Giáo án bài Cuộc khởi nghĩa LAM SƠN ( 1418-1427) thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 3  BÀI 19: Cuộc khởi nghĩa  LAM SƠN ( 1418-1427) 2. Những thắng lợi đầu tiên cuả nghĩa quân Lam Sơn a) Mục tiêu: nhận biết …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 19: Cuộc khởi nghĩa  LAM SƠN ( 1418-1427)

2. Những thắng lợi đầu tiên cuả nghĩa quân Lam Sơn

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ những thắng lợi  đầu  tiên của cuộc khởi nghĩa chính là giải phóng Nghệ An (năm 1424):.

 b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thỏa luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên  và lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu

c) Sản phẩm: Trả lời được nhờ kế hoạch của Nguyễn Chích mà nghĩa quân Lam Sơn đã mở rộng được địa bàn hoạt động vào Nghệ An và có tiềm lực để giải phóng Tân Bình, tiến công ra Bắc

d. Tổ chức thực hiên:

Hoạt động dạy – học

Kiến thức cần đạt

Giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS đọc thông tin trong bảng  trang 81 và quan sát hình 2, hướng dẫn HS trao đổi, đàm thoại để trả lời các câu hỏi sau :

? Em biết gì về Nguyễn Chích? Cho biết vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An? Kế hoạch đó đem lại kết quả gì?

? Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu sau khi thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích

Thời gian

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 (2) HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. 

– GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

(4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết:

 

Thời gian

Sự kiện

1424

Giải phóng Nghệ An

1425

Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa

1426

Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động

 

 

 3.Trận Tốt động- Chúc Động (cuối năm 1426) và trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427) – khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được diến biến, kết quả trận Tốt Động – CHúc Động và Chi Lăng – Xương Giang

 b) Nội dung : Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thỏa luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: trình bày được hoàn cảnh, diễn biến kết qủa ý nghĩa của trận Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng- Xương Giang trên lược đồ

d. Tổ chức thực hiên:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

– Yêu cầu hs đọc mục I SGK

? Trình bày diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động?

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Gv nhắc lại bài trước -> Địch cố thủ trong thành Đông Quan.

?Với sự thất bại đó quân Minh đã làm gì?

?Sau khi đến Đông Quan, Vương thông đã làm gì?

– Phản công quân ta.

?Trước tình hình đó ta đối phó như thế nào?

Gv trình bày trên lược đồ

Gv cho hs trình bày diễn biến trận Tôt Động – Chúc Động trên lược đồ.

? Trận thắng này có ý nghĩa như thế nào?

– Thay đổi tương quan lực lượng.

– Ý đồ củ địch bị thất bại.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*Trận Tốt động- Chúc Động (cuối năm 1426

 

 

a) Hoàn cảnh:

– 10/1426, 5 vạn viện binh do vương Thông chỉ huy đã đến Đông Quan.

– Ta đặt phục binh ở Tốt Đông, Chúc Động

 

b) Diễn biến:

-7/11/1426 Vương Thông quyết định tấn công Cao Bộ (Chương Mĩ- Hà Tây).

– Quân ta từ mọi phía xông vào địch

c) Kết quả:

– 5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan

 

 

-> Đẩy giặc lún sâu vào thế bị động, lúng túng, ta chủ động…

 

 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

– Yêu cầu hs đọc mục II SGK

? Trình bày diễn biến, kết quả trận Chi Lăng – Xương Giang?

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Sau thất bại ở Tôt Động – Chúc Động quân Minh có kế hoạch ntn?

? Trước tình hình đó, nghĩa quân đối phó như thế nào?

?Tại sao ta đánh Liếu Thăng trước?

– Vì tiêu diệt quân của Liếu Thăng (10 vạn) sẽ diệt số lượng lớn địch -> Lúc đó cánh quân của Mộc Thạnh sẽ hoang mang lo sợ.

Hs đọc phần in nghiêng SGK

Gv trình bày trên lược đồ

?Liễu Thăng chết, quân Minh đã làm gì?

Gv trình bày

Hs đọc phần in nghiêng

?Em có nhận xét gì về những thắng lợi chúng ta đã đạt được qua đoạn Bình Ngô đại cáo?

– Thời gian đồn dập.

? Với sự thất bại của Liễu Thăng và Mộc Thạnh thì Vương Thông đã làm gi?

?Kết quả?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427)

 a,Chuẩn bị:

-Địch: 15 vạn viện binh từ TQ kéo vào nước ta

 

 

– Ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt quân Liễu Thăng trước

 

b) Diễn biến:

– 8/10/1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng

– Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát

– Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước.

c) Kết quả:

– Liễu Thăng, Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị chết

– Vương Thông xin hoà, mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta

 

 

Leave a Comment