Giáo án bài chim rừng tây nguyên tiếng việt trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài đọc 2: chim rừng tây nguyên (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Đọc trôi chảy toàn bài. Phát …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài đọc 2: chim rừng tây nguyên

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng.

–           Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài. Trả lời được các câu hỏi về chim rừng ở Tây Nguyên, đặc điểm của một số loài chim.

–           Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?

–           Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Cảm nhận được và yêu thích những hình ảnh đẹp trong bài văn.

3. Phẩm chất

–           Từ bài đọc, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ chim chóc trong thiên nhiên.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án

2. Đối với học sinh

–           SHS.

–           Vở Luyện viết 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Bài Chim rừng Tây Nguyên miêu tả một khu vực đặc biệt trong rừng Tây Nguyên, nơi tập trung rất nhiều loài chim hoang dã.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Chim rừng Tây Nguyên SGK trang 42 với giọng đọc vui tươi, rộn ràng, hào hứng.

b. Cách tiến hành :

– GV đọc mẫu bài thơ: Giọng vui tươi, rộn ràng, hào hứng

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: rợp, hòa âm, thanh mảnh.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ.

– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: Y-rơ-pao, trong xanh, soi bóng, ríu rít, chao lượn, rợp mát, kơ-púc, rộn vang.

– GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “mênh mông”.

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “tiếng sáo”.

+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu trong phần Đọc hiểu SGK trang 43.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao.

+ HS2 (Câu 2): Quanh hồ Y-rơ-pao có những loại chim nào?

+ HS3 (Câu 3): Dựa theo bài đọc, hãy tả lại hình dáng của một loài chim mà em yêu thích. 

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hỏi – đáp và trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em có thêm hiểu biết gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 43.

b. Cách tiến hành:

– GV mời HS đọc nối tiếp yêu cầu 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

a. Hồ Y-rơ-pao ở Tây Nguyên.

b. Những tiếng chim ríu rít cất lên quanh hồ.

c. Họ nhà chim ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ.

+ HS2 (Câu 2): Tìm bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Ở đâu?

a. Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.

b. Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.

c. Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.

– GV hướng dẫn HS:

+ Câu 1: HS cần xác định bộ phận câu in đậm trả lời cho câu hỏi nào.

+ Câu 2: HS cần tìm, gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, HS trao đổi và trả lời câu hỏi. 

– GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc phần chú giải:

+ Rợp: bóng che, kín.

+ Hòa âm: phối hợp nhiều âm thanh với nhau cùng lúc.

+ Thanh mảnh: thon thả, xinh xắn.

– HS đọc bài.

– HS thi đọc.

– HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao: mặt nước hồ Y-rơ-pao chao mình rung động, mặt hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông.

+ Câu 2: Quanh hồ Y-rơ-pao có những loại chim: chim đại bàng chân vàng, mỏ đỏ chao lượn, bóng che rợp mặt đất; bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội; chim kơ-púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt; họ nhà chim đủ các loại, các màu sắc ríu rít bay đến.

+ Câu 3: Dựa theo bài đọc, tả lại hình dáng của một loài chim mà em yêu thích: Chim đại bàng đẹp lộng lẫy, chân vàng, mỏ đỏ. Mỗi khi nó chao lượn, bóng che rợp mắt đất. Mỗi lần nó vỗ cánh lại phát ra tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, nghe như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm, ngân vang trên bầu trời.

– HS trả lời: Bài đọc giúp em thêm hiểu biết về các loài chim rưng Tây Nguyên. Tây Nguyên có nhiều loài chim quý và lạ. Em thêm yêu quý các loài chim và có ý thức bảo vệ chim chóc trong thiêu nhiên.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trả lời:

+ Câu 1:

a. Hồ Y-rơ-pao ở đâu?

b. Những tiếng chim ríu rít bay đến đậu ở đâu?

c. Họ nhà chim ríu rít bay đến đậu ở đâu?

+ Câu 2:

a. trên nền trời xanh thẳm.

b. trên mặt hồ.

c. ven hồ.

Leave a Comment