Kéo xuống để xem hoặc tải về!
8 Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
(Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kỳ mạn lục )
I. Mức độ cần đạt
TT MỤC TIÊU MÃ HOÁ
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
1 Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tóm tắt được tác phẩm; nhận biết đề tài, chi tiết sự việc tiêu biểu, nhân vật… Đ1
2 Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật Đ2
3 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì: yếu tố hoang đường, diễn biến cốt truyện; ngôn ngữ trần thuật… Đ3
4 Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm Đ4
5 Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm Đ5
6 Đọc mở rộng các tác phẩm khác trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và các tài liệu liên quan. Đ6
7 Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp N1
8 Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi NG1
9 Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm hay nghị luận văn học về tác phẩm. V1
Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề
10 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý. TC-TH
11 Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm. GT- HT
12 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Yêu nước; Trách nhiệm
13 Củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.
YN
14 Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội.
TN
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…
2.Học liệu:
*Giáo viên:
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
*Học sinh:
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu (10 phút) Kết nối – Đ1 Huy động vốn kiến thứcđã học về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới Trò chơi, Đàm thoại gợi mở
GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(50 phút) Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT I. Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu văn bản
1.Tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn: hành động đốt đền; cuộc xử kiện dưới Minh Ty; kết quả cuộc xử kiện
2. Ngụ ý của tác phẩm
III. Tổng kết Đàm thoại gợi mở
Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Kĩ thuật làm việc nhóm GV đánh giá phiếu học tập, sản phẩm học tập của HS.
Hoạt động
Luyện tập
(15 phút) Đ3, Đ4, Đ5; TCTH Thực hành bài tập luyện tập kiến thức và kĩ năng: Bài tập Đọc hiểu Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án và HDC
Hoạt động Vận dụng
(10 phút) V1, YN, TN Liên hệ với thực tế đời sống: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ cùa anh/chị vế cuộc chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác của con người.
Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
Hoạt động
Mở rộng
(5 phút) Đ 6, Đ 5 , V1, TC- TH + Vẽ bản đồ tư duy bài học.
+ Tìm đọc thêm một số truyện của Nguyễn Dữ.
Phương pháp dự án; Dạy học hợp tác Thuyết trình; Kĩ thuật Phòng tranh,; sân khấu hóa tác phẩm; Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.
GV và HS đánh giá
1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Kết nối – Đ1
b. Nội dung hoạt động: GV cùng HS thực hiện hoạt động dựa vào kĩ thuật: kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút để trả lời câu hỏi: Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm do nhà văn nào sáng tác? Truyện ra đời vào thời gian nào? Hãy kể tóm tắt cốt truyện?
c. Sản phẩm: Lời kể, cốt truyện của tác phẩm.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV HĐ của HS
– GV giao nhiệm vụ: Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm do nhà văn nào sáng tác? Truyện ra đời vào thời gian nào? Hãy kể tóm tắt cốt truyện?
– Đánh giá sản phẩm.
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: – HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2; N1, NG1; GT-HT
HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm của ông.
b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sgk, vở soạn để trả lời câu hỏi GV đưa ra:
– Nêu các nét chính về tác giả Nguyễn Dữ?
– Em có hiểu biết gì về truyện truyền kì?
– Bố cục của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?
c. Sản phẩm:
1. Tác giả
Nguyễn Dữ (? – ?), sống vào khoảng thế kỉ XVI. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không lâu thì lui về ẩn dật.
2. Tác phẩm
– Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua các yếu tố kì lạ, hoang đường. Tuy nhiên, đằng sau các chi tiết có tính chất kì lạ, phi hiện thực, người đọc vẫn có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm của tác giả.
– Tác phẩm rút ra từ Truyền kì mạn lục – một "thiên cổ kì bút" viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI .
– Vị trí: thuộc chương 8 của tập Truyền kì mạn lục.
– Bố cục: 4 phần.
+ P1: “Ngô Tử Văn…ko cần gì cả”
Giới thiệu nhân vật và hành động đốt đền tà.
