Giáo án bài Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939 thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 5 Cuộc vận động dân chủ trong những NĂM 1936 – 1939 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: hiểu và nắm được: – Hoàn cảnh trong …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

5 Cuộc vận động dân chủ trong những

NĂM 1936 – 1939

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: hiểu và nắm được:

– Hoàn cảnh trong nước và thế giới có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936-1939 -> đảng ta thay đổi chủ trương đấu tranh.

Trình bày được nguyên nhân, diễn biến chính phong trào dân chủ 1936 – 1939

– ý nghĩa của phòng trào đấu tranh.

* Trọng tâm:  Phong trào cách mạng 1936-1939.

2. Kỹ năng:

Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự kiện phong trào dân chủ 1936-1939

Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng.

 3. Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thầy:  Máy tính, giáo án Tranh ảnh , tư liệu.

2. Trò: Đọc SGK, quan sát tranh ảnh SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu:  Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về cuộc vận động dân chủ 1936-1939

b. Nội dung: Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về phong trào dân chủ 1936-1939

thời gian: 5 phút

c) Sản phẩm: học sinh có thể trình bày một số vấn đề

d) Tổ chức thực hiện:

– GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi/ cá nhân.

– HS huy động hiểu biết đã có của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HS biết được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939.

Trình bày được phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã chuẩn bị về lực lượng, hình thức đấu tranh cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

–   Giải thích được những điểm giống và khác nhau giữa phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 1936 – 1939 về mục tiêu, lực lượng tham gia, hình thức và phương pháp đấu tranh

I. Tình hình thế giới và trong nước  

a) Mục tiêu: HS biết được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

Thời gian: 10 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk trang 78,79 9, và trả lời câu hỏi:

Trong những năm 30/XX tình hình thế giới và trong nước có những nét gì nổi bật?

Tình hình đó đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào trong giai đoạn 1936-1939

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ

– HS tự N/C SGK trả lới các câu hỏi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS trình bày sản phẩm cuả mình

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV chuyển ý:

+ Căn cứ vào sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, tiếp thu đường lối   của Quốc tế Cộng sản, tháng 7–1936 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị ở Thượng Hải (Trung Quốc) để định ra đường lối đấu tranh trong thời kì mới.

1. Thế giới:

– Khủng hoảng kinh tế 1929-1933-> Chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở một số nước: Đức, Italia, Nhật đe doạ chiến tranh.

– Đại hội VII Quốc tế cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít chống chiến tranh.

2. Trong nước:

+ Năm 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt, lên cầm quyền ở Pháp. Chính phủ mới đã thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa, nới rộng một số quyền tự do, dân chủ,… Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả, tìm cách hoạt động trở lại.

+ Ở Việt Nam, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, tác động không chỉ đến các tầng lớp nhân dân lao động mà cả tư sản, địa chủ vừa và nhỏ. Bọn cầm quyền vẫn tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Yêu cầu cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ được đặt ra.

II.Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ   

a) Mục tiêu: Trình bày được phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã chuẩn bị về lực lượng, hình thức đấu tranh cho Cách mạng tháng Tám năm 1945

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

thời gian: 15 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV _ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk trang 78,79 9, và trả lời câu hỏi

Trước tình hình thế giới và trong nước Đảng Cộng Sản Đông Dương đã có chủ Trương như thế nào?

Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra như thế nào? Trình bày ý nghĩa của phong trào

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. trong quá trình thực hiện gv có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở

 Kẻ thù trước mắt của nhân dân là ai?

Nhiệm vụ đấu tranh giai đoạn này là gì

Khẩu hiệu đấu tranh là gì?

Hình thức đấu tranh như thế nào?

Các phong trào tiêu biểu

– Giáo viên cho học sinh quan sát tranh để nhận xét và so sánh hình thức đấu tranh.

Bước 3. HS báo cáo sản phẩm

Các bạn khác bổ sung góp ý

GV gọi HS trình bày

 

Bước 4 Nhận xét đánh giá

Tại sao đến năm 1938 phong trào tạm lắng xuống ?

– Giáo viên giải thích.

1,Chủ Trương của Đảng

+ Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động Pháp và tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp tại các thuộc địa.

+ Nhiệm vụ: tập hợp lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ để chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc…

+khẩu hiệu “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình”.

+ Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3–1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương), nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ chống phát xít, bảo vệ hoà bình.

+ Hình thức, phương pháp đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai…

2.Về diễn biến:

+ Mở đầu là cuộc vận động lập Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội

 +. Ngày Quốc tế Lao động 1–5–1938, tại Khu Đấu xảo (Hà Nội) đã diễn ra mít tinh khổng lồ của 2,5 vạn người

3. Ý nghĩa

Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín ảnh hưởng của đảng được mở rộng

Quần chúng được tập dượt đấu tranh, đội quân chính trị hùng hậu được hình thành

 Phong trào là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng 8

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Giải thích được những điểm giống và khác nhau giữa phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 1936 – 1939 về mục tiêu, lực lượng tham gia, hình thức và phương pháp đấu tranh

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng so sánh

thời gian: 5 phút

c) Sản phẩm: bảng so sánh

 d) Tổ chức thực hiện:

Em hãy so sánh phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 theo mẫu sau:

Nội dung

Phong trào CM 1930 – 1931

Phong trào CM 1936 – 1939

Kẻ thù

Mục tiêu (nhiệm vụ)

Chủ trương, sách lược

Tập hợp lực lượng

Hình thức đấu tranh

Lực lượng tham gia

Địa bàn chủ yếu

Dự kiến sản phẩm

Nội dung

Phong trào CM 1930 – 1931

Phong trào CM 1936 – 1939

Kẻ thù

Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến

Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp

Mục tiêu (nhiệm vụ)

Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược)

Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược)

Chủ trương, sách lược

Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.

Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Tập hợp lực lượng

Liên minh công nông

Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ.

Hình thức đấu tranh

Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh.

Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá….

Lực lượng tham gia

Chủ yếu là công nông

Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị.

Địa bàn chủ yếu

Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp

Chủ yếu ở thành thị

Báo cáo sản phẩm: Các nhóm cử đại diện trình bày các nhó khác góp ý bổ sung

                                   D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

+ Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể

+ Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm  ở nhà

+ Các bước thực hiện;

Cao trào dân chủ 1936-1939 đã chuẩn  bị những gì cho cách mạng tháng Tám  năm 1945?

Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ rộng lớn, có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Qua phong trào, tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đường lối của Đảng được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng. Cán bộ, đảng viên được rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, trình độ công tác. Quần chúng được giác ngộ, tập dượt đấu tranh, đội quân chính trị của quần chúng được tập hợp.

Đ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

HS về nhà chuẩn bị bài 21 tìm hiểu: Việt Nam trong những năm 1939 -1945.

       » Tìm hiểu tình hình thế giới và Đông dương

       » Những cuộc nổi dậy đầu tiên : khởi nghĩa Bắc

Leave a Comment