Giáo án bài chính tả tập viết tiếng việt trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Chính tả tập viết (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt – Năng lực đặc thù: Có óc quan …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Chính tả tập viết

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

             Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Mai con đi nhà trẻ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

             Làm đúng BT điền chữ r, d hoặc gi; chọn đúng dấu thanh phù hợp.

             Biết viết chữ cái N viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2. Phẩm chất

– Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

– Bồi dưỡng tình yêu thương và kính trọng cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

– Phần mềm hướng dẫn viết chữ N.

– Mẫu chữ cái N viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

– SGK.

                                – Vở Luyện viết 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Mai con đi nhà trẻ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài thơ Mai con đi nhà trẻ.

– GV đọc mẫu 1 lần bài thơ.

– GV yêu cầu 1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

– GV nói về nội dung và hình thức của bài văn:

+ Về nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của người bố dành cho bạn nhỏ sắp đi nhà trẻ.

+ Về hình thức: Bài thơ gồm 2 khổ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và  lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

– GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

– GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài:

– GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

– GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Hoàn thành BT điền r/ d/ gi và dấu hỏi/ dấu ngã

Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ r, d hoặc gi; chọn đúng dấu thanh phù hợp.

Cách tiến hành:

– GV YC HS đọc YC của BT 2, 3 và hoàn thành BT vào VBT.

– GV mời một số HS lên bảng làm bài.

– GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn, trình bày bài làm của mình.

– GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 2: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

a) Chữ r, d hay gi?

Tuổi thơ tôi trôi qua êm đềm trong tiếng hát ru của bà, của mẹ, của các dì: “gió mùa thu, mẹ ru con ngủ…”

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm

Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui

Bà nhìn: như hạt cau phơi

Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn

LÊ HỒNG THIỆN

+ BT 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

a) (rành, dành, giành):

             để dành

             dành dụm

             giành lấy

             rành mạch

b) (nửa, nữa):

             một lần nữa

             lát nữa

             nửa trái ổi

             một nửa

4. HĐ 3: Tập viết chữ N hoa

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa N

– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu N:

+ Cấu tạo:

             Nét 1: Móc ngược trái (giống nét 1 ở chữ hoa M).

             Nét 2: Thẳng xiên.

             Nét 3: Móc xuôi phải (hơi nghiêng).

+ Cách viết:

             Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Rê bút đến khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.

             Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết nét thẳng xiên. Dừng bút ở đường kẻ 1.

             Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2. Chuyển hướng đầu bút để viết nét móc xuôi phải từ dưới lên, hơi nghiêng sang bên phải. Đến đường kẻ 6 thì lượn cong xuống, dừng bút ở đường kẻ 5.

– GV viết chữ N lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

– GV giới thiệu cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

– GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng nói đến công ơn của mẹ, nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ, trân trọng, biết ơn.

– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

             Những chữ có độ cao 2,5 li: N, g, h, Đ.

             Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, a, m, e, ư, ơ, c, o, a, ê, n, ô.

– GV viết mẫu chữ Nghĩa trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu).

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

– GV yêu cầu HS viết chữ N cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

– GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.  

Leave a Comment