Giáo án bài chữ c dấu huyền, dấu sắc môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 3: C c dấu huyền, dấu sắc (tiết 5-6)   I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 3: C c dấu huyền, dấu sắc (tiết 5-6)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc (công, cò, cá, cào cào,…).

2. Kĩ năng: Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ c, dấu huyền, dấu sắc; đọc được chữ c, ca, cà, cá; viết được chữ c, ca, cà, cá, số 3; nhận biết được, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc. Biết nói, hát kèm vận động bài hát có âm c, thanh huyền, thanh sắc vui nhộn vui nhộn, quen thuộc qua các hoạt động mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ chữ c (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh họa (con công, con cò, con cá, con cào cào); bài hát Con cào cào, Con cua đá; thẻ từ (ca, cà, cá, số 3).

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

1. Ổn định lớp (3-5 phút):

Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai làm đúng?”. Giáo viên yêu cầu học sinh nói, viết, đọc chữ b; nói câu có từ b, hoặc câu có tiếng chứa âm b.

2. Dạy bài mới (27-30 phút):

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

2.1. Khởi động (4-5 phút):

* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.      

– Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được.

 

– Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.

 

– Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.      – Học sinh quan sát tranh, nói từ ngữ chứa tiếng có âm chữ c (cây cỏ, con công, cò, cá, cào cào).

– Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa c, dấu huyền, dấu sắc) và phát hiện âm c, dấu huyền, dấu sắc.

– Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới, quan sát giáo viên viết tên bài.

– Học sinh lắng nghe mục tiêu của bài học.

2.2. Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới (23-25 phút):

* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ c, dấu huyền, dấu sắc; đọc được chữ c, ca, cà, cá; viết được chữ c, ca, cà, cá, số 3.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

 

a. Nhận diện âm chữ mới:

a.1. Nhận diện âm chữ C c:

– Giáo viên gắn thẻ chữ C c lên bảng.

– Giáo viên giới thiệu chữ C c.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ C c.

a.2. Nhận diện thanh huyền ( ˋ ) (dấu huyền):

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe và phân biệt a – à, ba – bà, ca – cà.

 

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa thanh huyền.

– Giáo viên viết bảng dấu huyền.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên dấu huyền.

a.3. Nhận diện thanh sắc ( ˊ ) (dấu sắc):

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tương tự thanh huyền.

– Giáo viên treo bảng hình minh hoạ cà – cá, bà – bá, bò – bó,… để giúp học sinh phân biệt thanh huyền và thanh sắc.

b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:

b.1. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm chữ c:

– Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng ca lên bảng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng ca.

– Giáo viên hướng dẫn đánh vần theo mô hình tiếng ca.

b.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh huyền:

– Giáo viên treo tranh quả cà và gắn mô hình đánh vần tiếng cà lên bảng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng cà.

 

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếng cà.

b.3. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh sắc:

Tiến hành tương tự thanh huyền.

c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:

c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa ca:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từ ca.

 

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa ca.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa ca.

c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa cà, cá:

Tiến hành tương tự như tiếng ca.            

 

– Học sinh quan sát chữ c in thường, in hoa.

 

– Học sinh đọc chữ C c.

 

– Học sinh nghe và phân biệt a – à, ba – bà, ca – cà, tìm điểm khác giữa 3 cặp từ vừa nêu: có và không có thanh huyền.

– Học sinh nêu: cò, bò, đò, hò,…

 

– Học sinh quan sát dấu huyền.

– Học sinh đọc tên dấu huyền.

– Học sinh quan sát, phân biệt được thanh huyền (dấu huyền) và thanh sắc (dấu sắc).

Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng ca.

– Học sinh phân tích tiếng ca (gồm âm c, âm a).

– Học sinh đánh vần: cờ-a-ca.

– Học sinh quan sát tranh và mô hình đánh vần tiếng cà.