+ P2: “Đốt đền xong… khó lòng thoát nạn”
Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần.
+ P3: “Tử Văn vâng lời…mất”
Tử Văn bị bắt, đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương, được tha, nhận lời tiến cử làm quan phán sự ở đền Tản Viên.
+ P4: còn lại.
Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên và người quen cũ.
Lời bình của tác giả.
– Chủ đề: Miêu tả người trí thức Tử Văn với tính tình, cương trực, dũng cảm đốt đền, đồng thời làm rõ hành động mạnh mẽ, quyết liệt vạch mặt gian tà trước công lí giành chiến thắng
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV HĐ của HS
Trong hoạt động:
-Hs đọc phần Tiểu dẫn- sgk.
– Nêu các nét chính về tác giả Nguyễn Dữ?
– Em có hiểu biết gì về truyện truyền kì?
Sau hoạt động: Gv bổ sung: Qua truyện truyền kì, chúng ta thấy đằng sau những chi tiết hoang đường kì ảo (phi hiện thực) lại là những vấn đề cốt lõi của hiện thực, thể hiện rõ quan niệm và thái độ của tác giả.
Gv giải thích nhan đề:
+ Truyền kì: những chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian.
+ Mạn lục: ghi chép một cách rộng rãi.
Ghi chép một cách rộng rãi những chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian.
Thái độ khiêm tốn của tác giả. Bởi tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công hư cấu sáng tạo, trau chuốt, gọt rũa của tác giả.
– Tác phẩm gồm bao nhiêu câu chuyện, viết bằng loại chữ nào và ra đời vào khoảng thời gian nào?
– Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
– HS đọc sgk.
– Trả lời cá nhân từng câu hỏi.
– Nhận xét câu trả lời của bạn khác.
HĐ 2: Tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn.
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT
HS thực hiện hoạt động để hiểu được tính cách, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn.
b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ dựa vào sgk, giấy A0, kĩ thuật khăn trải bàn để xác định vấn đề cần giải quyết: nguyên nhân Tử Văn đốt đền, vụ xử kiện dưới Minh Ti?…
c. Sản phẩm:
a. Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn
– Lai lịch: Tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, là một trí thức nước Việt.
– Tính cách: Khảng khái, nóng nảy, thấy gian tà là không chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.
→ Từ ngữ mang tính khẳng định.
Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại
→ Gây sự chú ý của ngưới đọc.
b. Hành động của Ngô Tử Văn
– Tức giận trước việc “ hưng yêu tác quái” của tên Bách hộ họ Thôi, nên đã đốt đền trừ hại cho dân.
– Diễn biến:
+ Tắm gội sạch sẽ.
+ Khấn trời đất.
+ Châm lửa đốt đền.
+ Không hề lo sợ hậu quả.
→ Cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
– Giao nhiệm vụ:
+ Ngay từ đầu truyện, tác giả đã giới thiệu Ngô Tử Văn là người như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về cách dùng từ và giới thiệu của tác giả?
+ Tính cách đã chi phối tới hành động nào của Ngô Tử Văn?
+ Chàng đã làm việc đó như thế nào? Ý nghĩa?
– Đánh giá sản phẩm.
– Chuẩn kiến thức. – Thực hiện nhiệm vụ.
– Báo cáo nhiệm vụ.
TIẾT 2:
HĐ 1: Tìm hiểu ý nghĩa của hành động đốt đền.
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT
b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ để tìm ra ý nghĩa của hành động đốt đền của Ngô Tử Văn.
c. Sản phẩm:
– Ý nghĩa của việc đốt đền:
+ Thể hiện tính khảng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ sĩ vì dân trừ hại. Đồng thời tỏ rõ quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng nhân dân.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên tướng giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
– Giao nhiệm vụ:
Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?
Việc đốt đền khiến Ngô Tử Văn chịu những hậu quả nào?
– Đánh giá sản phẩm.
– Chuẩn kiến thức. – Thực hiện nhiệm vụ.
– Báo cáo nhiệm vụ.
