Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Bài viết 1: chính tả – tập viết
(2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
– Nghe – viết chính xác bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn…” đến “… đua nhau nở rộ”). Qua bài viết, củng cố thêm cách trình bày thẩm mĩ đoạn văn xuôi. Chữ đầu đoạn văn viết hoa, lùi vào 1 ô.
– Làm đúng các bài tập lựa chọn: Điền chữ ch, tr; điền vần uôc, uôt, giải câu đố. Tìm đúng tên cây, quả có tiếng bắt đầu bằng ch, tr tên vật, con vật, hoạt động có vần uôc, uôt.
– Biết viết chữ R hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Ríu rít tiếng chim trong vườn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.
2. Năng lực
– Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
– Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.
3. Phẩm chất
– Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Máy tính, máy chiếu.
– Giáo án
2. Đối với học sinh
– SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
– GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được nghe – viết chính xác bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn…” đến “… đua nhau nở rộ”); Làm đúng các bài tập lựa chọn; biết viết chữ R hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Ríu rít tiếng chim trong vườn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe – viết
a. Mục tiêu: HS đoạn chính tả trong bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn…” đến “… đua nhau nở rộ”).
b. Cách tiến hành:
– GV nêu nhiệm vụ: Nghe – viết đoạn chính tả trong bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn…” đến “… đua nhau nở rộ”).
– GV đọc mẫu 1 lần đoạn chính tả.
– GV mời 1 HS đứng dậy đọc đoạn chính tả.
– GV hướng dẫn HS nhận xét:
+ Tên bài được đặt ở vị trí giữa trang vở, cách lề vở khoảng 5 ô li.
+ Cần viết chữ đầu tiên lùi vào 1 ô.
– GV nhắc HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai: muỗm, khoe, tua tủa, trổ, trắng xóa, tinh khôi, ngạt ngào, nở rộ.
– GV đọc chậm từng dòng cho HS viết. Đọc từng cụm từ ngắn cho HS dễ nhớ, dễ viết đúng.
– GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lỗi.
– GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết lại bằng bút chì).
– GV đánh giá 5-7 bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 2: Điền chữ ch, tr/ vần uôc, uôt và giải câu đố (Bài tập 2)
a. Mục tiêu: HS tìm chữ ch hoặc tr, vần uôc hoặc uôt phù hợp với ô trống; giải đố.
b. Cách tiến hành:
– GV nêu yêu cầu của bài tập; chọn cho HS làm BT 2a: Chữ ch hoặc tr:
– GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, làm bài vào vở Luyện viết 2.
– GV mời đại diện HS trình bày kết quả.
Hoạt động 3: Tìm tiếng bắng đầu bằng ch/tr, có vần uôc/uôt
a. Mục tiêu: HS chọn tiếng bắng đầu bằng ch/tr, có vần uôc/uôt.
b. Cách tiến hành:
– GV nêu yêu cầu của bài tập; chọn cho HS làm BT 3b: 3 vật, con vật hoặc hành động
– GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, làm bài vào vở Luyện viết 2.
– GV mời đại diện HS trình bày kết quả.
Hoạt động 4: Viết chữ R hoa
a. Mục tiêu: HS nghe GV giới thiệu mẫu chữ và quy trình viết chữ R hoa; viết chữ R hoa vào vở Luyện viết 2.
b. Cách tiến hành:
– GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ và hỏi HS: Chữ R hoa cao mấy li, viết trên mấy ĐKN?
– GV chỉ chữ mẫu, miêu tả:
• Nét 1: Móc ngược trái, phía trên hơi lượn, đầu móc cong vào phía trong (giống nét 1 ở các chữ B, P).
• Nét 2: là sự kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên (đầu nét lượn vào trong) và móc ngược (phải) nối liền nhau, tạo vòng xoan nhỏ giữa thân chừ (tương tự ở chữ hoa B).
– GV chỉ dẫn viết và viết mẫu trên bảng lớp:
• Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong); dừng bút trên ĐK 2.
• Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 5 (bên trái nét móc) viêt nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo vòng xoan nhỏ (giữa ĐK 3 và ĐK 4) rồi viết tiếp nét móc ngược phải; dừng bút trên ĐK 2.
– GV yêu cầu HS viết chữ R hoa trong vở Luyện viết 2.
– GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng Ríu rít tiếng chim trong vườn:
+ Độ cao của các chữ cái: Chữ R hoa (cỡ nhỏ) và các chừ g, h cao 2,5 li; Chữ t cao 1,5 li; Những chữ còn lại (i, u, ê, o, n) cao 1 li.
+ Cách đắt dấu thanh: Dấu sắc trên chữ i, trên chữ ê; dấu huyền đặt trên chữ ơ.
– GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.
– GV đánh giá nhanh 5-7 bài. Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
– HS lắng nghe.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS đọc thầm, chú ý các từ ngữ dễ viết sai.
– HS viết bài.
– HS soát lỗi.
– HS chữa lỗi trong bài viết của mình.
– HS đọc yêu cầu câu hỏi.
– HS quan sát tranh, làm bài.
– HS trả lời: trên, chao/ Là con bói cá.
– HS đọc yêu cầu bài tập.
– HS quan sát tranh minh họa, làm bài.
– HS trả lời:
+ Có tiếng chứa vần uôc: cuốc đất, cái cuốc, ngọn đuốc, đôi guốc (hoặc thuốc, đọc thuộc,…).
+ Có tiếng chứa vần uôt: con chuột, tuốt lúa (hoặc ruột, nuốt, tuột tay,…)
– HS trả lời: Chữ R cao 5 li – 6 ĐKN, được viết bởi 2 nét.
– HS lắng nghe, quan sát, tiếp thu.
– HS quan sát trên bảng lớp.
– HS viết bài.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS viết bài.
– HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.