Kéo xuống để xem hoặc tải về!
………………………………………………………….
NS: 15/1/2019
ND: /1/2019
Tuần 21: Bài : Tiết 102: Đọc hiểu văn bản:
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
(Vũ Khoan)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Qua tiết học, học sinh cần nắm được:
+ Bối cảnh thế giới và Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
+ Điểm mạnh và yếu của con người VN.
+ Nhiệm vụ cấp bách của mỗi công dân Việt Nam trong việc chuẩn bị hành trang cho bản thân, phát huy điểm mạnh, loại bỏ điểm yếu để góp phần đưa đất nước phát triển.
2. Kĩ năng:
– Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu và phân tích tác phẩm nghị luận về một vấn đề xã hội.
– Trình bày những suy nghĩ, nhận xét , đánh giá về một vấn đề xã hội .
– Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội .
3. Thái độ: Qua tiết học, giáo viên giáo dục học sinh ý thức học tập và rèn luyện tích cực, hạn chế và loại bỏ những điểm yếu của bản thân để có tương lai ngày càng tốt đẹp.
4. Năng lực: Qua tiết học, giáo viên giúp hs củng cố và phát triển các năng lực như:
+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản…
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài học, lập kế hoạch bài học, phiếu học tập…
2. HS: Đọc văn bản, soạn bài, tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản, sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức | – Dạy học dự án – Dạy học theo nhóm – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. – Thuyết trình, vấn đáp. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi – Kĩ thuật học tập hợp tác
|
C. Hoạt động luyện tập | – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
D. Hoạt động vận dụng | – Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
HĐ của thầy và trò | ND(ghi bảng) |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: – Tạo tâm thế hứng thú cho HS. – Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách. 2. Phương thức thực hiện: – Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động – Trình bày miệng, trình bày trên bảng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá – Học sinh đánh giá. – Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ – Gv yêu cầu học sinh chọn cử hai đội tham gia cuộc thi, mỗi đội 2 học sinh lên thi viết những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân lên trên bảng. Một học sinh viết điểm mạnh, một hs viết điểm yếu. Thời gian thi: 5 phút. ? Cho biết tên một văn bản cũng đề cập những điểm mạnh yếu của con người VN? *Thực hiện nhiệm vụ – HS nghe yêu cầu, thực hiện cuộc thi trên bảng. – Trả lời miệng. * Dự kiến sản phẩm: – Học sinh nêu ra được những điểm mạnh và hạn chế của bản thân trên bảng. – Văn bản " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá – Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: Trong tất cả chúng ta, ai cũng có điểm mạnh, điểm tốt, nhưng mỗi chúng ta cũng còn không ít điểm yếu, điểm chưa tốt. Vậy khi bước vào thế kỉ mới, chúng ta cần phải làm gì để có thể góp phần vào việc dựng xây đất nước…Tác giả Vũ Khoan sẽ giúp ta nhìn rõ hơn vấn đề này trong văn bản "Chuẩn bị….mới". B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu chung * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản Bàn về đọc sách * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà. * Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng dự án nhóm, phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản? 2.Thực hiện nhiệm vụ: – HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Vũ Khoan, hoàn cảnh ra đời của văn bản, có hình ảnh minh họa chân dung của tác giả – GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. – Dự kiến sản phẩm… + tg: là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ + Ra đời đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ . 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá – Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức bằng phiếu học tập của học sinh
