Giáo án bài cô chổi rơm môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 1: cô chổi rơm A.            MỤC TIÊU: 1.            Năng lực: 1.1.         Năng lực chung:              Năng lực tự chủ và tự học:              HS …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 1: cô chổi rơm

A.            MỤC TIÊU:

1.            Năng lực:

1.1.         Năng lực chung:

             Năng lực tự chủ và tự học:

             HS đọc trơn bài đọc, nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài.

             HS chỉ ra được những từ ngữ chỉ màu sắc của chổi rơm và tình yêu của mọi người trong nhà đối với chổi rơm.

             HS tô đúng kiểu chữ hoa I và viết câu ứng dụng, nhìn – viết một đoạn văn trong bài.

             HS phân biệt đúng chính tả uôi / ui và dấu hỏi/dấu ngã.

             Năng lực giao tiếp và hợp tác:

             HS thảo luận nhóm.

             HS tập nói lời cảm ơn và xin lỗi với đối tượng không bằng vai.

             Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc thực hiện các bài tập.

1.2.         Năng lực đặc thù:

Năng lực ngôn ngữ:

             Đọc: Đọc trơn được bài đọc.

             Nói: Phát triển lời nói theo nội dung yêu cầu.

             Viết: Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói thành câu.

2.            Phẩm chất:

Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý gia đình và các đồ vật trong nhà.

B.            PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

             GV: Tranh chủ đề, mẫu chữ hoa I, bảng phụ ghi nội dung đoạn văn nhìn – viết.

             HS: SHS, VTV, VBT.

C.            HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN               ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH

Tiết 1

Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3 phút)

– Mục tiêu: Tạo tâm thế cho giờ học.

– Cách tiến hành:

GV cho HS thi tiếp sức tìm tên các đồ vật có trong nhà của em.

GV yêu cầu HS nêu tên bài đọc tuần trước.

GV gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. Sau đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi liên quan đến 2 khổ thơ vừa được đọc.

GV gọi HS khác và yêu cầu HS hãy nói lời chào của em với cô giáo khi em đến lớp.

Hoạt động 2: Khởi động (7 phút)

– Mục tiêu:

HS trao đổi với bạn về những đồ vật trong nhà.

HS thực hành quan sát tranh theo trật tự nhất định.

– Cách tiến hành:

GV giới thiệu tên chủ đề Những người bạn im lặng.

GV hỏi HS: Theo em, ai là người bạn im lặng?

GV chốt: Những người bạn im lặng là những đồ vật, vật dụng có trong cuộc sống của HS.

GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa ở phần khởi động, thảo luận nhóm đôi và nêu tên đồ vật có trong bức tranh (quan sát theo chiều từ trái sang phải).

GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhận xét.

GV yêu cầu HS kể tên ba, bốn đồ vật có trong nhà của mình.

GV giới thiệu bài mới.

Hoạt động 3: Luyện đọc văn bản (25 phút)

– Mục tiêu: HS trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về cây chổi rơm, đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ, có dấu câu.

– Cách tiến hành:

GV cho HS đọc tên bài đọc.

GV yêu cầu HS quan sát cây chổi rơm, lần lượt trả lời các câu hỏi:

Cây chổi rơm có màu gì?

Chổi rơm dùng để làm gì?

Chổi rơm có cứng như chổi dừa không?

GV nhận xét.

GV đọc mẫu bài đọc.

GV hướng dẫn đọc một số từ khó như: chổi rơm, xinh xắn, vàng óng,…

GV yêu cầu HS đọc bài đọc theo nhóm đôi.

 

GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của từ khó hiểu: xinh xắn, ẩm, tết lại, áo len (đặt câu, trực quan).

TIẾT 2

Hoạt động 4: Tìm hiểu bài

– Mục tiêu: HS nhận diện tiếng có vần ôi, ơm trong bài; tìm từ ngữ chứa tiếng có vần ôi, ơm, ôm ngoài bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. Giáo dục HS yêu gia đình và các đồ vật trong nhà.

– Cách tiến hành:

1.Tìm tiếng trong bài, ngoài bài, đặt câu với từ vừa tìm được. (20 phút)

GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc và tìm tiếng có vần ôi, ôm.

GV gọi HS đọc to tiếng tìm được.

GV hướng dẫn HS đánh vần vần ôi, ơm và tiếng chứa vần ôi, ơm.

