Giáo án bài Cuộc khởi nghĩa LAM SƠN ( 1418-1427) thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 4 BÀI 19: Cuộc khởi nghĩa  LAM SƠN ( 1418-1427) III.NGUYÊN NH N THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ a) Mục tiêu: nhận biết và …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

4 BÀI 19: Cuộc khởi nghĩa  LAM SƠN ( 1418-1427)

III.NGUYÊN NH N THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa

b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: trình bày được

-Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do.

+ Tất cả cá tầng lớp nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, đoàn kết, ủng hộ nghĩa quân.

+ Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Cuộc KN LS thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

+ Mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc-thời Lê sơ.

d. Tổ chức thực hiên:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

– Gv chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu hs đọc mục III SGK

Nhóm chẵn: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của khởi ngĩa Lam Sơn.

Nhóm lẻ: Nêu ý ngĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Gv cho hs đọc SGK

“Đất nước ……khởi nghĩa đó”

?Nội dung của Bình Ngô đại cáo là gì?

– Tuyên ngôn độc lập lần II

? Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?

?Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa?

 Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm

– Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

-Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do.

+ Tất cả cá tầng lớp nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, đoàn kết, ủng hộ nghĩa quân.

+ Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Cuộc KN LS thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

+ Mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc-thời Lê sơ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những nét chính cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân vẽ sơ đồ tư duy và trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c) Sản phẩm: hoàn thành phiếu và bài tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 

d. Tổ chức thực hiên:

       ( 1)Giáo viên giao bài tập cho học sinh hoàn thành

1, Hoàn thành bảng hệ thống dưới đây về khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427)

Thời gian

Trận đánh tiêu biểu

Kết quả

2.Nêu vai trò của Lê Lợi và đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

3.Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

(2) HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời.

– GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

 (3) Báo cáo kết quả và trao đổi

 (4) Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS

        Dự kiến sản phẩm

1

Thời gian

 Trận đánh  tiêu biểu

 Kết quả

Năm 1425

Tân Bình Thuận Hóa

Thắng lợi

Năm 1426

Tốt Động- Chúc Động

Thắng lợi

Năm 1427

Chi Lăng- Xương Giang

Thắng lợi

2. Vai trò của Lê Lợi và đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Vai trò của nhân dân:

Chống lại Quân xâm lược Minh

Ủng hộ và tham gia cuộc kháng chiến

Giúp sức cho quân đội( góp lương thực, vũ khí,…)

Vai trò của  Lê Lợi: Ông là linh hồn của cuộc khởi nghĩa, đóng vai trò to lớn, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

Tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Đánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn

Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa…..

3.Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm chính là phải dựa vào nhân dân, đại đoàn kết dân tộc, phát triển thành cuộc chiến giải phóng dân tộc quy mô cả nước, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS về nhà cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và bạn bè, em tìm hiểu thêm về các nội dung sau:

c) Sản phẩm: Bài trả lời theo câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiên:

     (1) Giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho HS đọc đoạn trích về Lời thề Lũng nhai sau đó tổ chức cho HS viết kịch bản về hội thề Lũng nhai

(2) HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời.

– GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

 (3) Báo cáo kết quả và trao đổi

 (4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS

E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: Ý thức mở rộng kiến thức, rèn luyện tính tự học.

b) Nội dung: vào các trang wes, đọc các cuốn sách để sưu tầm và mở rộng kiến thức

c) Sản phẩm : bài viết về nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi

d. Tổ chức thực hiên:

GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu một số tài liệu

– Nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi

– GV giao nhiệm vụ cho HS

                                + Học bài cũ, soạn mục I bài 20: Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật và trả lời câu hỏi cuối SGK

Leave a Comment