Giáo án bài Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 11 Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền D N CHỦ NH N D N ( 1945-1946 ) I.  MỤC TIÊU                                                                       1.Kiến thức: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

11 Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền

D N CHỦ NH N D N ( 1945-1946 )

I.  MỤC TIÊU                                                                      

1.Kiến thức:

– Năm được tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám. Chính quyền dân chủ nhân dân trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, về thù trong giặc ngoài, những khó khăn do thiên tai, hậu quả của chế độ thuộc địa…

–  Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào chuẩn bị cho lâu dài: xây dựng nền móng của chính quyền nhân dân: diệt giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm.

3. Năng lực:

+Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,…

+ Phân tích, so sánh, liên hệ .

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống, vẽ sơ đồ tư duy

3. Phẩm chất:

– Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, có tinh thần cách mạng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và lòng tự hoà dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án word và Powerpoint.

– Tranh ảnh có liên quan.

– Máy tính

2. Chuẩn bị của học sinh

– Đọc trước sách giáo khoa.

– Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh… về nước Nhật cuối TK XIX đến đầu TK XX.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định: 

2. Kiểm tra bài cũ:

(Linh hoạt kết hợp với giới thiệu bài mới thông qua trò chơi “Tìm mật mã lịch sử”) 

3. Bài mới:

3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT

1. Mục tiêu:

– Kiểm tra việc nắm kiến thức cũ của HS.

– Thông qua câu hỏi, khơi gợi HS liên tưởng những khó khăn của nhân dân trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc.

2. Phương thức: GV mời  HS chơi trò chơi “Tìm mật mã lịch sử”. GV quy định rõ thể thức trò chơi. HS nắm thể thức trò chơi.

Có 4 câu hỏi (giành kiểm tra kiến thức bài cũ) , HS sẽ lật mở 4 mảnh ghép này để đoán bức nội dung và tìm ra mật mã lịch sử.

3. Dự kiến sản phẩm:

– GV chuẩn bị nội dung, thể thức trò chơi.

– HS được quyền chọn một câu hỏi bất kỳ, mỗi một câu hỏi là một nội dung kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, nếu trả lời đúng thì các nội dung lần lượt được mở, nếu trả lời sai sẽ nhường quyền chơi cho bạn khác….Khi các nội dung lần lượt mở ra, HS được quyền đoán được mật mã lịch sử.

HS trả lời -> GV chốt ý, quyết định điểm của các em thông qua trò chơi và dẫn vào bài mới: sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình  (Hà Nội) Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa". Tuy nhiên sau đó Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyên dân chủ vừa giành được sau cách mạng tháng 8-1945. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

 I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám

a) Mục tiêu: Nêu được tình hình nước ta sau cách mạng Tháng Tám

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NỘI DUNG

 1: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám

* Mục tiêu: 

– Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám. Chính quyền dân chủ nhân dân trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, về thù trong giặc ngoài, những khó khăn do thiên tai, hậu quả của chế độ thuộc địa…

* Phương thức: Hoạt động nhóm

* Tổ chức hoạt động:

– B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm  thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:

–  Nhóm lẻ: (1,3)

 Sau cách mạng tháng 8 nước ta gặp phải những khó khăn gì về quân sự, chính trị ?

– Nhóm chẵn: (2,4)

 Sau cách mạng tháng 8 nước ta gặp phải những khó khăn gì về kinh tế, văn hoá xã hội ?

– Cả 2 nhóm vẽ sơ đồ tư duy thể hiện về những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám

– B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó

– B3: HS: báo cáo, thảo luận

Vẽ sơ đồ tư duy những thuận lợi và khó khăn của ta sau cách mạng tháng Tám. HS tự sáng tạo hình thức sơ đồ theo cách riêng của từng nhóm, GV gợi ý HS đảm bảo các nội dung chính trong sơ đồ.

– B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

  GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 

– GV cung cấp cho HS một số hình ảnh và giảng về tình hình nước ta sau Cách mạng tháng tám.

– GV giới thiệu chuyển ý

1. Khó khăn

* Quân sự: giặc ngoại xâm ở 2 miền với danh nghĩa giáp giải quân đội Nhật các nước trong phe đồng minh đã kéo vào nước ta.

– 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

– Bọn phản động: Đại Việt, Tờ-Rốt-Kít, các giáo phái chống phá cách mạng.

 * Chính trị: nền độc lập bị đe doạ.

– Nhà nước cách mạng chưa được củng cố.

* Kinh tế: (giặc đói)

– Nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

– Hậu quả của nạn đói.

– Thiên tại, hạn hán, lụt lội…

– Công nghiệp đình đốn, giá cả tăng vọt, tài chính kiệt quệ.

– Ngân sách trống rỗng.

* văn hoá xã hội: (Nạn dốt)

– 90% dân số không biết chữ.

– Các tệ nạn xã hội.

2. Thuận lợi

– Nhân dân phấn khởi vì được độc lập tự do, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

II.Củng cố chính quyền cách mạng và bảo vệ nền độc lâp

a) Mục tiêu: Ghi nhớ biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào chuẩn bị cho lâu dài: xây dựng nền móng của chính quyền nhân dân

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, trả lời các câu hỏi  của giáo viên

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình hãy :

+ Cho biết Đảng, Chính phủ đã thực hiện những chủ trương, biện pháp gì để kiến quốc sau Cách mạng tháng Tám 1945. Hãy lập bảng thống kê (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) các biện pháp giải quyết khó khăn của Chính phủ trong giai đoạn này.

+ Qua những biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng, Chính phủ ta, em thấy yếu tố nào là quan trọng nhất giúp đất nước thoát khỏi khó khăn? Vì sao?

 B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS, cặp đôi hoặc nhóm để có thể gợi ý hoặc trợ giúp khi các em gặp khó khăn

– B3: HS: Trong hoạt động này, GV cần sử dụng các phương pháp dạy học của bộ môn và các kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức hoạt động học tập ở cá nhân, trao đổi cặp đôi hoặc nhóm, sau đó báo cáo kết quả làm việc trước lớp, tạo cơ hội cho các em được lựa chọn, trình bày và bảo vệ quan điểm của mình

 – B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

  GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 

– GV cung cấp cho HS một số hình ảnh Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.

– Giáo viên cho học sinh thấy được những sách lược khôn khéo mềm dẻo của Hồ Chí Minh đối việc đối phó với thù trong, giặc ngoài.

1. Bước đầu xây dựng chế độ mới

– Ngày 6/1/1946 tổng tuyển cử tự do trong cả nước (bầu Quốc hội).

–  Bầu 333 Đại biểu vào Quốc hội.

Leave a Comment