Giáo án bài chim sơn ca và bông cúc trắng tiếng việt trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài đọc 2: chim sơn ca và bông cúc trắng (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Đọc trôi chảy …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài đọc 2: chim sơn ca và bông cúc trắng

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trôi chảy bài Chim sơn ca và bông cúc trắng. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung bài (Vui ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc ở đoạn 4).

–           Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu điều câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim được tự do, ca hát, nay lượn. Hãy để cho chim được tự do tắm nắng mặt trời. Hãy bảo vệ chim chóc, cây cối, bảo vệ thiên nhiên.

–           Biết nói lời từ chối, lời đồng tình một cách lịch sự.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Yêu thích những câu văn hay, những hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

–           Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Chim chóc và hoa lá làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Trái Đất sẽ rất buồn nếu như thiếu văn hóa, thiếu tiếng hót của các loài chim. Thế nhưng, chim sơn ca và bông cúc trắng trong câu chuyện này lại có số phận rất buồn thảm. Các em hãy cùng tìm hiểu để biết câu chuyện muốn nói điều gì?

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Chim sơn ca và bông cúc trắng SGK trang 49, 50 với giọng đọc thay đổi giọng phù hợp với nội dung bài (Vui ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc ở đoạn 4).

b. Cách tiến hành :

– GV đọc mẫu: Gọng đọc thay đổi giọng phù hợp với nội dung bài (Vui ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc ở đoạn 4).

 – GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: véo von, cầm tù, long trọng.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 4 đoạn văn:

+ HS 1: từ đầu đến “xanh thẳm”

+ HS2: tiếp theo đến “trong lồng”.

+ HS3: tiếp theo đến “thương xót”.

+ HS4: đoạn còn lại.

– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: sà xuống, thương xót, long trọng.

– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 71.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu 3 câu hỏi:

+ Câu 1: Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện?

+ Câu 2: Chuyện gì đã xảy ra vào ngày hôm sau?

a. Với chim sơn ca?

b. Với bông cúc trắng?

+ Câu 3: Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi. thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng, em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 51.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp yêu cầu bài tập 1, 2.

+ HS1 (Câu 1): Giả sử một cậu bé trong câu chuyện không muốn bắt sơn ca, cậu sẽ từ chối thế nào khi bạn rủ đi bắt chim? Chọn câu trả lời em thích:

a. Cậu đừng bắt chim. Hãy để nó tự do.

b. Không. Tớ không bắt chim đâu, tội nghiệp nó.

c. Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy.

+ HS2 (Câu 2): Hãy nói 1-2 câu thể hiện thái độ đồng tình với ý kiến trên.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

– GV giải thích thêm:

+ Ý a: từ chối bằng cách nói lời khuyên.

+ Ý b: từ chối bằng cách cảm thán.

+ Ý c: từ chối bằng cách đặt câu hỏi.       

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Véo von: Âm thanh cao, trong trẻo.

+ Cầm tù: Giam giữ.

+ Long trọng: Đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm.

– HS đọc bài.

– HS luyện phát âm.

– HS thi đọc.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật của câu chuyện: chim sơn và bông cúc trắng.

+ Câu 2: Chuyện xảy ra với vào ngày hôm sau với:

a. Chim sơn ca: Sơn ca bị bắt, bị cầm tù trong lồng, tiếng hót buồn thảm.

b. Bông cúc trắng: Cắt bông cúc trắng bỏ vào lồng chim sơn ca.

+ Câu 3: Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện đau lòng: Sơn ca chết, bông cúc trắng héo tàn.

– HS trả lời: Qua câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng, em cần phải bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đừng đối xử với chim chóc, hóa lá vô tình như hai cậu bé trong câu chuyện. Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp của hoa cúc trắng và chim sơn ca.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Mỗi HS chọn lời từ chối mình thích. Có thể chịn ý bất kì (a, b, c).

+ Câu 2: Nói 1-2 câu thể hiện thái độ đồng tình với ý kiến trên.

a. Cậu ấy nói rất đúng. Hãy để sơn ca tự do.

b. Mình đồng ý với cậu. Thật tôi nghiệp sơn ca nếu cầm tù nó.

c. Mình hoàn toàn đồng ý với cậu. Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó?

Leave a Comment