Giáo án bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 97 :CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG Mục tiêu: Kiến thức: Hiểu được khái niệm câu chủ động, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 97 :CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

  1. Mục tiêu:
    1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm câu chủ động, câu bị động

Hiểu được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

  1. Kĩ năng: Sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói và viết
  2. Thái độ: Có ý thức sử dụng câu chủ động và bị động phù hợp trong khi nói và viết.

4.Năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

+ Phẩm chất: sống có trách nhiệm, tự tin, tự chủ.

II- Chuẩn bị:

  1. Thầy: Bài soạn, tài liệu liên quan.
  2. Trò: Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH: dạy học nhóm, nêu vấn đề, vấn đáp- gợi mở, phân tích mẫu, đặt và giải quyết vấn đề.

 

  • KTDH: Thảo luận, động não, đặt câu hỏi, hỏi-trả lời.

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Hoạt động khởi động
  • Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
  • Kiểm tra:
    • Việc sử dụng trạng ngữ trong câu có những cụng dụng gì? Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ? Nêu công dụng của trạng ngữ trong câu đó?
    • Khi nào có thể tách trạng ngữ thành 1 câu riêng?
  • Tổ chức khởi động:

Hát

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung cần đạt

HĐ1. Câu chủ động và câu bị động:

+PP:   Vấn đáp-gợi mở, dạy học nhóm, phân tích mẫu, luyện tập-thực hành.

+KT:   đặt câu hỏi, chia nhóm ,thảo luận.

+ Năng lực : tự học, hợp tác , giải quyết vấn đề …

 

– HS đọc vd

– Cho hs trao đổi theo cặp(2p)

 

? Hai câu sau đây có gì giống và khác nhau?

  • Về nội dung?
  • Về hình thức?

 

 

 

 

 

 

 

Đại diện hs trình bày, hs khác nx, bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức.

? Vậy em hiểu thế nào là câu chủ động? câu bị động?

  • HS khái quát rút ra ghi nhớ/ SGK.

 

-GV:Từ một câu chủ động có thể chuyển thành 1,2 câu bị động tương ứng.

 

?Tham gia vào thành phần của câu bị

I.   CÂU   CHỦ  ĐỘNG  VÀ   CÂU   BỊ ĐỘNG:

 

 

 

  1. Ví dụ : (SGK)

 

  1. Nhận xét :
  1. Mọi người             yêu mến em CN                          VN

Chủ thể                     Đối tượng của hành động           của hành động

 

  1. Em    //   được mọi người        yêu mến. CN                    VN

Đối tượng của hành động

  • Nội dung 2 câu hoàn toàn giống nhau.
  • Chủ ngữ câu a: chủ thể của hoạt động.
  • Chủ ngữ câu b: đối tượng của hoạt động

 Câu a là câu chủ động Câu b là câu bị động.

 

 

 

3. Ghi nhớ: SGK.

 

động thường có từ nào?

? Câu sau đây có phải là câu bị động không?

VD:

  1. Cơm bị cháy
  2. được đi bơi

Mặc dù có sử dụng "bị", "được" nhưng hai câu trên không phải là câu bị động Câu a: không rõ chủ thể của hành động.

Câu b: "đi bơi" là hoạt động chính của chủ thể chứ không phải động từ ngoại động (hoạt động của người, vật khác tđ vào)

-> Câu bình thường

-gv lưu ý hs.

HĐ2.Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

+PP: Vấn đáp-gợi mở, dạy học nhóm,

giảng bình

+KT: đặt câu hỏi, chia nhóm ,thảo luận, hỏi- trả lời.

+ Năng lực : tự học, hợp tác , giải quyết vấn đề …

 

– Học sinh đọc ví dụ sgk

Thảo luận nhóm (5 p)

  1. Em hãy chọn câu nào để điền vào chỗ trống ? giải thích lý do?
  2. Tác dụng của câu bị động trên?

 

 

 

  1. So sánh hai cách viết sau trong 2 câu sau:

C1: Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, ngửi chỗ kia một tí.

C2: Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, ngửi chỗ kia một tí.

Các nhóm cử đại diện trình bày, nxét, gv đánh giá, hoàn chỉnh kiến thức.

? Qua 2 ví dụ, em thấy việc chuyển đổi từ

 

 

 

VD:

  • Thầy giáo phê bình An    (CĐ)
  • An bị thầy giáo phê bình (BĐ)

* Cậu tôi cho chị tôi cây bút máy. Chị tôi được cậu tôi cho cây bút máy.

