Giáo án bài Chữa lỗi dùng từ (Tiết 1) 5 bước phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 19 Chữa lỗi dùng từ  (Tiết 1)   –              HS biết một số lỗi dùng từ thường gặp. –              HS hiểu nguyên nhân mắc lỗi, cách …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

19 Chữa lỗi dùng từ  (Tiết 1)

 

–              HS biết một số lỗi dùng từ thường gặp.

–              HS hiểu nguyên nhân mắc lỗi, cách sửa lỗi.

2.            Kĩ năng:

–              HS chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi dung từ.

–              HS sửa được các lỗi dùng từ.

3.            Thái độ:

–              Biết hạn chế mắc lỗi dùng từ khi nói và viết.

–              Có ý thức giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.

4.            Năng lực, phẩm chất:

–              Năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo

–              Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập

II.            CHUẨN BỊ:

1.            Giáo viên: giáo án, SGK , bảng phụ, tài liệu tham khảo.

2.            Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

 

III.           CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1.            Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, phân tích mẫu, luyện tập thực hành

2.            Kĩ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não

IV.          TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1.            Hoạt động khởi động:

*             Ổn định tổ chức

*             Kiểm tra 15 phút

Đề bài:

Câu 1: Hãy nêu khái niệm nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Câu 2: Cho các câu sau:

(1)          Mẹ mới mua cho em một cái bàn rất đẹp.

(2)          Chúng em bàn nhau sẽ đến thăm nhà bạn Hoa.

a.            Giải thích nghĩa của từ bàn trong từng trường hợp.

b.            Các cách dùng từ bàn ở 2 câu trên có phải hiện tượng chuyển nghĩa của từ không? Vì sao?

 Câu 1 (3đ):

 

Đáp án – biểu điểm:

 –             Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

–              Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Câu 2 (7đ):

a.            Giải nghĩa (4đ)

–              Bàn(1): đồ dùng có mặt phẳng và chân, làm bằng vật liệu cứng để bày đồ đạc, thức ăn,…

–              Bàn (2): Trao đổi ý kiến với nhau về việc gì đó.

b.            (3đ) 2 từ bàn trong 2 câu trên có nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan đến nhau nên đây không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

*             Vào bài mới:

–              GV lấy ví dụ về lỗi lặp từ.

? Diễn đạt như câu trên có gì chưa được?

–              HS phát biểu ý kiến. GV dẫn vào bài mới.

2.            Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS            NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HĐ 1: Tìm hiểu lỗi lặp từ:

– GV treo bảng phụ đã viết sẵn VD

* GV tổ chức thảo luận nhóm: Nhóm 1, 2, 3:

+ Tìm từ giống nhau trong đoạn văn a.

+ Việc lặp lại những từ giống nhau này nhằm mục đích gì?

Nhóm 4, 5, 6:

+ Xác định từ được lặp lại nhiều lần          I.             Lặp từ:

1.            Ví dụ: SGK – Trang 68

– Đoạn a: Lặp từ tre (7 lần), giữ (4 lần), anh hùng (2 lần).

–              Mục đích: Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà cho đoạn văn xuôi.

 

–              Đoạn b: lặp cụm từ truyện dân gian 2 lần

-> Lặp từ làm cho câu văn rườm rà, dài dòng

 

trong VD b.

+ Việc lặp lại từ này khiến cho câu văn ntn? Nguyên nhân?

–              Các nhóm thảo luận 3 phút.

–              Đại diện nhóm 2,4 báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

–              GV nx, chốt.

*             GV tổ chức thảo luận cặp đôi:

+ Nguyên nhân mắc lỗi lặp từ là do đâu?

+ Vậy nên sửa câu này như thế nào? HS thảo luận, phát biểu, nx, bổ sung. GV chốt.

 

? Từ đây em thấy muốn khắc phục các lỗi lặp từ ta cần làm ntn?

GV giảng.

 

–              HS đọc ghi nhớ sgk

 

HĐ 2: Tìm hiểu lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm:

–              GV treo bảng phụ ví dụ a, b. HS đọc.

*             GV tổ chức thảo luận nhóm 4:

Câu hỏi:

+ Trong VD a và b em thấy từ ngữ nào người viết đã dùng không đúng? Vì sao?

+  Nguyên  nhân  nào  khiến  người  viết dùng sai từ?

+ Em sẽ sửa như thế nào?

