏ sự đồng cảm với cảnh ngộ của người tù cộng sản, bày tỏ tình cảm trân trọng, cảm

phục đối với tình yêu bao la và ý chí, nghị lực của người chiến sĩ cộng sản.

 

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

Từ bài thơ Mộ (Hồ Chí Minh), anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn

về nghị lực sống phi thường của con người.

Gợi ý:

* Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

– Nghị lực sống phi thường của con người

* Nghị lực phi thường của nhân vật trữ tình trong bài thơ Mộ

– Trong hoàn cảnh lao tù, bị đày ải về thể xác nhưng người tù cộng sản luôn quên đi cảnh ngộ

của bản thân để hướng cái nhìn ra vạn vật, tìm sự đồng điệu từ đó bày tỏ tình yêu thương, sự thấu

hiểu, đồng cảm.

* Bình luận về nghị lực sống phi thường của con người

– Ý chí, nghị lực sống là một trong những di sản tinh thần quí giá nhất mà Hồ Chí Minh đã di

chúc lại cho dân tộc ta.

– Việc rèn giũa ý chí, nghị lực là điều thiết thực nên thực hiện trong cuộc sống. Mỗi người phải

rèn luyện ý chí, nghị lực vì đó là tấm bảo hiểm duy nhất cho cuộc sống đầy thách thức, cam go.

– Muốn có ý chí, nghị lực: Không nói “không” trước mọi hoàn cảnh khắc nghiệt, kiên trì, nhẫn

nại, không ngại khó, ngại khổ; đặt ra những mục tiêu, đích đến nhất định để phấn đấu cũng là một

cách rèn luyện ý chí; luôn giữ tâm thế thoải mái, lạc quan, chủ động khi làm việc, không để hoàn

cảnh trấn áp tinh thần; ý chí, nghị lực phải đi liền với lòng quyết tâm cao độ

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố

– Cổ điển: đề tài, hình ảnh thơ, tính chất hàm súc.

– Hiện đại: sự vận động của tứ thơ, hình ảnh thơ.

 2. Dặn dò

– Đọc thuộc lòng bài thơ. Cảm nhận về một hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất.

– Soạn bài “Từ ấy” (Tố Hữu).

Đọc văn.

CHIỀU TỐI (Mộ)

                        Hồ  Chí Minh

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :           

– Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.

– Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ; giữa yêu nước và nhân đạo.     

– Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

LỚP 11A6 :

– Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.

– Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ; giữa yêu nước và nhân đạo.     

– Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

b. Kĩ năng                             

– Đọc hiểu  bài thơ theo đặc trưng thể loại.

c. Tư duy, thái độ                               

– Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu nước cho Hs .

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

 

2. Kiểm tra bài cũ:

– Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử). Phân tích khổ ba của bài thơ.

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

      Hôm nay, ta tìm hiểu dòng văn học cách mạng và người đầu tiên đại diện cho dòng văn học này là Hồ Chí Minh. Để hiểu hơn về bài thơ của Người cũng như mạch thơ luôn vận động hướng về sự sống và ánh sáng ta tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” trích trong  “Nhật kí trong tù”.

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

Hoạt động của GV và HS        Nội dung cần đạt

GV Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác phẩm

– GV: nhắc lại đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh:

+ Hồ Chí Minh (1890- 1969), quê: Nam Đàn, Nghệ An. Người không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: vừa cổ điển vừa hiện đại.

+ Một số tác phẩm đã được học ở THCS: Tức cảnh Pác Pó, Ngắm trăng, Đi đường

? GV: Dựa và phần chuẩn bị bài ở nhà và phần Tiểu dẫn trong SGK, em nào cho cô biết, hoàn cảnh ra đời của bài thơ Chiều tối và vị trí của nó trong toàn bộ tập thơ Nhật ký trong tù?

– HS dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần Tiểu dẫn (SGK) và trả lời.

– GV nhật xét, chốt ý.

– HS chú ý lắng nghe và ghi chép ý chính.

 

 

 

 

 

 

 

– GV: Định hướng HS cách đọc bài. Mời 1 – 2 HS trong lớp đọc bài thơ

– HS đọc bài theo định hướng của GV

? GV: Từ văn bản vừa đọc, em hãy cho cô biết thể thơ và cách phân chia bố cục của bài thơ này?

– HS quan sát văn bản và trả lời câu hỏi.

– GV nhận xét và cho ghi ý chính.

– HS ghi bài.         I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác:

a. Hoàn cảnh sáng tác “Nhật kí trong tù”

    (Sgk) 

b. Giá trị cơ bản:

 – Giá trị nội dung:

  + Giá trị hiện thực: “NKTT” ghi lại một cách chân thực bộ mặt thật đen tối của chế độ nhà tù nói riêng và của xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.

    Giam cầm đầy đọa người vô tội.

    Cướp đoạt mọi quyền lợi của con người.

 Nhà tù chứa đầy những tệ nạn xã hội

 + Giá trị tinh thần: bức chân dung tự họa bằng thơ về con người tinh thần Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưở

Leave a Comment