Giáo án bài chú bé chăn cừu môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file bài 4 : chú bé chăn cừu( tiết 3 + 4) I MỤC TIÊU:Giúp HS : 1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

bài 4 : chú bé chăn cừu( tiết 3 + 4)

I MỤC TIÊU:Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng và rõ ràng một truyện ngụ ngôn ngắn , đơn giản,hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tình và suy luận từ tranh được quan sát .

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc , hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : nói điều chân thật , không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi ,

II. CHUẨN BỊ : Bài giảng điện tử.

III.CÁC  HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

TIẾT 3.

Khởi động:

– GV cho HS hát .

– GV cho HS đọc lại bài.

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết câu vào vở.

– GV hướng dẫn HS làm việc để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu .

– GV yêu cầu HS trình bày kết quả .

– GV và HS thống nhất câu hoàn thiện

+ a. Nhiều người hốt hoảng vì có đám cháy.

+ b. Các bác nông dân đang làm việc chăm chỉ.

– GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

6. Quan sát tranh và kể lại câu chuyện Chú bé chăn cừu.

– GV cho HS quan sát, nêu ND các bức tranh trong SGK

Tranh 1: Cậu bé đang la hét .

Tranh 2: Các bác nông dân tức tốc chạy tới chỗ kêu cứu

Tranh 3: Cậu bé hốt hoảng kêu cứu, nhưng các bác nông dân vẫn thản nhiên làm việc. 

Tranh 4 : Bầy sói tấn công đàn cừu .

– GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm cùng xây dựng nội dung câu chuyện và mỏi bạn trong nhóm kể lại cho cả nhóm nghe câu chuyện đó .

–  GV yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp .

– GV và HS nhận xét .   

– HS hát.

– HS đọc cá nhân, ĐT.

– HS đọc yêu cầu và ND bài.

– HS nêu miệng.

– HS viết bài.

– HS đọc yêu cầu.

– HS quan sát, nêu ND.

– HS kể trong nhóm.

– Đại diện kể trước lớp.

– HS khác nhận xét, bổ sung.

Tiết 4

7. Nghe viết.

– GV đọc đoạn viết.

– GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn văn

+ Viết hoa chữ cái đầu cầu , kết thúc câu có dấu .

+ Chữ dễ viết sai chính tả: hốt hoảng , thân thiện …

+ GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .

– GV đọc cho HS viết chính tả .

– GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS .

– GV đọc lại một lần toàn đoạn văn cho HS soát lỗi.

– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông.

– GV có thể sử dụng máy chiếu để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu .

– GV nêu nhiệm vụ .

– GV cho HS làm việc nhóm tìm những vần phù hợp.

– GV gọi đại diện nhóm trả lời.

– GV – HS nhận xét, đánh giá.

– GV chốt, chiếu cho HS đọc.

9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung đề nói theo tranh GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh .

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh.

– GV yêu cầu HS dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh .

– GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh .

– HS và GV nhận xét.

10. Củng cố:

– GV cho HS đọc lại bài.

– GV nhận xét đánh giá tiết học.       

– HS nghe.

– HS viết bài.

– HS soát lỗi.

– HS quan sát.

– HS đọc yêu cầu bài.

– HS thảo luận nhóm đôi.

– Đại diện HS trả lời.Bài 5: Tiếng vọng của núi( Tiết 1+ 2)

I. MỤC TIÊU:Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát .

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .

          4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : biết chia sẻ với bạn bè , biết nói lời hay , làm việc tốt ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân , khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. CHUẨN BỊ: Bài giảng điện tử.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

TIẾT 1

1.Ôn và khởi động

Ôn: – HS nhắc và đọc lại bài hôm trước.

– GV nhận xét, đánh giá.

Khởi động :

– GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhỏ để trả lời các câu hỏi .

a. Em thấy gì trong bức tranh ?

b. Hai phần của bức tranh có gì giống và khác nhau ?

– GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc Tiếng vọng của núi.

2. Đọc:

Bước 1 : Đọc câu.

– GV đọc mẫu toàn VB .

– Giáo viên cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

– Luyện đọc một số từ ngữ: túi , reo lên , …

– GV cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

– Luyện đọc những câu dài:

+ Đang đi chơi trong nhi / gấu con / chợt nhìn thấy thật hạt dẻ .

Bước 2: Đọc đoạn.

– GV chia VB thành 3 đoạn :

+ Đoạn 1 : từ đầu đến bà khóc.

+ Đoạn 2 : tột hôm đến liền bay đi.

+ Đoạn 3 : phần còn lại.

– GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt .

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài: tiếng vọng , bực tức , tủi thân , quả nhiên …

Bước 3: Đọc bài.

– GV đọc mẫu lần 2.

– GV cho HS đọc toàn bài.      

– 2 HS.

– HS quan sát, nêu ND theo cặp.