– Học sinh phân tích tiếng cà (gồm âm c, âm a và thanh huyền).

– Học sinh đánh vần: cờ-a-ca-huyền-cà.

– Học sinh quan sát từ ca phát hiện âm c trong tiếng ca.

– Học sinh đánh vần: cờ-a-ca.

– Học sinh đọc trơn từ khóa ca.

Nghỉ giữa tiết

d. Tập viết:

d.1. Viết vào bảng con:

– Viết chữ c:

Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ c.

– Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ c.

– Học sinh viết chữ c vào bảng con.

– Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.

– Viết chữ ca:

Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ ca (chữ c đứng trước, chữ a đứng sau).

 

– Viết chữ cà (cá):

Tiến hành tương tự như ca.

– Viết số 3:

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc số 3.

Giáo viên viết và phân tích hình thức chữ viết của số 3.

d.2. Viết vào vở tập viết:

– Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ c, ca, cà, cá và số 3 vào vở Tập viết.

– Giáo viên giúp đỡ học sinh CHT.

 

– Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ ca.

– Học sinh viết chữ ca vào bảng con.

– Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.

– Học sinh đọc số 3.

– Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích hình thức chữ viết của số 3.

– Học sinh viết số 3 vào bảng con.

– Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.

 

– Học sinh viết chữ c, ca, cà, cá và số 3 vào vở Tập viết.

– Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.

– Học sinh tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

2.3. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và luyện tập đánh vần, đọc trơn (18-20 phút):

* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được và nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

 

a. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới:

– Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa âm chữ c theo chiều kim đồng hồ.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng ngón trỏ nối c và hình cò, cáo, cam, cua.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ cá hoặc cua, cam, cò.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ c bằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.       

– Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa âm chữ c (cò, cáo, cam, cua).

– Học sinh thảo luận, dùng ngón trỏ nối c và hình cò, cáo, cam, cua.

– Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.

– Học sinh tìm thêm chữ c, dấu huyền, dấu sắc, ví dụ: ở bảng tên của em, của bạn; ở bảng chữ cái,…

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm c.

b. Luyện tập đánh vần, đọc trơn:

– Giáo viên đọc mẫu.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn từ ca, cà, cá.

– Giáo viên dùng tranh để giải nghĩa từ: ca, cà, cá.              – Học sinh nêu, ví dụ: cái cổ, cánh tay, cô giáo, cửa sổ, cánh cửa,…

 

– Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.

– Học sinh đánh vần và đọc trơn từ ca, cà, cá.

 

– Học sinh quan sát tranh vẽ và lắng nghe.

Nghỉ giữa tiết

3. Hoạt động mở rộng (8-10 phút):

* Mục tiêu: Học sinh biết nói, hát kèm vận động bài hát có âm c, thanh huyền, thanh sắc vui nhộn vui nhộn, quen thuộc với các em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.

* Cách tiến hành:            

 

– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh.

– Giáo viên hỏi: Tranh vẽ những gì? Tranh gợi bài hát nào?

– Giáo viên gợi ý bằng cách hát một câu, hoặc hỏi “Ở mẫu giáo em đã hát bài nào, có những từ như con cào cào có cái cánh…                – Học sinh quan sát tranh.

– Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và phát hiện được nội dung tranh.

– Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: nói, hát kèm vận động bài hát có âm c, thanh huyền, thanh sắc vui nhộn, quen thuộc với các em.

– Học sinh nói, hát kèm vận động, ví dụ: múa, vỗ tay bài Con cào cào có cái cánh xanh xanh …

4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):

a. Củng cố:

– Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại chữ c.

 

b. Dặn dò:

Giáo viên dặn học sinh.

 

– Học sinh nhận diện lại chữ c, thanh huyền, thanh sắc.

 

– Học sinh nắm lại nội dung đọc, viết ở giờ tự học; chuẩn bị cho tiết học sau (Bài o).

 

Leave a Comment