VD: ô – i – ôi, chờ – ôi – chôi – hỏi – chổi.

ơ – mờ – ơm, rờ – ơm – rơm.

GV phân biệt vần ơm, ôm.

GV yêu cầu HS tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần ôi, ơm, ôm.

GV dùng từ trong mẫu để đặt câu, yêu cầu HS đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.

GV nhận xét.

2.Tìm hiểu bài (13 phút)

GV gọi HS đọc to câu hỏi trong SHS.

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi.

GV gọi đại diện nhóm trình bày.

GV hỏi: “Vì sao cần treo chổi rơm lên sau khi quét nhà?”

GV nhận xét và giáo dục HS biết yêu quý gia đình và các đồ dùng trong nhà.

TIẾT 3

Hoạt động 5: Luyện tập viết hoa, chính tả:

– Mục tiêu: HS tô đúng kiểu chữ hoa I và viết câu ứng dụng. Thực hành kỹ năng nhìn viết đoạn văn. Phân biệt đúng chính tả uôi / ui và dấu hỏi/dấu ngã.

– Cách tiến hành:

1.Tô chữ viết hoa I và viết câu ứng dụng (12 phút)

Tô chữ viết hoa I

GV treo chữ mẫu lên bảng, yêu cầu HS quan sát cách GV tô và phân tích cấu tạo nét chữ của con chữ I (gồm 2 nét: nét cong trái và nét móc ngược trái). GV lặp lại 2 lần.

GV yêu cầu HS dùng ngón tay viết con chữ I hoa lên không khí.

GV yêu cầu HS mở VTV, tô chữ I hoa. Chú ý điểm đặt bút trên dòng kẻ ngang số 3, dừng bút dưới dòng kẻ ngang số 2, trước dòng kẻ dọc số 2.

Viết câu ứng dụng

GY gọi HS đọc câu ứng dụng. GV giải thích nghĩa của câu.

GV nhắc lại quy trình tô chữ hoa I, cách nối từ chữ hoa I sang chữ t để viết thành chữ Ít.

GV viết các phần còn lại.

GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào VTV (GV nhắc HS điểm đặt bút, điểm kết thúc, cách nối chữ hoa I và chữ t, khoảng cách giữa các chữ trong một dòng, dấu chấm cuối câu).

GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

2.Chính tả nhìn – viết (15 phút)

GV giới thiệu đoạn văn cần viết “Từ Áo của cô đến áo len vậy”.

GV gọi HS đọc đoạn văn.

GV yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/từ khó đọc, dễ viết sai.

GV yêu cầu HS đặt câu với từ đó.

GV yêu cầu HS nhìn – viết đoạn văn vào VTV.

GV yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn.

3.Bài tập chính tả (6 phút)

GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.

GV yêu cầu HS quan sát tranh gợi ý và làm bài tập trong VBT.

GV gọi HS trình bày.

GV nhận xét.

GV yêu cầu HS đặt câu với những từ vừa điền đúng.

GV yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn.

TIẾT 4

Hoạt động 6: Luyện tập nói, viết sáng tạo

– Mục tiêu: HS tập nói lời cảm ơn và xin lỗi với đối tượng không bằng vai. Luyện viết sáng tạo từ nội dung vừa nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.

– Cách tiến hành:

Nói sáng tạo (15 phút)

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về yêu cầu của hoạt động.

GV yêu cầu HS thực hiện nói theo cặp.

GV gọi vài nhóm trình bày, nhận xét.

Viết sáng tạo (8 phút)

GV làm mẫu một câu. Chú ý viết hoa chữ đầu câu/tên riêng và sử dụng dấu chấm cuối câu, khoảng cách giữa các chữ trong một câu.

VD: Con cám ơn bố.

GV yêu cầu HS viết vào VBT.

GV hướng dẫn HS tự đánh giá và nhận xét về phần trình bày của mình.

Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng (7 phút)

– Mục tiêu: HS mở rộng hiểu biết liên quan đến chủ đề bài học.

– Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS đọc câu đố, quan sát tranh minh họa và giải câu đố.

Hoạt động 8: Củng cố dặn dò (3 phút)

– Mục tiêu: HS nhắc lại nội dung bài học và chuẩn bị cho tiết học sau.

– Cách thực hiện:

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Tiết Tiếng Việt hôm nay học nội dung gi?