? Đề xuất cách đọc văn bản? – Đọc to, rõ ràng, khúc triết… Thảo luận nhóm bàn: ? Vb bàn về vđ gì? Đc trình bày bằng ptbđ nào? Từ đó xđ kiểu vb của bài viết? ? Vđ trong văn bản đc trình bày thành mấy lđ? Tóm tắt ngắn gọn nd của từng lđ? Dự kiến TL: – Bàn về tầm quan trọng của việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. – Bàn về những điểm mạnh điểm yếu của con người VN. – Nhiệm vụ của lớp trẻ VN * Gv: Đó cũng chính là bố cục của vb. ? Hãy cho biết văn bản trên được chia làm mấy phần ? Hãy xác định nội dung và giới hạn của từng phần P1: Đầu…nổi trội: Nêu vấn đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới… P2: tiếp…hội nhập: Giải quyết vấn đề – Bối cảnh của tình hình thế giới và những mục tiêu nhiệm vụ của đất nước – Những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam. P3: Kết thúc vấn đề: Nhiệm vụ của lớp trẻ Việt Nam Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 1 của văn bản * Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về bối cảnh thế giới và nhiệm vụ to lớn của đất nước ta trong bối cảnh chung đó. * Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm (5phút): 1. Em hiểu ntn về các k/n: nền ktế tri thức, giao thoa và hội nhập giữa các nền ktế? 2. Em hiểu gì về bối cảnh thế giới hiện nay? 3. VN cần phải làm gì để bắt kịp với thế giới? 4. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn trích này? Tác dụng của cách lập luận ấy? 2.Thực hiện nhiệm vụ: – HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả. – GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. – Dự kiến sản phẩm… + Kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy tri thức làm trung tâm của sự phát triển…; giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế là sự gắn kết, trao đổi, giao lưu kinh tế với nhau… + Thế giới đang trong giai đoan khoa học công nghệ phát triển thần kỳ, sự giao thoa hội nhập giữa các quốc gia dân tộc diễn ra mạnh mẽ.. + Nhiệm vụ của đất nước: Phải phát triển kinh tế để thoát nghèo nàn lạc hậu, đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa, tiếp cận nhanh với nền kinh tế tri thức. + Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, sd hình ảnh ss thú vị,… 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá – Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
*Gv: Bằng cách vào đề trực tiếp, rõ ràng, bằng lập luận giàu sức thuyết phục… tác giả đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của thế giới trong thế kỉ 21 và nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của dân tộc ta. Vậy muốn thực hiện được những nhiệm vụ ấy, mỗi người dân VN cần phải thấy rõ những điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình. Tác giả sẽ giúp ta nhìn thấu tỏ những điểm này trong phần thứ hai của bài viết. Hoạt động 3: Tìm hiểu mục 2 của văn bản * Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN. * Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm (5'): ? Tìm những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN được tác giả nhắc tới? ? Nhận xét cách nêu những điểm mạnh và điểm yếu đó? + Lập luận của tác giả về từng điểm mạnh và điểm yếu có gì đáng chú ý? 2.Thực hiện nhiệm vụ: – HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả. – GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. – Dự kiến sản phẩm… + Điểm mạnh: – Thông minh, nhạy bén với cái mới – Cần cù sáng tạo – Đoàn kết trong k/c – Thích ứng nhanh… + Điểm yếu: – Yếu về kthức cơ bản và khả năng thực hành – Thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động, thiếu coi trọng qui trình công nghệ – Đố kị trong làm kinh tế – Kì thị với kinh doanh, sùng ngại hoặc bài ngoại, thiếu coi trọng chữ tín + Cách nêu điểm mạnh, yếu: Tác giả chỉ ra từng điểm mạnh và điểm yếu đi kèm nhau, không kể lần lượt hết điểm mạnh mới đến điểm yếu. + Cách lập luận: rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, dùng thành ngữ dân gian làm nổi bật điểm yếu. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá – Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
? Hãy tìm trong thực tế đời sống của con người VN nói chung, của bản thân em nói riêng những ví dụ để làm nổi bật điểm mạnh và điểm yếu như tác giả đã trình bày? – Hs trả lời cá nhân: – Dự kiến trả lời: + Mạnh: – Thông minh, học cái mới rất nhanh – Có nhiều sáng tạo trong cuộc sống – Đoàn kết trong chiến đấu, trong xây dựng xã hội chủ nghĩa – Thích ứng nhanh với thời cuộc + Yếu: – Khả năng thực hành kém, chủ yếu là học lí thuyết – Tính kỉ luật không cao, làm việc tự do… – Ghen ghét,đố kị nhau – Thích hàng ngoại, không dùng hàng nội – Nhiều người không giữ chữ tín, không giữ lời hứa… ?Qua theo dõi và phân tích em thấy tác giả muốn nhấn mạnh về điểm mạnh hay điểm yếu của con người VN? – Điểm yếu ?