– Đại diện HS trả lời.

– HS khác nhận xét, bổ sung.

– HS chú ý lắng nghe.

– HS đọc thầm xác định số câu.

– HS đọc nối tiếp câu.

– HS đọc cá nhân.

Tiết 2

3. Trả lời câu hỏi:

– GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:

a. Chuyện gì xảy ra khi gấu con vui mừng reo lên "A ! "?

b. Gấu me nói gì với gấu con ?

c. Sau khỉ làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy như thế nào?

– GV và HS thống nhất câu trả lời:

vách núi cũng đáp lại " A ! ” ;

b. Gấu nhẹ khuyên gấu con hãy quay lại và nói với núi rằng “ Tôi yêu bạn ! ” ;

c.Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy rất vui.

4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3.

– GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi, chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát  và hướng dẫn:

+ Sau khi làm theo lời mẹ , gấu còn cảm thấy rất vui vẻ .

– GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu , đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí .

– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

* Củng cố: – GV cho HS đọc lại toàn bài.   

 

 

 

– HS trả lời.

– HS khác nhận xét , bổ sung .

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS đọc yêu cầu.

– HS trả lời.

– HS viết vào vở.

 

 

 

 

Bài 5: Tiếng vọng của núi( Tiết 3 + 4)

I. MỤC TIÊU:Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát .

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .

          4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : biết chia sẻ với bạn bè , biết nói lời hay , làm việc tốt ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân , khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. CHUẨN BỊ: Bài giảng điện tử.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

TIẾT 3

Khởi động:

– GV cho HS hát .

– GV cho HS đọc lại bài.

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở

– GV hướng dẫn HS làm việc để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu .

– GV yêu cầu HS trình bày kết quả .

– GV và HS thống nhất câu hoàn thiện

a. Hà luôn giúp đỡ bạn nên được cả lớp yêu mến.

b. Gấu con tủi thân vì các bạn không chơi cùng.

– GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh

– GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh .

– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi . Các em đóng vai các nhân vật trong tranh , dùng các từ ngữ gợi ý trong khung để nói theo tranh .

– GV có thể yêu cầu HS đóng vai theo những tình huống trong tranh nhưng dùng những lời chào ” khác ( VD : Về nhé , chào + tên , … ) ; những “ lời không hay " khác ( VD : Tớ không thích bạn ) .

– GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp .

– GV nhận xét .    

– HS hát.

– HS đọc cá nhân, ĐT.

– HS đọc yêu cầu và ND bài.

– HS quan sát, nêu ND tranh.

– HS làm việc theo nhóm đôi .

– HS đóng vai các nhân vật trong tranh , dùng các từ ngữ gợi ý trong khung để nói theo tranh .

– Đại diện HS nêu.

– HS khác nhận xét, bổ sung.

Tiết 4

7. Nghe viết.

– GV đọc đoạn viết.

– GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn văn

+ Viết hoa chữ cái đầu cầu , kết thúc câu có dấu .

+ Chữ dễ viết sai chính tả: lại, nói, gửi, dành, cho…

+ GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .

– GV đọc cho HS viết chính tả .

– GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS .

– GV đọc lại một lần toàn đoạn văn cho HS soát lỗi.

– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

8.Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iết, iêp, ưc, uc.

– GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài .

– HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa các văn iết , iêp , ưc , uc . 

– GV gọi HS nêu miệng.

– GV viết từ HS tìm đúng lên bảng và cho HS đọc thành tiếng .

9. Trò chơi Ghép từ ngữ. Tìm những cặp tử ngữ có mối liên hệ với nhau.

– GV nêu yêu cầu, phổ biến luật, HD cách chơi.

– GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm khoảng 6 HS

– Cách chơi :

 + Mỗi nhóm trao đổi kín và tìm trong những từ ngữ đã cho những cặp từ ngữ có mối liên hệ với nhau trong khoảng 5 phút , ghim từng cặp lại với nhau rồi bỏ vào giỏ của nhóm mình .

+ Khi hết thời gian , GV yêu cầu các nhóm dừng lại .

+ Đại diện các nhóm mang giỏ của nhóm mình lên đứng trước lớp quay mặt xuống các bạn .

+ GV đi từng giỏ và cùng cả lớp kiểm tra từng giỏ một , giỏ nào có số cặp từ ngữ có mối liên hệ nhiều nhất thì thắng cuộc .

– GV có thể bổ sung thêm những cặp từ ngữ khác để trò chơi thêm phần thú vị .

– GV nhận xét, đánh giá HS.

10. Củng cố:

– GV cho HS đọc lại bài.

– GV nhận xét đánh giá tiết học.       

– 2 HS đọc yêu cầu.

– HS thảo luận nhóm đôi.

– Đại diện HS nêu.

– HS khác nhận xét, bổ sung.

– HS đọc cá nhân, ĐT.

 

Leave a Comment