Giáo án bài con cái thảo hiền môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 15: con cái thảo hiền Bài viết 1: chính tả – tập viết (1 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 15: con cái thảo hiền

Bài viết 1: chính tả – tập viết

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Mai con đi nhà trẻ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

         Làm đúng BT điền chữ r, d hoặc gi; chọn đúng dấu thanh phù hợp.

         Biết viết chữ cái N viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2. Phẩm chất

– Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

– Bồi dưỡng tình yêu thương và kính trọng cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

– Phần mềm hướng dẫn viết chữ N.

– Mẫu chữ cái N viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở Luyện viết 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Mai con đi nhà trẻ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài thơ Mai con đi nhà trẻ.

– GV đọc mẫu 1 lần bài thơ.

– GV yêu cầu 1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

– GV nói về nội dung và hình thức của bài văn:

+ Về nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của người bố dành cho bạn nhỏ sắp đi nhà trẻ.

+ Về hình thức: Bài thơ gồm 2 khổ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và  lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

– GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

– GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài:

– GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

– GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Hoàn thành BT điền r/ d/ gi và dấu hỏi/ dấu ngã

Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ r, d hoặc gi; chọn đúng dấu thanh phù hợp.

Cách tiến hành:

– GV YC HS đọc YC của BT 2, 3 và hoàn thành BT vào VBT.

– GV mời một số HS lên bảng làm bài.

– GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn, trình bày bài làm của mình.

– GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 2: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

a) Chữ r, d hay gi?

Tuổi thơ tôi trôi qua êm đềm trong tiếng hát ru của bà, của mẹ, của các dì: “gió mùa thu, mẹ ru con ngủ…”

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm

Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui

Bà nhìn: như hạt cau phơi

Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn

LÊ HỒNG THIỆN

+ BT 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

a) (rành, dành, giành):

         để dành

         dành dụm

         giành lấy

         rành mạch

b) (nửa, nữa):

         một lần nữa

         lát nữa

         nửa trái ổi

         một nửa

4. HĐ 3: Tập viết chữ N hoa

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa N

– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu N:

+ Cấu tạo:

         Nét 1: Móc ngược trái (giống nét 1 ở chữ hoa M).

         Nét 2: Thẳng xiên.

         Nét 3: Móc xuôi phải (hơi nghiêng).

+ Cách viết:

         Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Rê bút đến khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.

         Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết nét thẳng xiên. Dừng bút ở đường kẻ 1.

         Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2. Chuyển hướng đầu bút để viết nét móc xuôi phải từ dưới lên, hơi nghiêng sang bên phải. Đến đường kẻ 6 thì lượn cong xuống, dừng bút ở đường kẻ 5.

– GV viết chữ N lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

– GV giới thiệu cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

– GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng nói đến công ơn của mẹ, nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ, trân trọng, biết ơn.

– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

         Những chữ có độ cao 2,5 li: N, g, h, Đ.

         Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, a, m, e, ư, ơ, c, o, a, ê, n, ô.

– GV viết mẫu chữ Nghĩa trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu).

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

– GV yêu cầu HS viết chữ N cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

– GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.      

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– 1 HS đọc lại bài thơ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

– HS lắng nghe.

– HS nghe – viết.

– HS soát lại.

– HS tự chữa lỗi.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS đọc và hoàn thành BT vào VBT.

– Một số HS lên bảng làm bài.

– Một số HS nhận xét bài làm của bạn, trình bày bài làm của mình.

– HS lắng nghe, sửa bài vào vở.

– HS lắng nghe, quan sát.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS đọc câu ứng dụng.

– HS lắng nghe.

– HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS viết chữ N cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

– HS viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Bài 15: con cái thảo hiền

Bài đọc 2: sự tích cây vú sữa

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

         Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Người mẹ luôn quan tâm cậu bé dù cậu hư và bỏ nhà ra đi. Mẹ mong nhớ mà biến thành cây vú sữa. Cậu bé cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và tình cảm của mẹ.

         Biết nói lời xin lỗi và lời an ủi; hỏi đáp theo mẫu câu Ai thế nào?.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

– Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, vâng lời bố mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu bài: Bài đọc Sự tích cây vú sữa sẽ cho các em hiểu về tình mẫu tử thiêng liêng và sự tích hình thành cây vú sữa.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài Sự tích cây vú sữa.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện.

Cách tiến hành:

– GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

– GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

– GV đặt CH và mời một số HS trả lời.

– GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

Trả lời: Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu ham chơi, bị mẹ mắng.

+ Câu 2: Khi quay về nhà, không thấy mẹ, cậu bé làm gì?

Trả lời: Khi quay về nhà, không thấy mẹ, cậu bé khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.

+ Câu 3: Khi cậu bé ôm cây xanh mà khóc, điều kì lạ gì đã xảy ra?

Trả lời: Khi cậu bé ôm cây xanh mà khóc, điều kì lạ là từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa toàn, quả xuât hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu.

+ Câu 4: Những hình ảnh nào của cây vú sữa gợi cho cậu bé nhớ đến mẹ?

Trả lời: Những hình ảnh của cây vú sữa gợi cho cậu bé nhớ đến mẹ: một dòng sữa của quả trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết nói lời xin lỗi và lời an ủi; hỏi đáp theo mẫu câu Ai thế nào?.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

– GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

– GV nhận xét, gợi ý cách trả lời:

+ BT 1: Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói lời xin lỗi thế nào? Mẹ sẽ an ủi cậu thế nào?

Trả lời: Nếu được gặp lại mẹ:

         Cậu bé sẽ xin lỗi mẹ: “Con xin lỗi mẹ vì đã ham chơi, bỏ nhà đi.”.

         Mẹ sẽ an ủi cậu bé: “Con biết lỗi và trở về là được rồi.”.

+ BT 2: Dựa theo truyện Sự tích cây vú sữa, hãy cùng bạn hỏi đáp theo mẫu câu Ai thế nào?.

a) Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa.

 Ở nhà, cảnh vật thế nào rồi?

b) Những đài hoa nở trắng như mây.

 Những đài hoa trông như thế nào?

c) Trái cây chín và ngọt thơm như sữa mẹ.

 Trái cây như thế nào?     

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

– HS đọc theo nhóm 3.

– HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

– 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

– Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

– HS trả lời CH trước lớp.

– HS lắng nghe.

– 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. Cả lớp đọc thầm theo.

– HS làm bài vào VBT.

– Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

– HS lắng nghe.

Leave a Comment