Giáo án bài Cơ thể đơn bào; Cơ thể đa bào sinh học lớp 6 sách chân trời sáng tạo

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file     BÀI 19. Cơ thể đơn bào; Cơ thể đa bào Môn học: KHTN 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 1. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

 

 

BÀI 19. Cơ thể đơn bào; Cơ thể đa bào

Môn học: KHTN 6

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

– Đặc điểm: Cơ thể đơn bào; Cơ thể đa bào.

– Sự khác biệt giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

– Cách sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

2. Năng lực

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

– Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

– Sử dụng được kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

– Vẽ, mô tả được mẫu vật cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào đã quan sát.

2.2. Năng lực chung

– NL tự học và tự chủ:

+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.

+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.

– NL giao tiếp và hợp tác:

+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.

+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm.

+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.

+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

– NL GQVĐ và sáng tạo:

+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

+ Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

+ Biết đặt các câu hỏi khác nhau về các vấn đề trong bài học.

3. Phẩm chất:

– Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.

– Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.

– Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên:

–   SGK.

– Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào).

– Video liên quan đến nội dung về các cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

– Kính hiển vi quang học.

– Bộ mẫu vật tế bào cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào cố định hoặc mẫu vật tươi (vi khuẩn lactic, nấm men…), lamen, lam kính, nước cất, que cấy….

– Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.

– Trò chơi sử dụng câu hỏi liên quan đến bài, sử dụng các tương tác trực tuyến.

2. Chuẩn bị của học sinh:

– Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.

– Vở ghi chép, SGK.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a) Mục tiêu:

Giúp học sinh xác định được vấn đề: Thế giới tự nhiên rất kì diệu, có những loài sinh vật với kích thước khổng lồ như cá voi xanh, chiều dài có thể lên tới 30m. Bênh cạnh đó, có những sinh vật vô cùng nhỏ bé, rất khó để có thể quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến sự phóng đại của kính hiển vi như vi khuẩn Escherichia coli với kích thước chỉ khoảng 1 µm (Bằng khoảng 1/10.000 kích thước đầu một cái ghim giấy). Giải thích tại sao chúng có sự khác biệt về kích thước như vậy.

b) Nội dung:

– Chiếu video về vi khuẩn Escherichia coli. Chiếu video về cấu tạo cơ thể TV và ĐV.

– Yêu cầu mỗi học sinh dự đoán, phân tích, trình bày về sự khác nhau về kích thước, cấu tạo giữa các sinh vật trong video và nguyên nhân sự khác nhau về kích thước của chúng.

c) Sản phẩm:

– Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.

d) Tổ chức thực hiện:

– Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Xem video về vi khuẩn Escherichia coli và video về cấu tạo cơ thể TV và ĐV và yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sau ra giấy:

Câu 1. Trong video trên, cơ thể nào có kích thước nhỏ và cơ thể nào có kích thước lớn?

Câu 2. Nguyên nhân sự khác nhau về kích thước của các cơ thể sinh vật trên là gì?

– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Học sinh xem video và thực hiện viết câu trả lời ra giấy. GV có thể chiếu lại video lần 2 để HS hiểu rõ hơn.

– Báo cáo kết quả (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo kết quả, thảo luận): GV gọi 1 HS bất kì trình bày báo cáo kết quả đã tìm được, viết trên giấy. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

 – Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:

Câu 1. Cơ thể có kích thước nhỏ: vi khuẩn Escherichia coli và cơ thể có kích thước lớn: TV và ĐV.

Câu 2. Nguyên nhân sự khác nhau về kích thước của các cơ thể sinh vật trên: vi khuẩn Escherichia coli là cơ thể đơn bào; TV và ĐV là cơ thể đa bào.

GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với 2 câu đáp án.

GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Vậy cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1

2.1. Hoạt động tìm hiểu: Cơ thể đơn bào

a) Mục tiêu:

Giúp học sinh: Hiểu được: Khái niệm chung về cơ thể đơn bào. Lấy được ví dụ.

b) Nội dung:

– GV chiếu video về trùng roi. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

– GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát hình 25.1 SGK trang 109 và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.

c) Sản phẩm:

– Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.

– Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.

d) Tổ chức thực hiện:

– Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận):

+ GV yêu cầu học sinh xem video về về trùng roi. Yêu cầu trả lời câu hỏi: Cơ thể trùng roi được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?

+ GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát hình 25.1 SGK trang 109 và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm:

Câu 1. Cơ thể trùng roi có đặc điểm như thế nào? Vẽ và mô tả?

Câu 2. Thế nào là cơ thể đơn bào? Lấy VD?

– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ):

+ Học sinh xem video và thực hiện trả lời câu hỏi.

+ Học sinh thảo luận, làm việc nhóm và thực hiện trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.

– Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận):

+ GV gọi 01 HS bất kì trình bày câu trả lời. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

+ GV lựa chọn 01 nhóm học sinh báo cáo kết quả: Viết lên giấy Ao. Yêu cầu vẽ và ghi chú đầy đủ. Nhóm HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

– Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:

+ Cơ thể trùng roi được cấu tạo từ 1 tế bào.

+ Cơ thể trùng roi có đặc điểm: Màng tế bào bao bên ngoài; Bên trong: Chất tế bào, chứa nhân tế bào và bào quan. Kích thước nhỏ. Vẽ và mô tả như hình 25.1. SGK, trang109.

