Giáo án bài chuyện của Nam tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiếng Việt (Tiết 385+386) Chủ đề 33:  CHÚNG MÌNH THẬT ĐẶC BIỆT Tiết 1+2                                                Bài 1: chuyện của Nam   I/ MỤC TIÊU: Bài học giúp …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiếng Việt (Tiết 385+386)

Chủ đề 33:  CHÚNG MÌNH THẬT ĐẶC BIỆT

Tiết 1+2                                                Bài 1: chuyện của Nam

 

I/ MỤC TIÊU:

Bài học giúp HS hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực:

-Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những điểm khác biệt/ đặc biệt của mình và của người khác.

-Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân, nói về những cảm giác của mình khi có những điểm khác biệt/ đặc biệt đó.

-Thông qua việc quan sát tranh minh họa bài đọc và tên bài đọc, tăng cường khả năng phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc.

-Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.

-Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập, và đặt câu.

-Chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của nhân vật trong bài đọc. Từ đó, liên hệ đến việc trau dồi, luyện tập chăm chỉ để thành công cho bản thân, và bồi dưỡng phẩm chất tự tin vào bản thân, biết nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, và tích cực rèn luyện các điểm mạnh đó qua hoạt động nghe nói, đọc hiểu, viết.

-Luyện tập nhận diện lời nhân vật.

-Tô đúng kiểu hoa chữ Ư và viết câu ứng dụng. Thực hành kĩ năng nhìn – viết đoạn văn.

-Phân biệt đúng chính tả ng -/ ngh- và dấu hỏi/ dấu ngã.

-Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.

-Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.

II/ CHUẨN BỊ:

-SHS, VBT, tranh minh họa chủ đề.

-Một số tranh ảnh trong SHS được phóng to.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN     HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1/Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.

* Mục tiêu: Giúp HS miêu tả về vẻ ngoài, tính cách…. Của bạn.

* Cách tiến hành:

– Tổ chức chơi trò chơi: “Gọi tên bạn”.

– Cho HS quan sát tranh, nói thành câu phù hợp với chủ đề: Chúng em thật đặc biệt.

– Nêu nhận xét.

2/Luyện nói.

* Mục tiêu: Hỏi và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh của bài.

* Cách tiến hành:

– Cho HS quan sát tranh phóng to (SGK trang 134).

– Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo nội dung tranh.

– Nêu những điểm đặc biệt/ khác biệt của bản thân so với mọi người xung quanh.

– Gới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.

3/Luyện đọc thành tiếng.

* Mục tiêu: Đọc đúng và rõ các từ, câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ hơi trong câu dài.

* Cách tiến hành:

a/ – Đọc mẫu.

– Nhắc HS để ý chỗ ngắt, nghỉ hơi.

b/ Cho HS đọc tiếng, từ ngữ:

– Cho HS luyện đọc theo nhóm, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ.

– Nêu từ khó và hướng dẫn HS đọc: chuyện, siêu, huơ, ngoắc tay, luyện tập….

– Giải ghĩa từ: huơ, ngoắc tay.

c/ Luyện đọc câu:

– Tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.

– Hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi ở những câu dài.

d/ Tổ chức cho HS đọc cả bài văn:

– Chia bài văn thành 3 đoạn.

– Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

– Cho HS đọc toàn bài trong lớp.

TIẾT 2

4/Tìm hiểu bài.

* Mục tiêu: Mở rộng vốn từ chứa ươ, oăc, im, im/ iêm. Nhận biết được những điểm đặc biệt của bản thân; trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung bài học.

* Cách tiến hành:

a/Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ, phân biệt vần im/ iêm.

– Hướng dẫn HS tìm tiếng trong bài có vần ươ, oăc, im.

– Gọi đại diện các cặp trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét.

– Nêu mẫu tìm tiếng ngoài bài có chứa vần im/ iêm: quay phim, múa kiếm.

– Cho HS thảo luận nhóm.

– Gọi các nhóm trình bày.

 

– Nhận xét, tuyên dương.

b/Đọc hiểu.

– Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.

+ Vì sao Nam cảm thấy buồn về chính mình?

– Cho HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2.

+ Nam giỏi môn gì?

– Cho HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3.

+ Đọc lời khuyên của ba về việc học môn toán của bạn Nam.

 

– Chốt ý, chốt lại nội dung bài: mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; tích cực rèn luyện điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.

3/Củng cố, dặn dò:

– Cho HS nhắc lại nội dung vừa được học (tên bài, ước mơ,…).

– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.    

 kim, lim dim, cây kiếm, tiêm thuốc,…

 

– Đọc đoạn 1, trả lời:

+ Vì Nam không tìm được đáp số cho bài toán.

– Đọc đoạn 2, trả lời:

+ Nam giỏi môn bơi.

– Đọc đoạn 3, trả lời:

+ Làm toán cũng vậy. Chỉ cần con cố gắng và chăm chỉ luyện tập, con sẽ làm được thôi.

– Lắng nghe.

Leave a Comment