Em thích nhất nội dung nào?

Em sẽ nói gì để cảm ơn mẹ đã mua cho em cây bút mới?

GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về ngôi nhà của em để chuẩn bị cho tiết học sau là bài Ngưỡng cửa.    

Mỗi HS kể tên một đồ vật.

 

HS nêu.

HS thực hiện.

 

HS nêu.

     * Dự kiến sản phẩm:

HS nêu được tên đồ vật trong nhà: cái bàn, cái ghế, ti vi, tủ lạnh, cái quạt, cây chổi, …

HS nêu tên bài đọc “Mẹ và cô”, trả lời câu hỏi liên quan đến 2 khổ thơ, nêu lời chào: “Em chào cô ạ!”.

      * Tiêu chí đánh giá:  HS kể đúng tên các đồ vật có trong nhà (tùy từng gia đình của mỗi em). HS nêu được tên bài đọc tuần trước, trả lời đúng câu hỏi có liên quan và làm đúng bài tập).

HS đọc.

HS thảo luận nhóm đôi.

HS trình bày.

HS kể.

 

HS lắng nghe.

     * Dự kiến sản phẩm: HS trả lời những người bạn im lặng là cái bàn, ghế, chổi, …. HS kể tên đồ vật có trong tranh: ghế, gối, bàn, tấm thảm, bình hoa, …. HS kể tên đồ vật trong nhà mình: ấm nước, chén, đũa, đèn, quạt, …

      * Tiêu chí đánh giá:  HS thảo luận tích cực, hiệu quả, kể đúng tên các đồ vật, vật dụng trong tranh (từ trái qua phải), trong nhà của em.

HS đọc.

 

HS trả lời.

HS lắng nghe.

 

HS đọc cá nhân, đồng thanh.

 

Mỗi HS đọc một đoạn, lần lượt đến hết bài.

HS giải thích.

     * Dự kiến sản phẩm: HS trả lời: Cây chổi rơm có màu vàng, dùng để quét nhà, không cứng như chổi dừa. HS đọc các từ khó, giải thích từ khó hiểu.

      * Tiêu chí đánh giá: HS nói được đặc điểm của cây chổi rơm, đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ, có dấu câu. HS luyện đọc nhóm tích cực.

 

     * Dự kiến sản phẩm: Chữ hoa I, câu ứng dụng, đoạn văn nhìn – viết trong VTV, hoàn thành bài tập 4 trong VBT.

      * Tiêu chí đánh giá:  HS tô đúng kiểu chữ hoa I, viết được câu ứng dụng, đoạn văn, làm đúng bài tập.

 

HS dùng ngón tay viết lên không khí.

HS tô chữ hoa I.

HS viết vào VBT.

 

HS đọc to.

HS viết câu ứng dụng

HS lắng nghe.

HS tìm.

 

HS đặt câu

HS đọc.

HS nhìn – viết đoạn văn vào VTV.

HS nhận xét trình bày.

     * Dự kiến sản phẩm: HS tìm được tiếng chổi, rơm và đánh vần được vần ôi, ơm, chổi, rơm. HS tìm và đặt câu với từ ngữ chứa tiếng có vần ôi, ơm. HS trả lời: Chiếc váy của chổi rơm màu vàng óng, áo màu vàng tươi. Chúng ta cần treo chổi rơm lên sau khi quét nhà để giữ gìn chổi không bị ẩm, lại gọn gàng.

      * Tiêu chí đánh giá: HS nhận diện được tiếng có vần ôi, ơm trong bài; tìm đúng từ ngữ chứa tiếng có vần ôi, ơm, ôm ngoài bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. HS thảo luận nhóm sôi nổi, tích cực, hiệu quả.

HS quan sát, lắng nghe.

.HS đọc và giải thích.

 

HS lắng nghe.

 

HS quan sát.

 

HS viết vào VBT.

HS quan sát.

     * Dự kiến sản phẩm: HS nói và viết được lời cảm ơn, xin lỗi tùy vào sáng tạo của mỗi HS.

HS thảo luận.

 

HS luyện nói theo cặp.

HS trình bày, nhận xét.

     * Dự kiến sản phẩm: HS nêu: cái quạt máy.

      * Tiêu chí đánh giá:  HS nêu đúng tên đồ dùng, vật dụng.

Leave a Comment