Giáo án bài Chuyển đổi câu chủ động thay câu bị động theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 22 Chuyển đổi câu chủ động thay câu bị động (Tiếp theo)   I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: – Quy tắc chuyển câu chủ động …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

22 Chuyển đổi câu chủ động thay câu bị động

(Tiếp theo)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Quy tắc chuyển câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

– Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

– Đặt câu (chủđộng hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3.Phẩm chất:

– Chăm học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào bài làm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Kế hoạch dạy học

– Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của học sinh:  Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

– Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

– Kích thích HS tìm hiểu về nội dung bài học.

2. Phương thức thực hiện:

HĐ cá nhân, HĐ nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động

HS suy nghĩ trả lời.- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

   – Kích thích HS tìm hiểu về các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu

Cho câu chủ động: Năm ngoái tôi xây dựng công trình này.

Hãy diễn đạt nội dung trên băng các câu bị động.

– Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh suy nghĩ trả lời

– Giáo viên gợi ý cho học sinh

– Dự kiến sản phẩm…

-Dự kiến TL:Công trình này đã được tôi xây dựng vào năm ngoái.

                      Công trình này xây dựng từ năm ngoái.

*Báo cáo kết quả

Đại diện một nhóm trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Giới thiệu vào bài học

các nhóm đã chuyển đổi câu chủ động thành các câu bị động khác nhau. Vậy có mấy cách chuyển đối, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

       HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1-Nguồn gốc của văn chương:

1. Mục tiêu:

Giúp HS nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

2. Phương thức thực hiện:

hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động:

Kết quả của nhóm  phiếu học tập, câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên…

HĐ NHÓM

-Hai câu a,b có gì giống nhau và khác nhau ?  

– Từ đó rút ra được có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

* Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh…

          + HS đọc yêu cầu.

          + HS hoạt động cá nhân.

          + HS thảo luận.

– Giáo viên: Quan sát hỗ trợ học sinh

– Dự kiến sản phẩm…

Giống nhau về ND, vì cùng miêu tả 1 sự việc, cùng chuyển đối tượng của hoạt động lên đầu câu làm chủ ngữ.

– Khác nhau về hình thức 2 câu này khác nhau: câu a có dùng từ "được", câu b không dùng từ "được".

*Báo cáo kết quả

Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả trên phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

-Hs đọc ví dụ 2.

Hoạt động 1 : I. Tìm hiểu chung

1. Mục tiêu:….

Giúp HS nắm được không phải lúc nào câu có chứa từ bị, được cũng là câu bị động

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

Kết quả: câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu…

Em hãy cho biết các câu trong VD có phải là câu bị động không ?Vì sao ? Về hình thức nó giống câu bị động ở chỗ nào ?

– Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh hoạt động cá nhân

– Giáo viên kiểm sản phẩm của học sinh

– Dự kiến sản phẩm…

– 2 câu này tuy có dùng từ bị và được nhưng không phải là câu bị động. Vì ta không thể chuyển đổi thành: Giải nhất được bạn em trong kì thi hs giỏi. Đau bị tay.

*Báo cáo kết quả

Đại diện 1 hs lên trình bày.

*Đánh giá kết quả

2 câu này tuy có dùng từ bị và được nhưng không phải là câu bị động. Vì ta không thể chuyển đổi thành: Giải nhất được bạn em trong kì thi hs giỏi. Đau bị tay.

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

Tổng kết (5 phút)

-Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?

-Hs đọc ghi nhớ I-Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

1.Ví dụ:

2.Nhận xét

a. VD1

Giống nhau về ND, vì cùng miêu tả 1 sự việc, cùng chuyển đối tượng của hoạt động lên đầu câu làm chủ ngữ.

– Khác nhau về hình thức 2 câu này khác nhau: câu a có dùng từ "được", câu b không dùng từ "được".

=> Có 2 cách chuyển đổi

b. Ví dụ 2:

# Lưu ý

a-Bạn em được giải nhất trong kì thi hs giỏi.

b-Tay em bị đau.

-> không phải câu bị động

3,Ghi nhớ : sgk (64 ).

 

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

2. Phương thức thực hiện:

HĐ cá nhóm

3. Sản phẩm hoạt động:

Câu trả lời của HS; vở ghi.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

Lớp đánh giá, giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

-Bài 1 (65 ):

a-Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ TK XIII.

-Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ TK XIII.

-Ngôi chùa ấy xây từ TK XIII.

b-Người ta làm tất cả cánh cửa chùa  bằng gỗ lim.

-Tất cả các cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.

-Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

c-Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

-Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào.

-Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.

d-Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

-Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.

-Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

-Bài 2 (65 ):

a-Thầy giáo phê bình em.      -Em bị thầy giáo phê bình. -Em được thầy giáo phê bình.

b-Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.           -Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.

-Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.

c-Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

-Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá.

-Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá.

-Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.

-Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1. Mục tiêu:Có thể sử dụng câu chủ động, câu bị động trong giao tiếp.

2. Phương thức thực hiện:

Hoạt động  cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động:

Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– HS phản biện.

– GV đánh giá quá trình thảo luận của HS.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên…

Em hãy đặt 1 câu chủ động sau đó chuyển thành câu bị động theo 2 cách

 

Em hãy đặt 1 câu chủ động sau đó chuyển thành câu bị động theo 2 cách

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:Rèn kỹ năng viết đoạn văn theo yêu cầu.

2. Phương thức thực hiện:

Hoạt động  nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động:

Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– HS phản biện.

– GV đánh giá quá trình thảo luận của HS.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên…

Viết đoạn văn cóa câu chủ động chỉ ra và chuyển đổi thành câu bị động

Sưu tầm đoạn văn cóa sử dụng câu chủ động, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

– Học sinh tiếp nhận và hoàn thành trên phiếu học tập

Viết đoạn văn cóa câu chủ động chỉ ra và chuyển đổi thành câu bị động

-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (65 ).

-Soạn bài “Luyện tập viết đoạn văn” . phần chuẩn bị ở nhà

IV.  Rút kinh nghiệm:

Leave a Comment