Giáo án bài chính tả – tập viết tiếng việt trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài viết 1: chính tả – tập viết (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Nghe – viết chính xác …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài viết 1: chính tả – tập viết

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Nghe – viết chính xác bài thơ Chim én (2 khổ thơ đầu – 42 chữ). Qua bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ.

–           Làm đúng bài tập lựa chọn (2) (3): điền chữ l, n; điền vần ươc, ươt/Tìm tiếng bắt đầu bằng l,n; tiếng có vần ươc, ươt.

–           Biết viết chữ T hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng tốt gỗ hơn tốt nước sơn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

–           Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án

2. Đối với học sinh

–           SHS.

–           Vở Luyện viết 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay các em sẽ Nghe – viết chính xác bài thơ Chim én (2 khổ thơ đầu – 42 chữ; Làm đúng bài tập lựa chọn (2) (3); Biết viết chữ T hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng tốt gỗ hơn tốt nước sơn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc 2 khổ thơ đầu bài Chim én, nói về nội dung 2 khổ thơ, chú ý các từ ngữ dễ viết sai; viết bài chính tả.

b. Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu: HS nghe GV đọc, viết lại 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én.

– GV đọc 2 khổ thơ.

– GV mời 1 HS đọc lại 2 khổ thơ.

– GV yêu cầu HS trả lời: 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én nói về nội dung gì?

– GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức, HS cần viết 8 dòng. Mỗi dòng có 5 chữ. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa. Nên viết mỗi dòng lùi vào 3 ô tính từ lề vở.

– GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: lượn bay, dẫn lối, xum xuê, khoe sắc.

– GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết vào vở Luyện viết 2.

– GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

– GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

– GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Bài tập lựa chọn (Bài tập 2, 3)

a. Mục tiêu: HS chọn l hay n; vần ươc, ướt phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Chọn chữ hoặc vần thích hợp phù hợp với ô trống: (GV chọn bài tập a)

a. Chữ l hay n:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, là, bài vào vở Luyện viết. GV phát phiếu khổ to cho 2 HS, HS làm bài trên phiếu, gắn bài trên bảng lớp.

– GV yêu cầu cả lớp đọc lại đoạn văn đã điền chữ, điền vần hoàn chỉnh.

– GV nêu yêu cầu bài tập, chọn cho HS bài tập 3b: Tìm và viết:

+ 2 tiếng có vần ươc.

+ 2 tiếng có vần ươt.

– GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết.

– GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

Hoạt động 3: Viết chữ T hoa (Bài tập 4)

a. Mục tiêu: HS nắm được quy trình viết chữ T hoa, viết chữ T hoa vào vở Luyện viết 2; viết câu ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

b. Cách tiến hành:

– GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ T hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

– GV chỉ chữ mẫu, miêu tả: Nét viết chữ hoa T là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái (nhỏ), lượn ngang (ngắn) và cong trái (to) nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.

– GV chỉ dẫn HS viết: Đặt bút giữa ĐK4 và ĐK5, viết nét cong trái nhỏ viết liền với nét lượn ngang từ trái sang phải, sau đó lượn trở lại viết tiếp nét cong trái (to), cắt nét lượn ngang và cong trái (nhỏ), tạo vào xoắn nhỏ ở đầu chữ, phần cuối nét cong lượn vào trong (giống ở chữ C hoa); dừng bút trên ĐK2. Chú ý nét cong trái (to) lượn đều và không cong quá nhiều về bên trái.

– GV viết mẫu chữ T hoa cỡ vừa (5 li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết.

– GV yêu cầu viết chữ T hoa vào vở Luyệt viết 2.

– GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng: GV giải thích nghĩa của câu ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nghĩa đen – chất gỗ tốt, quý hơn lớp sơn ở ngoài; nghĩa bóng – phẩm chất tốt quan trọng hơn ngoại hình đẹp.

– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+  Độ cao của các chữ cái: Chữ T hoa (cỡ nhỏ) và các chữ g, h cao 2.5 li. Chữ T cao 1.5 li. Những chữ còn lại (ô, ư, ơ, n, c, s) cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên ô, dấu ngã đặt trên ô, dấu sắc đặt trên ơ,…

– GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2.

– GV đánh giá nhanh 5 -7 bài, nêu nhận xét.      

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS trả lời: 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én nói về nội dung: Chim én gọi mùa xuân cùng về. Cây cối, đất trời chào đón mùa xuân.

– HS chú ý từ dễ viết sai.

– HS viết bài.

– HS soát bài.

– HS chữa lỗi.

– HS lắng nghe, soát lại bài của mình một lần nữa.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS làm bài: vàng lừng, nắng, nó, xù lông, lót dạ.

– HS đọc bài.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo yêu cầu câu hỏi.

– HS làm bài.

– HS trả lời: Tìm và viết:

+ 2 tiếng có vần ươc: nước, trước.

+ 2 tiếng có vần ươt: trượt, lướt.

– HS trả lời: Chữ T hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 1 nét.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

– HS quan sát trên bảng lớp.

– HS viết bài

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS viết bài.

– HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

Leave a Comment