+ Cơ thể đơn bào: Là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. VD: Trùng giày, trùng roi, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic; vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao….

GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.

GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Vậy cơ thể đa bào là gì? Chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào?

2.2. Hoạt động tìm hiểu: Cơ thể đa bào

a) Mục tiêu:

Giúp học sinh: Hiểu được: Khái niệm chung về cơ thể đa bào. Lấy được VD.

b) Nội dung:

– GV chiếu video về 01 video về cấu tạo cơ thể TV/ĐV. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

– GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát hình 25.2 SGK trang 110 và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.

c) Sản phẩm:

– Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.

– Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.

d) Tổ chức thực hiện:

– Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận):

+ GV yêu cầu học sinh xem video về cấu tạo cơ thể TV/ĐV. Yêu cầu trả lời câu hỏi: Cơ thể TV/ĐV được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?

+ GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát hình 25.2 SGK trang 110 và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm:

Câu 1. Cơ thể TV, ĐV có đặc điểm như thế nào? Kể tên một số loại tế bào cấu tạo nên cơ thể TV, ĐV? Chức năng của các loại TB trên?

Câu 2. Thế nào là cơ thể đa bào? Lấy VD? Sự khác biệt giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là gì?

– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ):

+ Học sinh xem video và thực hiện trả lời câu hỏi.

+ Học sinh thảo luận, làm việc nhóm và thực hiện trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.

– Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận):

+ GV gọi 01 HS bất kì trình bày câu trả lời. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

+ GV lựa chọn 01 nhóm học sinh báo cáo kết quả: Viết lên giấy Ao. Yêu cầu vẽ và ghi chú đầy đủ. Nhóm HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

– Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:

+ Cơ thể TV/ĐV được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau.

+ Cơ thể TV/ĐV có đặc điểm: Kích thước lớn, được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau. VD: Tế bào biểu bì (bảo vệ), tế bào mạch dẫn thân (dẫn nước và các chất hòa tan), tế bào lông hút rễ (hút nước và chất khoáng hòa tan), tế bào thần kinh (truyền tín hiệu)….

+ Cơ thể đa bào: Là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể (Trong khi đó: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào). Cơ thể TV được cấu tạo từ một số loại tế bào: Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào lông hút… Cơ thể ĐV được cấu tạo từ một số loại tế bào: Tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào thần kinh…VD: Cây phượng, cây hoa hồng, con giun đất, con ếch đồng….

GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.

GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Vậy cơ thể đa bào là gì? Chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào?

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

Củng cố cho HS kiến thức về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

b) Nội dung:

Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện:

Câu 1. Kể tên một số cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào mà em biết?

Câu 2. Xác định cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào trong bảng SGK, trang 110?

Câu 3. Điền các điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào vào sơ đồ theo mẫu gợi ý sau:

 

Câu 4. Sắp xếp các đại diện sau vào hai nhóm cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào: Trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm, con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ.

c) Sản phẩm:

Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện. Kết quả tìm ra đội chiến thắng (Đội trả lời đúng và nhanh nhất =>Điểm cao nhất)

d) Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành 4 nhóm (4 đội), sử dụng PHT nhóm để HS tham gia trả lời theo nhóm.

GV giới thiệu số lượng câu hỏi và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện. GV, HS cùng được tham gia đánh giá kết quả thực hiện. Chấm điểm dựa trên câu trả lời đúng của nhóm HS, tìm ra đội thắng cuộc.

4. Hoạt động 4: Vận dụng: Tiến hành thí nghiệm: Quan sát cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào dưới KHV QH

a) Mục tiêu:

Giúp học sinh: Sử dụng được kính hiển vi quang học, quan sát và vẽ lại được tế bào cơ thể đơn bào và một số loại tế bào của cơ thể đa bào.

b) Nội dung:

– GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm (06 HS/nhóm) trong thời gian 15p. Vẽ lại tế bào/mẫu quan sát được trên giấy.

c) Sản phẩm:

– Bài trình bày và câu trả lời của nhóm 06 HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.

– Hình ảnh mẫu vật HS quan sát được trên kính hiển vi quang học.

d) Tổ chức thực hiện:

– Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận): Giáo viên chia nhóm 06 HS/nhóm. Yêu cầu nhóm HS nhận dụng cụ và mẫu vật (Vi khuẩn lactic, nấm men, lá cây…). Sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát. Vẽ lại tế bào/mẫu quan sát được trên giấy Ao. Yêu cầu: Ghi chú đầy đủ.

– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Nhóm 06 Học sinh/1 bàn nhận dụng cụ và mẫu vật thực hiện quan sát trên kính hiển vi quang học trong PTH và vẽ lại tế bào/mẫu quan sát được trên giấy Ao, kèm ghi chú.

– Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): GV lựa chọn 01 nhóm học sinh nhanh nhất báo cáo trình bày: Thuyết trình báo cáo kết quả quan sát được của nhóm trên giấy Ao/dán bảng. Nhóm HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

– Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể ghi chú và vẽ đúng về tế bào: Vi khuẩn lactic, nấm men, lá cây….

Leave a Comment