Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Ngày soạn: Ngày dạy:
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
Tiết 59 CHƠI CHỮ
Hs hiểu đc thế nào là chơi chữ, hiểu được 1 số lối chơi chữ thường dùng. Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.
- Kĩ năng: Bước đầu rèn luyện lĩ năng sử dụng chơi chứ trong giao tiếp.
- Thái độ: Biết sử dụng phép chơi chữ đúng chỗ, hợp lí.
- Thái độ: Trân trọng, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc từ những thứ sản vật giản dị nhất.
4.Năng lực, phẩm chất:
+ Phẩm chất: trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự trọng
+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Thầy: Bài soạn, tài liệu tham khảo
- Trò: Đọc và tìm hiểu kĩ trước vb, tìm kiếm các thông tin liên quan.
III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- PPDH: vấn đáp- gợi mở, phân tích, dạy học hợp đồng, luyện tập-thực hành.
- KTDH: đặt câu hỏi, động não, công đoạn, khăn trải bàn.
IV.Tổ chức các hoạt động học tập
- Hoạt động khởi động
*GV ổn định tổ chức
*Kiểm tra bài cũ: Thế nào là điệp ngữ, có mấy loại điệp ngữ? T/d?
*GV giới thiệu bài :
Kể 1 tiểu phẩm hài có sử dụng chơi chữ cho hs đoán….
+ Khi di cưa ngọn khi về con ngựa
+ Con ngựa đá đá con ngựa đá
+ Giá đựng trong giá nhà bà Giá.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động thầy và trò | Nội dung cần đạt |
HĐ1: Thế nào là chơi chữ -Thảo luận nhóm( 5p) + Làm việc cá nhân(1,5P) ghi vài phiếu học tập + Làm việc nhóm( 3,5p)ghi vào bảng phụ Đọc vd(sgk) tìm thông tin cho câu hỏi 1. Bµi CD cã mÊy tõ lîi?Nghĩa của từng tõ lợi trong bài ca dao là gì? Em có nhận xét gì về câu trả lời của thầy bói ở cuối bài? 2.Việc vận dụng từ “lợi” ở cuối bài là vận dụng hiÖn tượng gì?Việc vận dụng từ ngữ như vậy có tdụng gì?
Các nhóm trình bày kết quả,các nhóm nhận xét, bổ sung.. Gv nhận xét hoạt động và chốt kiến thức.
HS đọc ghi nhớ | I- Thế nào là chơi chữ 1. Xét VD/ sgk
+ Lợi 1: có nghĩa là thuận lợi, lợi lộc + Lợi 2,3: (danh từ): 1 bộ phận nằm trong khoang miệng.
-> Gây cảm giác bất ngờ, thú vị.
=> khuyên bà đó quá già rồi, tớnh chuyện chồng con làm chi nữa. 2.Ghi nhớ 1/sgk/164 |
HĐ2: Các lối chơi chữ -Thảo luận nhóm( 5p) + Làm việc cá nhân(2P) ghi vài phiếu học tập + Làm việc nhóm( 3p)ghi vào bảng phụ 1.Em hãy chỉ rõ các lối chơi chữ trong các ví dụ sau đây: VD 1 : Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia VD 2 : Sánh với NaVa “ranh tướng” Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương VD 3 : -Mênh mông muôn mẫu một màu mưa | II- Các lối chơi chữ 1/ Tìm hiểu VD: |
Mỏi mắt miên man mói mịt mờ. VD4:
Đại diện trình bày, các nhóm bổ sung, nx, gv nx, hoàn chỉnh kiến thức.
