Giáo án bài cơ thể của em môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 22: cơ thể của em  (T2) I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS: -Xác định được tên, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 22: cơ thể của em  (T2)

I/ MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS:

-Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài cơ thể.

-Phân biệt được con trai và con gái.

-Biết các bộ phận trên cơ thế giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.

II/  CHUẨN BỊ:

-Tranh SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1/ Khởi động:

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung bài học của tiết học trước.

b. Cách tiến hành:

-GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Năm ngón tay ngoan” (sáng tác: Trần Văn Thụ).

-GV đặt câu hỏi: “Bài hát vừa rồi có nhắc đến bộ phận bên ngoài nào của cơ thế chúng ta?” (tay).

-GV dẫn dắt vào bài tiết 2: Hôm nay cô và các bạn tiếp tục tìm hiểu về chức năng của các bộ phận bên ngoài cơ thế nhé.

2/ Hoạt động 1: Tìm hiểu về đôi tay trên cơ thể của em

a. Mục tiêu: HS biết được các bộ phận trên cơ thể giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.

b. Cách tiến hành

– GV chia lớp thành các nhóm có 4 HS.

– HS quan sát các tranh 1, 2, 3 và 4 (trang 94 SGK – GV có thể phóng to cho HS quan sát) và nói về nội dung từng tranh.

– GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

+ Tranh 1: Dùng tay để chăm sóc cây.

+ Tranh 2: Dùng tay để viết bài.

+ Tranh 3: Dùng tay để chăm sóc em bé.

+ Tranh 4: Dùng tay để cầm thức ăn.

– GV nhận xét.

-GV đính hình bạn Nam đang giơ tay (trang 94 SGK) lên bảng và nêu câu chốt để chuyển ý: Nhờ có đôi bàn tay mà chúng ta làm được rất nhiều việc như đã kể ở trên.

– GV chia lớp thành các nhóm đôi, HS thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ Bạn Nam đang giơ tay trái hay tay phải?

+ Mỗi bàn tay có bao nhiêu ngón, đó là những ngón nào?

-GV nhận xét, rút ra kết luận.

*Kết luận: Cơ thể chúng ta có 2 tay: tay phải và tay trái. Mỗi bàn tay có 5 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út. Đôi tay giúp chúng ta làm được rất nhiều việc khác nhau trong đời sống hằng ngày.

3/ Hoạt động 2: Tìm hiểu về đôi chân trên cơ thể của em

a. Mục tiêu: HS biết được các bộ phận trên cơ thể giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.

b. Cách tiến hành:

-GV cho HS xem đoạn phim cá bạn HS chơi các trò chơi như: nhảy dây, đá banh, đuổi bắt,… Sau khi xem xong, GV đặt câu hỏi:

+ Khi tham gia các trò chơi, em đã dùng những bộ phận nào trên cơ thể để chơi?

+ Chân em dùng để làm gì?

– GV giới thiệu nội dung 4 tranh đầu ở trang 95 SGK và nhận xét: Chân dùng đế đứng, đi, chạy, nhảy.

*Kết luận: Các bộ phận trên cơ thể giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.

-HS tập đọc các từ khoá của bài: “Cơ thể – Đầu – Mình – Tay – Chân”.

4/Hoạt động tiếp nối sau bài học

– GV yêu cầu HS về thực hiện các hoạt động sinh hoạt của mình bằng các bộ phận bên ngoài cơ thể. Chụp hình làm sản phẩm để chia sẻ với bạn.

– Tìm hiếu về các bộ phận có ở vùng đầu để chuẩn bị cho bài học sau.     

Leave a Comment