Giáo án bài con kênh xanh xanh môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài đọc 2: con kênh xanh xanh (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Đọc trôi chảy toàn bài. Phát …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài đọc 2: con kênh xanh xanh

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng.

–           Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài (kênh, lạc, ra vô, thủy triều). Hiểu con lạch nhỏ như “con kênh xanh xanh” nối hai nhà Đôi và Thu làm cuộc sống ở quê thêm tươi đẹp, tình cảm giữa hai bạn, hai nhà thêm gắn bó.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu với con kênh, với quê hương.

3. Phẩm chất 

–           Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Các em đã được học những bài văn, bài thơ nói về tình cảm gắn bó giữa con người với quê hương. Bài đọc Con kênh xanh xanh sẽ kể với các em về một con lạch nhỏ như một con kênh xanh xanh, làm cho cuộc sống ở quê thêm tươi đẹp, làm cho tình cảm giữa hàn xóm láng giềng thêm gắn bó.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Con kênh xanh ngắt nghỉ hơi đúng. Giọng đọc tha thiết, tình cảm. Đọc đúng các từ ngữ.

b. Cách tiến hành :

– GV đọc mẫu bài đọc:

+ Phát âm đúng các từ ngữ.

+ Ngắt nhịp thơ đúng, giọng đọc tha thiết, tình cảm. – GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: kênh, lạch, ra vô, thủy triều

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn như trong SGK đã đánh số.

– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lạch, nước lớn, nạo đáy, con kênh xanh xanh, lướt qua, thướt tha.

– GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc.

– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 110.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Con lạch chung của nhà Đôi và nhà Thu được tạo ra như thế nào?

+ HS2 (Câu 2): Mùa hè, Đôi và Thu thường làm gì bên con lạch?

+ HS3 (Câu 3): Cái tên “con kênh xanh xanh” mà hai bạn đặt cho con lạch thể hiện tình cảm với con lạch như thế nào?

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 111.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Nói lời đồng ý của Thu khi Đôi rủ Thủ cùng ra võng ôn bài.

+ HS2 (Câu 2): Nói lời khen của các bạn khi đến thăm con lạch của hai nhà.

– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, các em hiểu điều gì?   

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Kênh: công trình dẫn nước tương đối lớn, thuyền bé có thể đi lại được.

+ Lạch: đường dẫn nước hẹp, nông, ít dốc.

+ Ra vô: ra vào.

+ Thủy triều: hiện tượng nước biển dâng lên, rút xuống một, hai lần trong ngày.

– HS đọc bài.

– HS luyện phát âm.

– HS luyện đọc theo nhóm.

– HS thi đọc.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm đôi.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Con lạch chung của nhà Đôi và nhà Thu được tạo ra:Trước kia, con lạch nhỏ chỉ là đường dẫn nước vào vườn cây để nuôi cây. Sau mấy năm nước lớn, hai bờ bị lở, rộng ra. Hai nhà cùng nạo đáy, tạo thành con lạch chung.

+ Câu 2: Mùa hè, Đôi và Thu thường nằm trên võng ôn bài, đố vui.

+ Câu 3: Cái tên “con kênh xanh xanh” mà hai bạn đặt cho con lạch thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về con lạch đã đem lại niềm vui cho hai nhà.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày:

+ Câu 1:

– Đôi: Chúng mình ra võng ôn bài đi!

– Thu: ừ, ý kiến của bạn hay đấy. Mình ra võng học bài nhé.

+ Câu 2:

– Ôi, con lạch của nhà hai bạn đúng là con kênh xanh xanh.

– HS trả lời: Qua bài đọc, em hiểu con lạch nhỏ như con kênh xanh xanh nối hai nhà Đôi và Thu làm cuộc sống ở vùng quê thêm tươi đẹp, tình cảm giữa hai bạn, hai nhà thêm gắn bó.

Leave a Comment