 

HS  các  nhóm  thảo  luận,  báo  cáo  kết quả, nhận xét, bổ sung. GV chốt.

 

-> lỗi lặp từ

+ Nguyên nhân mắc lỗi:

. Do người viết diễn đạt kém

. Do vốn từ ít, dùng từ thiếu lựa chọn, dùng từ máy móc, khuôn mẫu

+ Sửa lại:

. Bỏ cụm từ "truyện dân gian" Thứ 2.

. Đảo cấu trúc: Em thích đọc truyện dân gian vì có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.

 

 

(*) Khắc phục lỗi lặp từ: trau dồi, mở rộng vốn từ; cân nhắc kĩ trước khi dùng từ; rèn luyện diễn đạt thường xuyên.

 

2, Ghi nhớ – SGK

 

II. Lẫn lộn các từ gần âm:

1. Ví dụ: SGK – 68:

*             VD a:

–              Từ thăm quan dùng không đúng (không có trong từ điển TV chỉ có thăm hỏi, thăm viếng, thăm dò)

*             VD b:

–              Từ nhấp nháy dùng không đúng

–              Nhấp nháy: mắt nhắm rồi lại mở ra liên tiếp

 

–              Nguyên nhân: Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ -> lẫn lộn với các từ gần âm.

+ Tham quan: xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết, học tập kinh nghiệm.

+ Mấp máy: cử động nhẹ và liên tiếp

 

–              Cách chữa:

+ Thay từ thăm quan bằng từ tham quan.

+ Thay từ nhấp nháy bằng từ mấp máy.

 

3.            Hoạt động luyện tập:

 

–              HS xđ yêu cầu bài tập 1: lược bỏ từ ngữ trùng lặp.

–              GV tổ chức thảo luận nhóm:

–              6 nhóm thảo luận 3p.

–              Đại diện nhóm 5 trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

–              GV chốt kt.

Bài 2: xác định nguyên nhân sai và thay thể từ dùng sai trong các câu?

HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi-> đại diện phát biểu -> nx.

GV chốt.

 II. Luyện tập:

Bài 1: Lược bỏ từ ngữ trùng lặp:

a.            Bỏ các từ: bạn. ai, cũng rất, lấy, làm bạn, Lan

Chữa lại: “Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến.”

b.            – Bỏ "câu chuyện ấy"

– Thay:

+ Câu chuyện này = câu chuyện ấy

+ Những nhân vật ấy = họ

+ Những nhân vật = những người.

–              Sửa lại: “Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nvật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất tốt đẹp.”

c.             Bỏ từ lớn lên vì lặp nghĩa với từ trưởng thành.

Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình           con người trưởng thành.

Bài 2:

a.            Thay từ linh động bằng từ sinh động.

–              Nguyên nhân: Lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.

–              Phân biệt nghiã:

+ Sinh động: Gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng.

+ Linh động: không rập khuôn máy móc các nguyên tắc.

b.            Thay thế từ bàng quang bằng từ bàng quan.

–              Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm

–              Phân biệt nghĩa:

+ Bàng quang: bọng chứa nước tiểu

+ Bàng quan: dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc.

c.             Thay từ thủ tục bằng từ hủ tục

–              Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm

–              Phân biệt nghĩa:

+ Thủ tục: những việc phải làm theo qui định

+ Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.

 

4.            Hoạt động vận dụng:

–              Lập bảng thống kê các từ ngữ mà em, bạn bè, người thân thường xuyên dùng nhầm lẫn theo mẫu sau:

Từ dùng nhầm lẫn            Sửa lại

Ví dụ: bàng quang            Bàng quan

5.            Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

–              Đọc thêm các bài viết về lỗi dùng từ trong các sách tham khảo, báo chí.

–              Hoàn thiện các bài tập trong SGK.

–              Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dung từ (tiếp)

Bài 6 – Tiếng Việt

CHỮA LỖI DÙNG TỪ (Tiết 1)

I.             MỤC TIÊU

Qua bài học, HS cần:

1.            Kiến thức:

–              HS biết một số lỗi dùng từ thường gặp.

–              HS hiểu nguyên nhân mắc lỗi, cách sửa lỗi.

2.            Kĩ năng:

–              HS chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi dung từ.

–              HS sửa được các lỗi dùng từ.

3.            Thái độ:

–              Biết hạn chế mắc lỗi dùng từ khi nói và viết.