Cây bút máy được cậu tôi cho chị tôi.

– Tham gia vào câu bị động thường có từ “bị; được”.

 

 

 

II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG:

 

 

 

  1. Ví dụ:
  2. Nhận xét:

 

Em được mọi người yêu mến

 

-> Câu này giúp cho việc liên kết câu được chắc chắn hơn. Các câu trước đã nói về Thuỷ (qua CN "em tôi"), vì vậy sẽ là lôgic và dễ hiểu hơn nếu câu sau tiếp tục nói về Thuỷ qua CN "em".

 

 

Câu 1 (câu chủ động) mạch văn sẽ khiến người đọc hiểu sai ý tưởng.

 

Câu 2(câu bị động) là hợp lí, sáng rõ nghĩa

 

 

câu chủ động sang câu bị động có tác dụng gì?

– HS khái quát rút ra ghi nhớ.

 

 

 

 

3. Ghi nhớ: SGK

3. Hoạt động luyện tập

HĐ 3: Luyện tập

+PP:   Vấn đáp-gợi mở, dạy học nhóm, giảng bình

+KT:   đặt câu hỏi, chia nhóm ,thảo luận, hỏi- trả lời.

+ Năng lực : tự học, hợp tác , giải quyết vấn đề …

 

  • Học sinh đọc bài tập 1 (sgk)

? Tìm câu bị động trong đoạn văn? Giải thích vì sao?

 

 

 

 

? Chuyển những câu chủ động sau thành câu bị động. Có câu nào không chuyển được không? Vì sao?

  • GV tổ chức cho HS hoạt động theo bàn.
  • HS làm ra phiếu học tập.
  • GV thu phiếu học tập à nhận xét, đánh giá, cho điểm.

III.LUYỆN TẬP

 

 

 

 

 

 

 

1. Bài tập 1

  • Có khi (các thứ của quý) được trưng bày…
  • Tác giả "mấy vần thơ" liền được tôn làm…

ð Dùng kiểu câu bị động để tránh lặp lại kiểu câu đã dùng, tạo liên kết trong đoạn. 2. Bài tập 2:

  1. Thầy giáo phê bình em
  2. Người lái đò đẩy thuyền ra xa
  3. Bọn xấu ném đá lên tàu hoả
  4. Nó rời sân ga.

đ. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

(Trường hợp: "Nó rời sân ga" không thể chuyển thành câu bị động vì không thể

nói: sân ga được nó rời.

  1. Hoạt động vận dụng:
  • GV cho HS làm bài tập trên bảng phụ.

Tìm câu chủ động trong những câu sau đây:

  1. Cha mẹ tôi sinh được hai người con.
  2. Gia đình tôi chuyển về HN được 10 năm rồi.
  3. Bạn ấy được điểm 10.
  4. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được bố mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập.

5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

  • Đọc thêm các tài liệu liên quan đến các kiến thức. Làm các bài tập vào vở

 

  • Soạn: ý nghĩa văn chương (Đọc vb, chú thích, tìm hiểu bố cục vb, xác định luận điểm của bài và cách lập luận)Làm việc theo hợp đồng phần tác giả(tiểu sử, sự nghiệp…)

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

TIẾT 94                             CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG

THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

A- MỤC TIÊU BÀI DẠY

-Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.

-Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

-Rèn kĩ năng sử dụng câu chủ động, câu bị động linh hoạt trong nói, viết.

B- CHUẨN BỊ

-Đồ dùng: Bảng phụ.

C. PHƯƠNG PHÁP

 Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1- Ổn định lớp

2-Kiểm tra:

   Trạng ngữ có những công dụng gì ?

3-Bài mới:

 

 

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

 

-Hs đọc ví dụ (bảng phụ).

-Xác định Chủ Ngữ của các câu bên ? Chủ Ngữ của câu a là ai ? Thực hiện hành động gì ? Hướng vào ai ?

-Chủ Ngữ của câu b là ai ? Hành động của người khác hướng về CN đó là gì ?

-Nêu ý nghĩa của CN trong các câu trên, khác nhau như thế nào ?

-Gv: câu a là câu chủ động, câu b là câu bị động.

-Em hiểu thế nào là câu chủ động, thế nào là câu bị động ?

 

 

-Hs đọc ví dụ (bảng phụ).