Điều đó cho thấy dụng ý gì của tác giả? – Chủ yếu giúp con người VN nhận ra những yếu điểm mà khắc phục ? Thái độ tg khi p.tích điểm mạnh điểm yếu – Khách quan không thiên lệch * Gv: Vậy chúng ta sẽ chuẩn bị cho bản thân những hành trang gì để có thể vững bước vào thế kỉ mới được thắng lợi? Đó là nội dung ở mục 3. Hoạt động 4: Tìm hiểu mục 3 của văn bản * Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức rõ nhiệm vụ của bản thân, của lớp trẻ trong việc chuẩn bị hành trang để vững vàng bước vào thế kỉ mới. * Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm (4 phút): ?Tác giả đã nêu những y/c nào đối với hành trang của con người VN khi bước vào thế kỉ mới? ?Em hiểu: những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất là gì? ?Tác giả đã đặt lòng tin trước hết vào lớp trẻ. Điều này cho thấy tình cảm của tác giả đối với thế hệ trẻ nước ta ntn? 2.Thực hiện nhiệm vụ: – HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả. – GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. – Dự kiến sản phẩm… + Tác giả cho rằng: khâu đầu tiên, có ý nghĩa ý quyết định là hãy làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen, tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. + Thói quen trong từng việc nhỏ nhất nghĩa là phải rèn luyện từ lời nói đến cử chỉ hành động trong mọi việc làm…. + Tác giả trân trọng, yêu mến, tin tưởng lớp trẻ- 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá – Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng ?Em tự thấy bản thân có những ưu, nhược điểm gì trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nói tới? Em khắc phục điểm yếu ntn? Hoạt động 4: Tổng kết * Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản. * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV * Phương thức thực hiện: hđ cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời miệng của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản? 2.Thực hiện nhiệm vụ: – HS: Suy nghĩ, khái quát bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch ý. – Dự kiến sản phẩm: + Nội dung: – Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. – Nhiệm vụ của thế hệ trẻ: Phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để xây dựng đất nước + Nghệ thuật: – Sử dụng các hình ảnh so sánh, cách lập luận chặt chẽ logíc – Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao sinh động. 3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá – Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV: HS đọc Ghi nhớ? C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập. * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 dòng để nêu sự chuẩn bị hành trang của bản thân em khi sống trong thế kỉ 21. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: – Nghe và làm bt – GV sửa chữa, hướng dẫn HS về nhà làm hoàn chỉnh đoạn văn. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Một số bạn em thường hay sa đà vào những trò chơi điện tử vô bổ, nhiều bạn thường xuyên đánh nhau, đua đòi, lười học. Em hãy cho các bạn ấy lời khuyên. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sp: Không nên sa đà vào các tệ nạn xã hội, phải chịu khó học tập và rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức để sau này có ích cho đất nước… E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học * Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ * Phương thức hoạt động: cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: – Tìm những bài viết khác dành cho thanh niên của tác giả Vũ Khoan. 2. Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời. |
I. Giới thiệu
1. Tác giả: Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ. 2. Văn bản: a/ Hoàn cảnh, xuất xứ – Ra đời đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. b/ Đọc, chú thích,bố cục
II. Đọc- hiểu văn bản 1. Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước:
– Bối cảnh thế giới: + Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại. + Sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế – Mục tiêu nhiệm vụ của đất nước +Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu + Đẩy mạnh CNH- HĐH + Tiếp cận nhanh với nền kinh tế tri thức.
2. Điểm mạnh, yếu của con người VN:
* Cái mạnh: – Thông minh, nhạy bén với cái mới – Cần cù sáng tạo – Đoàn kết trong k/c – Thích ứng nhanh * Cái yếu: – Yếu về kthức cơ bản và khả năng thực hành – Thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động, thiếu coi trọng qui trình công nghệ – Đố kị trong làm kinh tế – Kì thị với kinh doanh, sùng ngại hoặc bài ngoại, thiếu coi trọng chữ tín
