Giáo án bài con nuôi môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 14: công cha nghĩa mẹ Bài đọc 2: con nuôi (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt – …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 14: công cha nghĩa mẹ

Bài đọc 2: con nuôi

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

         Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện đề cao tình cảm của các thành viên trong gia đình, không phân biệt con đẻ hay con nuôi.

         Biết nói lời đồng ý, đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu thương với các thành viên trong gia đình, không phân biệt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng học bài Con nuôi để hiểu con nuôi là gì và dù là con nuôi hay con đẻ thì các thành viên trong gia đình đều yêu thương nhau, đối xử với nhau không phân biệt.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài Con nuôi.

– GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

– GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: chần chừ, kiêu hãnh.

– GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).

– GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

– GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

– GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

– GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

– GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết nói lời đồng ý, đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.

Cách tiến hành:

– GV mời 2 HS đọc lần lượt YC của 2 BT phần Luyện tập.

– GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT vào VBT.

– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

– GV nhận xét, gợi ý đáp án:

+ BT 1: Nói lời đồng ý:

a) Với nhận xét của bạn Ngọc về bức tranh

Bạn nói rất đúng ý tớ. Mọi người trong gia đình này rất yêu quý nhau.

b) Với câu nói của bố mẹ bạn Ngọc

Bố mẹ bạn Ngọc nói rất đúng và rất hay. Em hoàn toàn đồng ý với câu nói của bố mẹ bạn Ngọc.

+ BT 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về:

a) Tình cảm của bố mẹ nuôi với bạn Ngọc

Bố mẹ nuôi yêu thương bạn Ngọc bằng cả trái tim.

b) Tình cảm của bạn Ngọc với bố mẹ nuôi

Bạn Ngọc rất yêu thương bố mẹ nuôi.      

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. Cả lớp đọc thầm theo.

– 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ.

– HS luyện đọc theo nhóm 3.

– Các nhóm đọc bài trước lớp.

– HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

         HS 1: Cô giáo yêu cầu HS làm gì?

         HS 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp xem tranh rồi nhận xét về bức tranh.

+ Câu 2:

         HS 2: Vì sao Hoàng nhận ra bạn trai trong bức tranh là con nuôi?

         HS 1: Vì Hoàng nhận ra trong tranh, một cậu bé có màu tóc và khuôn mặt khác hẳn mọi người.

+ Câu 3:

         HS 1: Theo Ngọc, tình cảm giữa mọi người trong bức tranh thế nào?

         HS 2: Theo Ngọc, mọi người trong bức tranh rất yêu quý nhau.

+ Câu 4:

         HS 2: Câu nói nào trong đoạn 3 giúp bạn hiểu: Bạn Ngọc được bố mẹ nuôi rất yêu thương?

         HS 1: Câu nói giúp mình hiểu: Bạn Ngọc được bố mẹ nuôi rất yêu thương là: Bố mẹ tớ bảo: “Con nuôi không được cha mẹ sinh ra nhưng được nuôi dưỡng và lớn lên từ trái tim yêu thương của cha mẹ”.

– HS lắng nghe.

Bài 14: công cha nghĩa mẹ

Luyện nói và nghe: nghe và hát về bố mẹ

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói: Biết chia sẻ với bạn về gia đình phối hợp lời nói với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe bạn chia sẻ. Biết nhận xét, đánh giá, chia sẻ cùng bạn.

+ Năng lực văn học: Nêu được một hình ảnh đẹp trong ca từ bài hát. Nhận biết nội dung của bài hát.

2. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình cảm, lòng kính mến đối với các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. Thực hành

2.1. HĐ 1: Nghe bài hát và trao đổi với bạn

Mục tiêu: Nghe và trao đổi về bài hát.

Cách tiến hành:

– GV cho HS nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh (Nhạc và lời: Ngọc Lễ).

– GV tổ chức cho cả lớp hát lại bài hát.

– GV đặt CH: Bài hát giúp em hiểu điều gì?

– GV chốt: Bài hát giúp ta hiểu gia đình là nơi để ta trở về, là nơi để ta yêu thương, là nơi được chia sẻ, cùng buồn vui, gia đình là điểm tựa, bên nhau đến suốt cuộc đời.

2.2. HĐ 2: Chia sẻ về gia đình

Mục tiêu: HS chia sẻ với các bạn về gia đình mình và lắng nghe chia sẻ của các bạn.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc to YC và CH gợi ý của BT 2.

– GV YC HS trao đổi theo nhóm nhỏ.

– GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về gia đình mình.

– GV nhận xét, động viên, khen ngợi HS.

– HS lắng nghe.

– HS nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh.

– Cả lớp hát lại bài hát.

– HS trả lời CH.

– HS lắng nghe.

– 1 HS đọc to YC và CH gợi ý của BT 2.

– HS trao đổi theo nhóm nhỏ.

– Một số HS chia sẻ trước lớp về gia đình mình.

– HS lắng nghe.

Leave a Comment