-Em sẽ chọn câu a hay câu b để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn văn?

-Giải thích vì sao em lại chọn cách viết như vậy ?

 

 

 

 

-Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại, nhằm mục đích gì ?

 

-Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây ?

 

 

 

– Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy ?

I-Câu chủ động và câu bị động:

*Ví dụ:

a-Mọi người / yêu mến em. ->CN biểu thị người thực hiện 1 hành động hướng đến người khác (hay CN biểu thị chủ thể của hành động.)

b-Em / được mọi người yêu mến. ->CN biểu thị người được hành động của người khác hướng đến (hay CN  biểu thị đối tượng của hành động).

 

*Ghi nhớ1: sgk

 

 

 

II-Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

*Ví dụ:

-Chọn câu b. Em được mọi người yêu mến.

-Vì nó giúp cho việc liên kết câu trong đoạn được tốt hơn.Câu đi trước đã nói về Thủy-thông qua Chủ ngữ em tôi,vì vậy sẽ là hợp lý và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thủy-thông qua Chủ ngữ em.

*Ghi nhớ 2: sgk (58 ).

 

III-Luyện tập:

*Các câu bị động:

-Có khi (các thứ của quí) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.

-Tác giả “Mấy vần thơ ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất.

*Trong các VD trên đây, tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.

4- Củng cố Muốn chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ta làm ntn?

5-Hướng dẫn học bài: -Học thuộc 2 ghi nhớ; đặt 5 câu chủ động, 5 câu bị động.

-Chuẩn bị bài sau: (Tiếp theo).

Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: 7/2/2016                                                               Ngày dạy: 15/2/2016

 

TIẾT 95,96: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

 

A.MỤC TIÊU BÀI DẠY

-Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc làm 1 bài văn lập luận chứng minh cụ thể.

-Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm.

B.CHUẨN BỊ

-Những điều cần lưu ý: Gv cần định hướng với học sinh về các yêu cầu chính của bài văn: phạm vi, nội dung của đề tài, kiểu Văn bản phải tạo lập, những điều học sinh cần đạt được và những điều cần tránh trong bài làm.

C. PHƯƠNG PHÁP

 Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1-Ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS

3- Bài mới

I. Đề bài:

   Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

II. Đáp án:

1. Mở bài : 1 điểm.

 (Nêu luận điểm cần chứng minh – dẫn dắt vào đề – chuyển ý).

   Nếu ngoài đời con người sinh hoạt rất thoải mái, bừa bãi… Nói chung họ chẳng có ý thức bảo vệ môi trường sống… Vì vậy chính con người phải chuốc lấy những tổn hại khốc liệt. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ việc này.

2. Thân bài : 8 điểm.

Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh. (4 điểm)

-Lí lẽ: Thật không sai, hằng ngày mỗi người đều lo lắng cho cuộc sống: chỗ ở, miếng ăn, sinh hoạt, giao lưu làm việc… Chung quanh ta là cơ sở hạ tầng: cầu cống, mương rạch, sông ngòi, đường xá…

  Vì sao cống rãnh bị tắc ? Con mương nước đọng đen ngòm ? Rác đầy đường ? Mùi hôi thối xông lên… Bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt… Tất cả là do con người không có ý thức giữ gìn sạch đẹp môi trường…

-Dẫn chứng thực tế: (4 điểm)Thực tế cho thấy, vì con người không có ý thức bảo vệ môi trường sống, nên chính họ mang tai hoạ bi thảm:

+Mưa xuống đường ngập nước  vì cống rãnh bị tắc.

+Nước mương rạch thối gây bệnh ngoài da.

+Súc vật chết, ném bừa bãi, gây bệnh dịch hạch…

+Những chỗ nước đọng sinh muỗi, gây bệnh sốt xuất huyết…

3. Kết bài : 1 điểm.

 (Tổng kết đánh giá chung, rút ra bài học, suy nghĩ).

  Tất cả chỉ tại con người không giữ gìn sạch đẹp môi trường sống.

  Nói tóm lại muốn tránh những tổn hại đáng tiếc đó, mỗi người phải góp công sức bảo vệ trong sạch môi trường sống của thiên nhiên.

4-Củng cố:

-Giáo viên nhận xét ý thức làm bài của học sinh.

-Thu bài.

5-Hướng dẫn học bài:

-Tiếp tục ôn lí thuyết về văn lập luận chứng minh.

-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.

Rút kinh nghiệm

 

 

Leave a Comment