Giáo án bài chính tả – tập viết tiếng việt trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài viết 1: chính tả – tập viết  (2  tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Nghe đọc, viết lại đúng …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài viết 1: chính tả – tập viết

 (2  tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Nghe đọc, viết lại đúng đoạn cuối Chuyện bốn mùa (“từ Các cháu mỗi người một vẻ” đến “đâm chồi nảy lộc”.

–           Làm đúng bài tập lựa chọn 2, 3: Điền chữ ch, tr; điền vần êt, êch.

–           Biết viết hoa chữ Y cỡ vừa và cỡ nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Yêu tổ quốc, yêu đồng bào (cỡ nhỏ), chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng:

•           Củng cố cách trình bày đoạn văn.

•           Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

–           Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ Nghe đọc, viết lại đúng đoạn cuối Chuyện bốn mùa; Làm đúng bài tập lựa chọn 2, 3: Điền chữ ch, tr; điền vần êt, êch: Viết hoa chữ Y cỡ vừa và cỡ nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS đọc lại đoạn cuối trong bài Chuyện bốn mùa, biết được nội dung đoạn văn; viết đoạn chính tả.

b. Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết lại đoạn đoạn cuối Chuyện bốn mùa (“từ Các cháu mỗi người một vẻ” đến “đâm chồi nảy lộc”.

– GV đọc đoạn văn.

– GV mời 1 HS đọc lại đoạn văn.

– GV yêu cầu HS trả lời: Đoạn văn nói về nội dung gì?

– GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, tên bài viết lùi vào 3 ô tính từ lề vở. Chữ đầu đoạn viết hoa, viết lùi vào 1 ô. Chú ý đánh dấu gạch đầu dòng đoạn văn – chỗ bắt đầu lời bà Đất.

– GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: tựu trường, mầm sống, đâm chồi nảy lộc,…Viết đúng các dấu câu (dấu hai chấm, dấu phẩy).

– GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

– GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

– GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

– GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Điền chữ ch, tr; điền vần êt, êch (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: GV chọn cho HS làm bài tập 2a, chọn chữ ch hoặc tr phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2a: Chọn chữ ch hay tr phù hợp với ô trống:

– GV yêu cầu HS đọc thầm các dòng thơ, làm bài vào Vở bài tập.

– GV viết nội dung bài tập lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài.

– GV yêu cầu cả lớp đọc lại khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống (Bài tập 3)

a. Mục tiêu: GV chọn cho HS làm bài tập 3b, chọn vần êt/êch phù hợp, điền vào ô trống.

b. Cách tiến hành:

– GV chọn cho HS làm bài tập 3b, mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu bài tập: Chọn vần êt hay êch phù hợp với ô trống:

– GV yêu cầu HS đọc thầm các từ ngữ, làm bài vào Vở bài tập.

– GV viết nội dung bài tập lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài.

– GV yêu cầu cả lớp đọc lại các từ ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 4: Tập viết chữ hoa Y

a. Mục tiêu: HS lắng nghe quy trình viết chữ hoa Y, viết chữ hoa Y vào Vở Luyện viết 2; viết câu ứng dụng Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.

b. Cách tiến hành:

– GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ và hỏi HS: Chữ Y hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

– GV chỉ chữ mẫu và nói:

+ Nét 1: nét móc 2 đầu (giống ở chữ U).

+ Nét 2: nét khuyết ngược.

– GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu lên bảng lớp:

+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5, viết nét móc 2 đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài); dừng bút giữa ĐK 2 và ĐK 3.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên ĐK 6 rồi chuyển hướng ngược lại để viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống ĐK 4 phía dưới); dừng bút ở Đk 2 trên.

– GV yêu cầu HS viết chữ hoa Y vào vở Luyện viết 2.

– GV yêu cầu HS đọc to câu ứng dụng: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.

– GV giải thích cho HS ý nghĩa câu ứng dụng: Là một trong 5 lời Bác Hồ dậy thiếu nhi.

– GV hướng dẫn HS và nhận xét câu ứng dụng:

+ Độ cao của các chữ cái: chữ Y cao 4 li. Các chữ T, y, g, b cao 2.5 li; các chữ q, đ cao 2 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu hỏi đặt trên chữ ô (Tổ), dấu sắc đặt trên chữ ô (quốc), dấu huyền đặt trên chữ ô (đồng), a (bào).

+ Nối nét: nét cuối của chữ Y nối với nét đầu của chữ ê.

– GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2.

– GV chữa nhanh 5 -7 bài.  

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe yêu cầu bài tập.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS trả lời: Đoạn văn là lời bà Đất khen ngợi bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS chú ý.

– HS viết bài.

– HS soát bài.

– HS tự chữa lỗi.

– HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS làm bài.

– HS lên bảng làm bài: tròn, treo, che, trốn, chơi.

– HS đọc lại khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS làm bài vào vở.

– HS lên bảng làm bài: chênh lệch, kết quả, trắng bệch, ngồi bệt.

– HS đọc lại các từ ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh.

– HS trả lời: Chữ Y hoa cao 8 li, có 8 ĐKN. Được viết bởi 2 nét.

– HS quan sát, lắng nghe, thực hiện.

– HS viết bài.

– HS đọc câu ứng dụng.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS viết bài.

– HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

Leave a Comment