– Hậu quả:
+ Tử Văn bị “sốt nóng sốt rét”.
+ Bị hồn ma tên tướng giặc mắng mỏ, đe dọa
+ Bị chết xuống âm ti gặp diêm vương
HĐ 2: Tìm hiểu thái độ của Tử Văn sau khi đốt đền.
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT
b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh dựa vào hành động để đánh giá thái độ và tính cách của nhân vật.
c. Sản phẩm:
Các hành động và thái độ của Ngô Tử Văn
+ Điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần
+ Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.
+ Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực.
+ Lời nói: Vẫn một mực kêu oan, đòi phán xét minh bạch, công khai
d.Tổ chức thực hiện.
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
– Giao nhiệm vụ:
Ngoài hành động đốt đền, tính cách cương trực thẳn thắng và ghét sự gian tà đã dẫn đến những hành động, thái độ nào khác của Ngô Tử Văn?
– Đánh giá sản phẩm.
– Chuẩn kiến thức. – Thực hiện nhiệm vụ.
– Báo cáo nhiệm vụ.
HĐ 3: Chiến thắng của Tử Văn ở vụ xử kiện dưới Minh Ti.
a. Mục tiêu:Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT
b. Nội dung: Hướng dẫn HS đánh giá vấn đề qua hệ thống câu hỏi.
-Em có nhận xét gì về chiến thắng của Ngô Tử Văn?
– Theo em sự chiến thắng của Ngô Tử Văn mang ý nghĩa gì?
c. Sản phẩm:
-Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn:
+ Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.
+ Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt
+ Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.
– Ý nghĩa của sự chiến thắng.
+ Khẳng định niềm tin chính nhất định thắng tà
+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ dân bảo vệ chính nghĩa.
c. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
– Giao nhiệm vụ:
-Em có nhận xét gì về chiến thắng của Ngô Tử Văn?
– Theo em sự chiến thắng của Ngô Tử Văn mang ý nghĩa gì?
– Đánh giá sản phẩm.
– Chuẩn kiến thức. – Thực hiện nhiệm vụ.
– Báo cáo nhiệm vụ.
HĐ 4: Tìm hiểu ngụ ý tác phẩm:
a.Mục tiêu: Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT
b.Nội dung: HS thông qua việc phân tích, đánh giá vấn đề để nêu bật được ngụ ý của tác phẩm.
c. Sản phẩm:
– Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi. Mạo danh thổ thần, sống là giặc xâm lược, chết cũng không từ bỏ dã tâm. Bản chất tham lam, hung ác đáng bị trừng trị
– Phơi bày thực trạng bất công từ cõi trần đến cõi âm,. Kẻ ác được sung sướng, người thiện chịu oan ức, thánh thần cũng bao che cho cái ác lộng hành, diêm vương và ác quan đại diện cho công lý thì bị lấp tai, che mắt. Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của XH đương thời, tham quan ô lại làm khổ người dân lương thiện.
– Nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác, cái xấu.
* Bài học:
+ Nhìn nhận cách sống: Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác, sự gian tà.
+ Niềm tin vào lẽ phải: Chính bao giờ cũng thắng tà.
→ Lẽ phải, công lí không lệ thuộc vào số lượng người hai phái chính – tà. Bè cánh xấu xa chỉ tồn tại nhất thời. Chính nghĩa tất thắng. Miễn là người quân tử phải có ý chí và không ngại sự thiệt hại đến bản thân mình.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
– Giao nhiệm vụ:
Tác phẩm có những ngụ ý gì?
(Qua TP, tg muốn lên án, phê phán và nhắn nhủ điều gì?)
– Em rút ra bài học gì?
– Đánh giá sản phẩm.
– Chuẩn kiến thức. – Thực hiện nhiệm vụ.
– Báo cáo nhiệm vụ.
HĐ 5: Hướng dẫn HS tổng kết.
a. Mục tiêu: HS tìm ra được những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
b. Nội dung hoạt động: Qua việc trả lời câu hỏi, HS chỉ ra những yếu tố đặc sắc thuộc nội dung và nghệ thuật của văn bản.
c. Sản phẩm:
1. Nội dung
– Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt.
