Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Chính tả tập viết
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
– Năng lực đặc thù: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.
– Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
▪ Chép lại chính xác bài thơ Đôi bàn tay bé (40 chữ). Qua bài chép, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.
▪ Nhớ quy tắc chính tả c / k. Làm đúng BT điền chữ c hoặc k vào chỗ trống.
▪ Viết đúng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái theo tên chữ. Thuộc lòng tên 9 chữ cái.
▪ Biết viết chữ cái A viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Ánh nắng ngập tràn biển rộng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong bài chính tả.
3. Phẩm chất
– Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với giáo viên
– Giáo án.
– Máy tính, máy chiếu.
– Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép và bảng chữ cái (BT 3).
– Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3.
– Phần mềm hướng dẫn viết chữ A.
– Mẫu chữ cái A viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
b. Đối với học sinh
– SGK.
– Vở Luyện viết 2, tập một.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Củng cố nền nếp học tập, rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn khi làm BT.
Cách tiến hành:
– GV nhắc một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của tiết luyện viết chính tả, viết chữ, việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết học (vở, bút, bảng,…).
– GV nhắc nhở HS cần cẩn thận, kiên nhẫn khi làm BT.
B. DẠY BÀI MỚI
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
– GV nêu mục đích và yêu cầu của bài học (như trong phần Mục tiêu yêu cầu cần đạt).
Hoạt động 2: Tập chép
Mục tiêu: Chép lại chính xác bài thơ Đôi bàn tay bé (40 chữ). Qua bài chép, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ, chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.
Cách tiến hành:
– GV đọc trên bảng bài thơ HS cần tập chép: Đôi bàn tay bé; yêu cầu cả lớp nhìn lên bảng, đọc thầm theo.
– GV mời một số HS đọc lại bài thơ trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
– GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS nhận xét bài thơ:
+ Bài thơ nói điều gì?
+ Tên bài được viết ở vị trí nào?
+ Bài có mấy dòng thơ? Mỗi dòng có mấy tiếng? Chữ đầu câu viết như thế nào?
– GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
– GV nhận xét, chốt đáp án, hướng dẫn HS chuẩn bị viết.
– GV nhắc HS chú ý chép đúng những từ ngữ khó: bàn tay, bé xíu, siêng năng, xâu kim, nhanh nhẹn,…
– GV yêu cầu HS nhìn mẫu chữ trong vở Luyện viết 2, tập một, chép vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
– GV yêu cầu HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.
– GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày; yêu cầu cả lớp lắng nghe, tự sửa bài của mình.
Hoạt động 3: Điền chữ c hoặc k
Mục tiêu: Nhớ quy tắc chính tả c/ k. Làm đúng BT điền chữ c hoặc k vào chỗ trống.
Cách tiến hành:
– GV nêu yêu cầu của BT: Chọn chữ c hoặc k để điền phù hợp với ô trống.
– GV mời 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả của c và k. GV chốt: k + e, ê, i; c + a, o, ô, u, ư.
– GV yêu cầu cả lớp làm BT vào vở Luyện viết 2, tập một. GV mời 1 HS lên làm BT trên bảng.
– GV mời một số HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn và trình bày bài làm của mình; yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
– GV nhận xét, chốt đáp án, yêu cầu HS tự sửa lại bài: cái đồng hồ, con tu hú, tiếng kêu, câu chuyện, kì lạ.
Hoạt động 4: Hoàn chỉnh bảng 9 chữ cái
Mục tiêu: Viết đúng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái theo tên chữ. Thuộc lòng tên 9 chữ cái.
Cách tiến hành:
– GV mở bảng phụ đã viết bảng chữ cái, nêu yêu cầu: Viết vào vở những chữ cái còn thiêu theo tên chữ.
– GV chỉ cột có 9 tên chữ cái cho cả lớp đọc.
– GV mời 1 HS làm bài trên bảng lớp, yêu cầu các HS còn lại làm bài vào VBT.
– GV sửa bài, chốt đáp án: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.
– GV cho cả lớp đọc thuộc lòng bảng 9 chữ cái tại lớp.
Hoạt động 5: Viết chữ A hoa
Mục tiêu: Biết viết chữ cái A viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Ánh nắng ngập tràn biển rộng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
Cách tiến hành:
5.1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
– GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ A hoa gồm mấy nét, cao mấy li?. GV chốt đáo án: Chữ A hoa gồm 3 nét, cao 5 li.
– GV chỉ mẫu chữ, miêu tả: Nét 1 gần giống nét móc ngược (trái) nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiên về bên phải. Nét 2 là nét móc phải. Nét 3 là nét lượn ngang.
– GV hướng dẫn HS cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3 (ĐK 3), viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở ĐK 6.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải. Dừng bút ở ĐK 2.
+ Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải.
– GV viết mẫu chữ A hoa cỡ vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
5.2. Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng
– GV cho HS đọc câu ứng dụng: Ánh nắng ngập tràn biển rộng.
– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
+ Độ cao của các chữ cái: Chữ A hoa (cỡ nhỏ) và h, g, b cao mấy li? Chữ p cao mấy li? Chữ t cao mấy li? Những chữ còn lại (n, ă, â, a, i, ê, ô, r) cao mấy li? GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, sau đó chốt đáp án.
+ Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên A, ă. Dấu nặng đặt dưới â,…
– GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2, tập một.
– GV đánh giá nhanh 5 – 7 bài. Sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.
Cách tiến hành:
– GV nhận xét tiết học.
– GV nhắc nhở HS về tư thế viết, chữ viết, cách giữ vở sạch, đẹp,… yêu cầu những HS vhwa viết xong bài trên lớp về nhà viết tiếp, luyện viết thêm phần bài ở nhà.