–              Có ý thức giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.

4.            Năng lực, phẩm chất:

* Năng lực.

–              Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác,

–              Năng lực chuyên biệt: sd ngôn ngữ, thẩm mĩ.

 

* Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.

II.            CHUẨN BỊ:

1.            Giáo viên: giáo án, SGK , bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2.            Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

III.           CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1.            Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, phân tích mẫu, LTTH

2.            Kĩ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não

IV.          TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1.            Hoạt động khởi động:

*             Ổn định tổ chức

*             Kiểm tra 15 phút

Đề bài:

Câu 1:

a.            Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

b.            Cho các câu sau:

(1)          Mẹ mới mua cho em một cái bàn rất đẹp.

(2)          Chúng em bàn nhau sẽ đến thăm nhà bạn Hoa.

b. Từ bàn ở 2 câu trên có phải là từ nhiều nghĩa không? Vì sao?

– Câu 2: Viết đoạn văn (từ 3 -> 5 câu) trong đó có sử dụng từ nhiều nghĩa (gạch chân dưới từ nhiều nghĩa đó).

Đáp án – biểu điểm:

Câu 1 (5 đ):

a, Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. (2đ) b, (3 đ):

–              Từ bàn trong 2 câu trên không phải là từ nhiều nghĩa.

–              Vì chúng có nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan đến nhau. Chúng là những từ đồng âm khác nghĩa.

Câu 2 (5đ): Học sinh viết được đoạn văn ngắn từ 3-> 5 câu có sử dụng từ nhiều nghĩa và gạch chân dưới từ đó.

*             Vào bài mới:

–              GV lấy ví dụ về lỗi lặp từ: Em đang học bài và em xem ti vi và em đi ngủ.

? Diễn đạt như câu trên có gì chưa được?

–              HS phát biểu ý kiến. GV dẫn vào bài mới.

2.            Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS            NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HĐ 1: Tìm hiểu lỗi lặp từ:

–              PP: Vấn đáp gợi mở, hđ nhóm.

–              KT: đặt câu hỏi, chia nhóm.

–              NL: giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy.

–              PC: tự chủ, tự tin.             I. Lặp từ:

 

– GV chiếu VD

* TL nhóm: 6 nhóm (5 p).

Nhóm 1, 2, 3:

+ Tìm từ giống nhau trong đoạn văn a.

+ Việc nhắc lại những từ giống nhau này nhằm mục đích gì?

Nhóm 4, 5, 6:

+ Xác định từ được lặp lại nhiều lần trong VD b.

+ Việc lặp lại từ này khiến cho câu văn ntn? Nguyên nhân?

–              ĐD HS TB – HS nhóm khác NX, b/s.

–              GV nx, chốt kiến thức.

* HS làm việc cá nhân: 3 phút.

? Em hãy sửa câu b cho đúng?

? Nguyên nhân mắc lỗi lặp từ là do đâu?

 

–              HS TB – HS khác NX, bổ sung.

–              GV NX, chốt KT.

? Từ đây em thấy muốn khắc phục các lỗi lặp từ ta cần làm ntn?

GV giảng.

–              HS đọc ghi nhớ sgk

 

HĐ 2: Tìm hiểu lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm:

–              PP: Vấn đáp gợi mở, hđ nhóm.

–              KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, động não.

–              NL: giao tiếp, hợp tác, tư duy.

–              PC: tự chủ, tự tin.

–              GV chiếu ví dụ a, b. HS đọc.

* HS TL cặp đôi: 3 phút.

Câu hỏi:

? Trong VD a và b em thấy từ ngữ nào người viết đã dùng không đúng? Vì sao?

? Nguyên nhân nào khiến người viết dùng sai từ?

? Em sẽ sửa câu cho đúng?         

1. Ví dụ: SGK – Trang 68

– Đoạn a: Lặp từ tre (7 lần), giữ (4 lần), anh hùng (2 lần).

–              Mục đích: Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà cho đoạn văn xuôi.

 

–              Đoạn b: lặp cụm từ truyện dân gian 2 lần

-> Lặp từ làm cho câu văn rườm rà, dài dòng

-> lỗi lặp từ

+ Sửa lại:

. Bỏ cụm từ "truyện dân gian" Thứ 2.

. Đảo cấu trúc: Em thích đọc truyện dân gian vì có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.