3. Nhiệm vụ của chúng ta: – Lấp đầy những điểm mạnh – Loại bỏ những điểm yếu.
III. Tổng kết
1. Nội dung: – Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. – Nhiệm vụ của thế hệ trẻ: Phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để xây dựng đất nước. 2. Nghệ thuật: – Sử dụng các hình ảnh so sánh, cách lập luận chặt chẽ logíc, ngôn ngữ báo chí, cách nói giản dị dễ hiểu, dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục. – Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao sinh động. *Ghi nhớ(sgk) |
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kí duyệt
Kí duyệt
Tuần 21 – Bài 19 – 20
Tiết 101 : Tập làm văn
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TẬP LÀM VĂN (SẼ LÀM Ở NHÀ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
– Tập suy nghĩ về một hiện tựng thực tế ở địa phương
– Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra : Hỏi các bước viếtd bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống + dàn ý bài tập 4.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: GV giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình
Bước 1: nêu yêu cầu của chương trình và chép lên bảng
– Chọn sự việc, hiện tượng có vấn đề, có ý nghĩa để viết.
VD1: Vấn đề môi trường
– Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán.
– Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị.
– Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì, ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp…) đối với việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.
VD2: Vấn đề quyền trẻ em:
– Sự quan tâm của chính quyền địa phương: xây dựng, sửa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ những trẻ em khó khăn…
– Sự quan tâm của nhà trường: xây dựng khung cảnh sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt động tham quan, ngoại khóa…
– Sự quan tâm của gia đình: cha mẹ có làm gương hay không, có những biểu hiện bạo hành hay không?
VD3: Vấn đề xã hội:
– Sự quan tâm, giúp đỡ đối với các gia đình chính sách (thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt nam anh hùng); những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (bị thiên tai, tai nạn, bệnh hiểm nghèo…)
– Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hy sinh của người lớn và trẻ em.
– Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội…
Bước 2; xác định cách viết
a. Yêu cầu về nội dung:
– Sự việc, hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội
– Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu, không sáo rỗng
– Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục
– Nội dung bài viết phải giản dị, dễ hiểu, tránh viện sách vở dài dòng, không cần thiết.
b. Yêu cầu về cấu trúc:
– Bài viết phải đủ 3 phần: mở, thân, kết
– Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
Bước 3: Gợi ý dàn bài chung
a. Mở bài: Nêu sự việc, hiện tượng có vấn đề ở địa phương
b. Thân bài: gồm 2 phần
– Nêu và trình bày sự việc, hiện tượng (rõ ràng, cụ thể, có dẫn chứng)
– Nêu ý kiến riêng của mình về sự việc, hiện tượng đó.
+ Nhận định đúng – sai, lợi – hại
+ PHân tích nguyên nhân
+ Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối.
c. Kết bài: Khẳng định hoặc phủ định sự việc, hiện tượng, đề xuất giải pháp
Bước 4: chú ý
– Trong bài viết tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị, cụ thể có thật liên quan đến sự việc, hiện tượng (bài viết sẽ mất tính chất của bài tập làm văn).
– Nên chia thời gian để chuẩn bị thực hiện tốt bài viết, đảm bảo nộp đúng hạn quy định (trước khi nộp bài 27).
4. Dặn dò:
– Viết bài – > nộp trước bài 27 (15/3/2007)
– Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 22- Bài 19
Tiết 101: HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua bài học này, HS cần :
Kiến thức: Học sinh tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội ở địa phương.
Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, tự giác.
4.
Định hướng năng lực – phẩm chất :
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
- HS có phẩm chất : Tự tin, tự chủ, sống có trách nhiệm
II.CHUẨN BỊ
- Thầy:- Soạn giáo án, tham khảo tài liệu
- Trò: Học bài cũ, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, hợp đồng
- Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, trình bày một phút
VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Hoạt động khởi động
- ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ : – Thế nào là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội. ?
- Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội. cần phải đảm bảo gì về nội dung và hình thức ?
*Vào bài mới : Gv giới thiệu bài
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vấn đề cần nghị luận ở địa phương *Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm * Kĩ thuật : Đặt câu hỏi – GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận: N1 – Theo em ở địa phương chúng ta có vấn đề gì cần bàn luận. ( Cả đáng khen và đáng chê ) ? | I. Tìm hiểu vấn đề cần nghị luận ở địa phương * Địa phương: VD: + Vứt rác bừa bãi + Tệ nạn xã hội… + Vi phạm luật giao thông ( đi xe máy không có bằng, không đội mũ bảo hiểm ) + Giúp đỡ gia đình thương binh, |
N2 – Trong nhà trường cũng có nhiều vấn đề đáng bàn luận. Vậy em hãy nêu ra 1 số vấn đề đó?
