Giáo án bài Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 33 Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa   I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức – Nắm và hiểu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

33 Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Nắm và hiểu được những thành tựu chủ yếu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nó đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất xã hội.

– Nắm được khoảng những năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản dần chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mà đặc trưng cơ bản nhất là sự ra đời của các tổ chức độc quyền và sự bóc lột ngày càng tinh vi hơn đối với nhân dân lao động làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản ngày càng gay gắt và sâu sắc.

2. Năng lực

– Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.

– Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử các cuộc đấu tranh của nhân dân một số nước Đông nam Á.  Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, rút ra mối quan hệ giữa  lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc.

– Thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài

– Năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu

– Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử về sự hình thành với tổ chức độc quyền.

– Kĩ năng khai thác và sử dụng tranh ảnh lịch sử về những thành tựu của khoa học kĩ thuật

3. Phẩm chất

– Yêu nước, nhân ái,  trung thực, trách nhiệm trước các vấn đề lịch sử.

– Biết trân trọng những công trình nghiên cứu, những phát minh của các nhà khoa học trong việc khám phá nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống con người.

 – Thấy được mặc dù chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa để quốc, đi cùng với nó là những thủ đoạn bóc lột tinh vi của chúng.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Tranh ảnh,  lược đồ, đoạn phim tư liệu

+  Tranh ảnh các nhà bác học có những phát minh nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

+ Tư liệu liên quan đến những nhân vật lịch sử có liên quan đến thời kỳ này.

 – Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, tư liệu tham khảo.

– Máy tính kết nối máy chiếu.

2. Chuẩn bị của học sinh:

– Tìm hiểu về các nhà bác học có những phát minh nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

– Tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà bác học có tên tuổi trên thế giới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

* Ổn định tổ chức lớp

. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.

a. Mục tiêu:

Với việc quan sát  hình ảnh 1 số nhà bác học và một số máy móc được phát minh vảo nửa cuối thế kỷ XIX, học sinh nhớ lại những tiến bộ của khoa học-kỹ thuật đã đạt được trong thời kỳ này. Tuy nhiên, các em chưa thể biết được những thành tựu to lớn mà các nhà khoa học mang lại. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học

b. Nội dung:

 – Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Cụ thể như sau:

* Quan sát hình ảnh và 1 số máy mọc được phát minh và thảo luận một só vấn đề sau:                                                 

                    

      Georg Simon Ohm                               Mai-cơn Pha-ra- đây ( 1791 -1867)

 

        Ec-nét Rơ-đơ-phơ ( 1871 – 1937)                         Men-đê-lê-ép

       1. Em biết gì về những khoa học trên?hãy nêu những hiểu biết của em về những nhà khoa học này?

       2. Những phát minh máy móc trên đã nói lên điều gì?Những ảnh hưởng, tác động của nó đối sự phát triển của kinh tê như thế nào?

– Học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu về yêu cầu của giáo viên.

– Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung.

c. Sản phẩm

Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Sự tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và sự phát triển của sức sản xuất

a.  Mục tiêu:

Trình bày được những thành tựu tiêu biểu về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhất là những phát minh lớn trong các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học…

b. Nội dung:

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát hình ảnh trên cho học sinh theo từng cặp đôi.

+ Hãy kể tên những phát minh của các nhà khoa học cuối thế kỷ XIX đầu thế Kỷ XX?  những thành tựu đó có tác động như thế nào đến sản xuất?

 + Hãy thống kê những thành tựu tiêu biểu về kỹ thuật đã đạt được vào cuối thế kỷ XIX đầu TK XX?

– Học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi theo cặp đôi.

– Giáo viên yêu cầu đại diện của 2 cặp đôi trình bày sản phẩm, học sinh lắng nghe và bổ sung.

c. Sản phẩm.

* Lĩnh vực khoa học:

–  Vật lí, có những phát minh của các nhà bác học Ghêoóc Xim Ôm (1789 – 1854) người Đức, Êmili Khaichianôvich Lenxơ (1804 – 1865) người Nga,… đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới ; những phát minh về hiện tượng phóng xạ của các nhà bác học Pie Quyri và Mari Quyri, phát minh của nhà bác học người Đức Vimhem Rơnghen (1845 – 1923) về tia X vào năm 1895 đã giúp y học chẩn đoán chính xác bệnh tật…

– Hoá học, có định luật tuần hoàn của nhà bác học Nga Menđêlêép.

– Sinh học, có thuyết tiến hoá của Đácuyn (người Anh), phát minh của nhà bác học người Pháp Lui Paxtơ (1822 – 1895).

* Lĩnh vực kỹ thuật:

 – Những sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cũng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp ; tiêu biểu là kĩ thuật luyện kim với việc sử dụng lò Bexme và lò Máctanh đã đẩy nhanh quá trình sản xuất thép ; việc phát minh ra máy điện tín giúp cho liên lạc ngày càng nhanh và xa.

 – Cuối thế kỉ XIX, xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh ra động cơ đốt trong. Tháng 12 – 1903, ngành hàng không ra đời. Nông nghiệp cũng có bước tiến đáng kể nhờ sử dụng nhiều máy móc : máy kéo, máy gặt, máy đập,… Phân bón hoá học cũng được sử dụng rộng rãi.

– Những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX có ý nghĩa to lớn, làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

Hoạt động 2. Sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền Khuyến khích học sinh tự đọc

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

  Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Tiến bộ về khoa học-kỹ thuật vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và tác động của nó đối sự phát triển của CNTB     

b. Nội dung:

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc  cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo 

 + Lập bảng thống kê thành tựu khoa học – kỹ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

 Các nhà khoa học                                               Các thành tựu tiêu biểu

 

 + Những tác động  của khoa học – kỹ thuật đối với sản xuất vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là gì?

c. Sản phẩm:

– Tên nhà khoa học, lĩnh vực, thành tựu tiêu biểu nhất.

– Tác động của thành tựu khoa học -kĩ thuật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

+ Cơ cấu kinh tế

+ Nông nghiệp

+ Công nghiệp.

+ Sự phát triển chung của  chủ nghĩa tư bản.

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. 

b. Nội dung:

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

+ Sưu tầm những tranh ảnh về các nhà khoa học vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ Tìm hiểu tư liệu phát minh ra máy điện tính và máy bay vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

c. Sản phẩm:

– Đúng chủ đề.

– Nêu được nội dung của tư liệu.

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

Leave a Comment