+ Nguyên nhân mắc lỗi:

. Do người viết diễn đạt kém

. Do vốn từ ít, dùng từ thiếu lựa chọn, dùng từ máy móc, khuôn mẫu

(*) Khắc phục lỗi lặp từ: trau dồi, mở rộng vốn từ; cân nhắc kĩ trước khi dùng từ; rèn luyện diễn đạt thường xuyên.

2, Ghi nhớ – SGK

 

II.            Lẫn lộn các từ gần âm:

1.            Ví dụ: SGK – 68:

 

* VD a:

– Từ thăm quan dùng không đúng (không có trong từ điển TV chỉ có thăm hỏi, thăm viếng, thăm dò)

* VD b:

–              Từ nhấp nháy dùng không đúng

–              Nhấp nháy: mắt nhắm rồi lại mở ra liên tiếp

–              Nguyên nhân: Ko nhớ chính xác hình thức

 

–              ĐD HS TB – HS khác NX, bổ sung.

–              GV NX, chốt KT.

? Qua các VD trên, em hãy rút ra kết luận về các thao tác sửa lỗi?               ngữ âm của từ -> lẫn lộn với các từ gần âm.

+ Tham quan: xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết, học tập kinh nghiệm.

+ Mấp máy: cử động nhẹ và liên tiếp

– Cách chữa:

+ Thay từ thăm quan bằng từ tham quan.

+ Thay từ nhấp nháy bằng từ mấp máy.

* Thao tác chữa lỗi:

–              Phát hiện lỗi sai

–              Tìm nguyên nhân sai

–              Nêu cách chữa và chữa lại

2. Ghi nhớ – SGK.

3.            Hoạt động luyện tập:

Hoạt động của GV và HS                Nội dung cần đạt

–              PP: V/đ gợi mở, hđ nhóm, LTTH.

–              KT: đặt câu hỏi, chia nhóm.

–              NL: giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy.

–              PC: tự chủ, tự tin.

* TL cặp đôi: 3 phút.

? Lược bỏ từ ngữ trùng lặp?

–              ĐD HS TB – HS khác NX, bổ sung.

–              GV NX, chốt KT.

 

* HS HĐ cá nhân: 3 phút.

? Xác định nguyên nhân sai và thay thể từ dùng sai trong các câu?

–              HS phát biểu -> HS khác nx, b/s.

–              GV chốt KT.* HS hđ cặp đôi:

? Tìm từ sử dụng chưa đúng và sửa lại? 

 

 

 

Bài 1: Lược bỏ từ ngữ trùng lặp:

a.            Bỏ các từ: bạn. ai, cũng rất, lấy, làm bạn, Lan

Chữa lại: “Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến.”

b.            – Bỏ "câu chuyện ấy"

– Thay:

+ Câu chuyện này = câu chuyện ấy

+ Những nhân vật ấy = họ

+ Những nhân vật = những người.

* Bài 2: – Sửa lại: “Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nvật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất tốt đẹp.”

c. Bỏ từ lớn lên vì lặp nghĩa với từ trưởng thành.Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

Bài 3:

a. Thay từ linh động bằng từ sinh động.

–              Nguyên nhân: Lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.

–              Phân biệt nghĩa: + Sinh động: Gợi ra hình

 

                ảnh, cảm xúc, liên tưởng.

+ Linh động: không rập khuôn máy móc các nguyên tắc.

b. Thay thế từ bàng quang bằng từ bàng quan.

–              Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm

–              Phân biệt nghĩa:

+ Bàng quang: bọng chứa nước tiểu

+ Bàng quan: dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc.

c. Thay từ thủ tục bằng từ hủ tục

–              Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm

–              Phân biệt nghĩa:

+ Thủ tục: những việc phải làm theo qui định

+ Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.

4.            Hoạt động vận dụng:

–              Lập bảng thống kê các từ ngữ mà em, bạn bè, người thân thường xuyên dùng nhầm lẫn theo mẫu sau:

Từ dùng nhầm lẫn            Sửa lại

Ví dụ: bàng quang            Bàng quan

5.            Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

–              Đọc thêm các bài viết về lỗi dùng từ trong các sách tham khảo, báo chí.

–              Hoàn thiện các bài tập trong SGK.

–              Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dung từ (tiếp) : Tiếp tục tìm lỗi và xác định nguyên nhân mắc lỗi đó;

+ Tìm thêm những từ mọi người hay dùng sai và sửa lại cho đúng

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Comment