Hoạt động 2: Cách làm
-GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống GV đưa ra một số gợi ý về cách làm bài cho học sinh.
? Bố cục của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống gồm có mấy phần ? ? Bài viết cần phải lập luận như thế nào GV yêu cầu về độ dài.
GV giới hạn thời gian Yêu cầu HS nộp bài cho lớp trưởng sau khi học xong bài 25. | liệt sĩ. * Nhà trường: + Hiện tượng đánh nhau + Hiện tượng không thuộc bài + Trò chơi điện tử -> bỏ học + Ăn quà vặt trong trường + Tấm gương 1 bạn HS nghèo, học giỏi
– Bài viết phải nêu được những ý cơ bản sau : Biểu hiện , nguyên nhân , lợi – hại , ý kiến( giải pháp)
2. Về hình thức – Bố cục: Gồm 3 phần + Mở bài + Thân bài + Kết bài
III. Thời gian nộp bài – Bài viết này để chuẩn bị cho hoạt động Ngữ văn bài 28 ( HS viết ở nhà và thu bài sau khi học xong bài 25 ) |
Hoạt động luyện tập
? Nêu lại dàn bài của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
? Các bước tiến hành 1 bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
4.Hoạt động vận dụng
-Viết bài văn về hiện tượng đời sống xã hội ở địa phương em?
5.Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Tự ôn tập về văn nghị luận để chuẩn bị viết bài TLV số 5 ( Tiết 104, 105 )
- Hoàn thành bài viết để chuẩn bị cho bài 28
- Soạn văn bản '' Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới '' ->Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi /SGK
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 22 – Bài 20
Tiết 102: VB – CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
( Vũ Khoan )
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua bài học này, HS cần :
1.Kiến thức:
- Học sinh nhận thức được những điểm mạnh, yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam yêu cầu gấp rút phải kháec phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá .
- Hiểu được trình tự lập luận và cách nghị luận của tác giả.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu, phân tích một văn bản nghị luận.
-Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội
- Rèn luyện thên cách viết đoạn văn , bài văn nghị luận về một vẫn đề xã hội
3.Thái độ:
- Học sinh có ý thức tự học, rèn luyện thói quen tốt để bước vào tương lai.
4.Định hướng năng lực – phẩm chất :
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
- HS có phẩm chất : Tự tin, tự chủ, sống có trách nhiệm, yêu quê hương đất nước
II.CHUẨN BỊ
1.Thầy:
- Soạn giáo án, tham khảo tài liệu
- Dự kiến tích hợp:
+Văn – TLV: Văn nghị luận
+ Văn – Thực tế: Bối cảnh đất nước
- Trò: Học bài cũ, soạn bài mới
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, dùng lời có nghệ thuật
- Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động khởi động
- ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ : – Sức mạnh của văn nghệ ?
*Vào bài mới : Gv giới thiệu bài
2.
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu chung *Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm, dùng lời có nghệ thuật * Kĩ thuật : Đặt câu hỏi ? Cho biết đôi nét về tác giả?
?Hoàn cảnh ra đời của văn bản ? -GVyêu cầu HS nêu giọng đọc của vb, hướng dẫn đọc, HS đọc -> HS nhận xét Yêu cầu HS giải thích chú thích 1,3,5 SGK ? VB trên thuộc kiểu Vb nào? ? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt gì ? ? Vấn đề nghị luận vủa vb trên là gì?
? Bố cục của văn bản ? giới hạn và nội dung từng phần ? ? Luận điểm được nào được đưa ra trong phần mở bài? -Gv yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi -> HS trình bày -> HS nhận xét (1) Phần thân bài được lập luận bằng các luận cứ nào?
?Nội dung của phần kết bài ? | I.Đoc, tìm hiểu chung
. Đọc . Chú thích- Sgk
-Vấn đề nghị luận: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
* Bố cục : 3 phần – Phần 1: Nêu vấn đề( Đoạn 1,2 ) -> Nêu luận điểm cơ bản '' Lớp trẻ… mới''
|