Đọc ghi nhớ. |
2/ Ghi nhớ 2 sgk/165 |
3. Hoạt động luyện tập | |
HĐ3: Luyện tập Làm việc cá nhân bài 1,2 Báo cáo kết quả
Thảo luận cặp đôi bài 4 Đại diện các cặp báo cáo kết quả, cặp khác nhận xét… | III- Luyện tập Bài tập 1 : . – Liu liu, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, lưng, lổ … là tên các loài rắn. Bài tập 2 : Những tiếng chỉ ra các sự vật gần gũi. Câu 1 : thịt, mỡ, dò, nem, chả. Câu 2 : Nứa, tre, trúc, hóp. ->Cách nói này cũng là một lối chơi chữ Bài tập 4 : Trong bài thơ này Bác Hồ đã chơi chữ bằng các từ đồng âm : Cam, Thành ngữ Hán Việt : khổ tận cam lai ( khổ : đắng; tận : hết; cam : ngọt; lai : đến-> Hết đắng đến ngọt) Nghĩa bóng của thành ngữ này là hết khổ sở đến lúc sung sướng. “cam” trong “cam lai” và cam trong gói “cam” là đồng âm. |
- Hoạt động vận dụng:
– Em hãy sử dụng cách chơi chữ điệp âm để làm một bài nào đó để tặng thầy cô nhân ngày 20/11 ?
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Tìm thêm các câu, các đoạn văn, thơ có sử dụng cách nói chơi chữ và trao đổi cùng bạn bè.
*Nắm vững nội dung bài học; Làm các BT còn lại
- Chuẩn bị chuẩn mực sử dụng từ
Gv cho hs kí hợp đồng với nội dung:
Phân tích các ví dụ ở các phần I,II,III,IV,V? Và rút ra nhận xét có những cách cần chú ý khi sử dụng từ?
GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT
Ngày soạn:
Ngày dạy
Tiết 58 CHƠI CHỮ.
1. Mục tiêu:
Giúp HS.
a. Kiến thức:
– Hiểu được thế nào là chơi chữ, hiểu được 1 số lỗi chơi chữ thường dùng.
b. Kĩ năng:
– Rèn kĩ năng cảm thụ được cái hay của chơi chữ.
c. Thái độ:
– Giáo dục ý thức sử dụng phép chơi chữ trong nói, viết.
2. Chuẩn bị:
a.GV: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT
b.HS: Xem lại kiến thức văn biểu cảm, dụng cụ kiểm tra.
3. Phương pháp dạy học:
Phương pháp đọc điễn cảm, phương pháp nêu vấn đề.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
* Thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ? (3đ)
– Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
* Làm BT, VBT? (7đ)
HS đáp ứng yêu cầu của GV.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài.
Tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về Chơi chữ.
Hoạt động của GV và HS. *Hoạt động 1: Khái niệm chơi chữ, tác dụng của chơi chữ. GV treo bảng phụ, ghi bài ca dao SGK. HS đọc. * Em hiểu như thế nào về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao? – Bà già muốn biết lấy chồng có thuận lợi, lợi lộc * Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là – Dùng từ đồng âm. * Việc sử dụng từ lợi như thế có tác dụng gì? * Thế nào là chơi chữ? Tác dụng của chơi chữ? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/164 * GV treo bảng phụ. Trùng trục như con bò thui. Chín mắt, chín mũi, chín đuôi,, chín đầu. * Câu này chơi chữ nào? Dựa trên hiện tượng gì? – Chơi chữ “Chín”, chín ở đây không phải là con HS đọc. * Chỉ rõ các lỗi chơi chữ trong các VD trên? * Các lối chơi chữ thường gặp là gì? HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Luyện tập. Gọi HS đọc BT1. GV hướng dẫn HS làm. Gọi HS đọc BT2. GV hướng dẫn HS làm. HS thảo luận nhóm. Nhóm 1, 2: BT1. Nhóm 3, 4: BT2 Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, sửa chữa. | ND bài học. I. Thế nào là chơi chữ:
– Lợi.
à Gây cảm giác bất ngờ thú vị.
* Ghi nhớ: SGK/164
II. Các lỗi chơi chữ:
(1): Trại âm. (2): Điệp âm. (3): Nói láy. (4): Từ trái nghĩa.
III. Luyện tập: BT1: VBT
BT2: VBT
|
4.4. Củng cố và luyện tập:
GV sử dụng bảng phụ.
* Hãy gạch chân các từ được dùng theo lối chơi chữ trong bài thơ sau:
Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé.
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài.
Làm BT3, 4: VBT
Chuẩn bị bài “Chuẩn mục sử dụng từ”: Trả lời câu hỏi SGK.