– Bài học nhân sinh về chính – tà, thiện – ác
2. Nghệ thuật
– Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
– Dẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
– Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
– Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang nét hiện thực.
– Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt.
– Bài học nhân sinh về chính – tà, thiện – ác
2. Nghệ thuật
– Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
– Dẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
– Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
– Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang nét hiện thực.
– Sử dụng kiểu kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của văn học dân gian.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
– Giao nhiệm vụ:
Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện được Nguyễn Dữ sử dụng trong bài?
– Đánh giá sản phẩm.
– Chuẩn kiến thức. – Thực hiện nhiệm vụ.
– Báo cáo nhiệm vụ.
HĐ LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Đ4, Đ5; N1,TC-TH
b. Nội dung : GV hướng dẫn HS sử dụng:
– Phương tiện: Sgk, vở ghi
– Phương pháp, kĩ thuật: Kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.
Để thực hiện nhiệm vụ luyện tập từ phiếu học tập của GV.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang.Chàng vốn khẳng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, họ sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vung tay không cần gì cả.
( Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10,Trang 56,Tập II, NXBGD 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản ?
2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?
3/ Các từ ngữ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn?
c.Sản phẩm:
1/ Nội dung chính của văn bản trên:
– Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn
– Kể về sự tức giận trước việc tác oai tác quái của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn.
2/ Phương thức biểu đạt của văn bản: tự sự
3/ Các từ ngữ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn :
– Lòng dũng cảm, cương trực của con người vì dân vì nước.
– Tinh thần dân tộc bất khuất: tiêu diệt hồn của tên tướng giặc, lúc sống hại dân ta mà lúc chết cũng hại dân ta ; bảo vệ người có công với đất nước: Thổ công từng giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm.
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
– Giao nhiệm vụ:
Đọc đề bài và trả lời câu hỏi.
– Đánh giá sản phẩm.
– Chuẩn kiến thức. – Thực hiện nhiệm vụ.
– Báo cáo nhiệm vụ.
(NL giải quyết vấn đề)
HĐ VẬN DỤNG
a.Mục tiêu: V1, YN, TN
b.Nội dung: Viết đoạn văn nghị luận:
1. Từ hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong Chụyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ cùa anh/chị vế cuộc chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác của con người.
d. Sản phẩm:
-Giới thiệu vấn để cần bàn luận
-Cuộc chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác của con người.
– Suy nghĩ về cuộc chiến đấu chổng lại cái xấu, cái ác của con người
– Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa là cuộc đấu tranh dai dẳng, nảy lửa, không dễ dàng đi đến hồi kết thúc. Trong cuộc chiến này, cái thiện phải dũng cảm đương đầu với cái ác, dùng cảm chiến đấu.
-Mỗi người phải tự vũ trang cho mình một bản lĩnh vững vàng, một niềm tin
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV HĐ CỦA HS
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
– GV giao nhiệm vụ:
2. Từ hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong Chụyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 – 600 từ), trình bày suy nghĩ cùa anh/chị vế cuộc chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác của con người.
– Nhận xét, chuẩn kiến thức.
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
HĐ 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
a. Mục tiêu: V1, TC- TH
b. Nội dung: HS lập sơ đồ tư duy bài học.
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS đã hoàn thiện.
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV HĐ CỦA HS
-GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Tìm đọc thêm một số truyện của Nguyễn Dữ
– Đánh giá sản phẩm. + Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Sưu tầm trên mạng, sách ở thư viện;
– HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.
(NL tự học)
IV. Tài liệu tham khảo
-SGK, SGV
– Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10.
– Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 2 (Nguyễn Văn Đường cb), NXB Hà Nội, 2011.
– Văn bản Ngữ văn 10 – Gợi ý đọc – hiểu và lời bình (Vũ Dương Quỹ – Lê Bảo), NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.
– Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10 (Trần Nho Thìn cb), NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
– Một số tài liệu trên mạng internet.
V. Rút kinh nghiệm