Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 79: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
- Mục tiêu: HS cần :
- Kiến thức:
- HS nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau
2.Kĩ năng:
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một bài văn mẫu
- Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài.
3.Thái độ:
- Yêu thích tìm hiểu các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn nghị luận
4.Năng lực, phẩm chất:
+ Phẩm chất: sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.
+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ, hợp tác
II.Chuẩn bị:
- Thầy: Bài soạn, tài liệu liên quan.
- Trò: Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )
III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- PPDH: Dạy học nhóm, nêu /phát hiện và giả quyêt vấn đề…
- KTDH: đặt câu hỏi, động não, hỏi và trả lời….
IV.Tổ chức các hoạt động học tập
- Hoạt động khởi động
*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra: Thế nào là câu rút gọn? Rút gọn câu nhằm mục đích gì? cần chú ý điều gì ?
- Tổ chức khởi động:
Kĩ thuật nói tích cực
Làm cách nào để mọi người tin bạn Lan học giỏi và chăm ngoan. HS nói càng nhiều ý kiến càng tốt.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
HĐ1. Luận điểm, luận cứ và lập luận
-KT:Thảo luận nhóm, tự học, hợp tác…
Hoạt động nhóm 5p Đọc vd trong sgk và hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sgk ? Em hiểu thế nào là luận điểm? ? Luận điểm chính của văn bản "Chống nạn thất học" là gì? ? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào? ? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận? ? Muốn có sức thuyết phụ thì luận điểm phải đảm bảo những yêu cầu gì?
? Vậy thế nào là luận điểm? Luận điểm giữ vai trò gì trong văn nghị luận? Luận điểm phải như thế nào để có sức thuyết phục? Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nx,bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức – GV: Luận điểm được thể hiện trong nhan đề, dưới dạng các câu khẳng định nhiệm vụ chung (luận điểm |
a. Xét VD Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận
Cụ thể hóa bằng việc làm: + Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ …. + Người chưa biết chữ thỡ gắng sức mà học cho biết + Phụ nữ lại càng cần phải học => Như thế tức là chống nạn thất là một công việc cần phải làm ngay
b. Ghi nhớ |
chính), nhiệm vụ cụ thể (luận điểm phụ) trong bài văn.
Hoạt động cặp 2p Đọc vd trong sgk và hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sau ? Em hiểu thế nào là luận cứ? ? Luận cứ thường trả lời các câu hỏi như thế nào? ? Hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản "Chống nạn thất học"? ? Những luận cứ đó đóng vai trò gì? ? Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đảm bảo những yêu cầu gì? Đại diện 1 cặp trình bày, các cặp khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức
Hoạt động cặp 2p Đọc vd trong sgk và hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sau ? Lập luận là gì? ? Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của |
* Ghi nhớ (SGK/ 19)
a. Xét VD (SGK/ 19)
Luận cứ trong VB "Chống nạn thất học"
+ Chính sách ngu dân + 95% số dân thất học
+ Nâng cao dân trí + Mọi người dân VN phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mỡnh, phải cú kiến thức…
+ Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ …. + Người chưa biết chữ thỡ gắng sức mà học cho biết ….. + Phụ nữ lại càng cần phải học
+ Lí lẽ: là những đạo lí, lẽ phải đó được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình + Dẫn chứng: là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng phải xác thực, đáng tin cậy không thể bác bỏ. => Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu b. Ghi nhớ
* Ghi nhớ (SGK/ 19)
a. Xét VD
– Trình tự lập luận của văn bản "Chống nạn |
văn bản “Chống nạn thất học" và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì? ? Lập luận cần phải đảm bảo yêu cầu gì? ? Lập luận là gì? Yêu cầu của lập luận? Đại diện 1 cặp trình bày, các cặp khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức – GV: Lập luận bao gồm các suy lí, quy nạp, diễn dịch, phân tích, so sánh, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí, không thể bác bỏ. Mở bài cũng có lập luận, thân bài và KB cũng có lập luận. Có thể nói lập luận có ở khắp bài văn nghị luận. Có lập luận mới đưa ra được luận điểm như là kết luận của nó | thất học" + Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học, chống nạn thất học để làm gì + Nêu tư tưởng chống nạn thất học (LĐ) + Các cách chống nạn thất học => Lập luận theo quan hệ nhân quả (lí lẽ 1, 2) và quan hệ điều kiện (lí lẽ 3). ưu điểm: bài viết chặt chẽ
Yêu cầu: lập luận phải chặt chẽ, hợp lí
b. Ghi nhớ * Ghi nhớ (SGK/ 19 |
3. Hoạt động luyện tập | |
HĐ2. Luyện tập
-KT:Thảo luận nhóm, tự học, hợp tác…
Hoạt động nhóm 5p Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nx,bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức | III.Luyện tập
+ LC1: Có thói quen tốt và thói quen xấu + LC2: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng đó thành thói quen nờn rất khó bỏ, khó sửa + LC3: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu rất dễ
+ Luôn dậy sớm … là thói quen tốt + Hút thuốc lá … là thói quen xấu |
- Hoạt động vận dụng:
- Viết luận điểm, luận cứ, để chứng minh bạn Lan là người học giỏi ,chăm ngoan.
5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm đọc các tài liệu về đặc điểm của văn bản nghị luận
- Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thành bài tập phần luyện tập (SGK/ 20)
- Chuẩn bị bài mới: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT
Tiết 79: ĐẶC ĐIỂM CỦA BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A-MỤC TIÊU BÀI DẠY
-Giúp hs nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
-Rèn kĩ năng nhận biết luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản nghị luận.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Bảng phụ.
-Những điều cần lưu ý: ở bài này hs phải tìm hiểu các yếu tố nội dung của văn bản ghị luận, do đó cần cho hs hiểu luận điểm, luận cứ và lập luận.
C. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1–ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là văn nghị luận ?
3-Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò | Nội dung kiến thức |
-Hs đọc văn bản: Chống nạn thất học. -Theo em ý chính của bài viết là gì ? -ý chính đó được thể hiện dưới dạng nào ? -Các câu văn nào đã cụ thể hoá ý chính?
-ý chính đó đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận ? -Muốn có sức thuyết phục thì ý chính phải đạt được yêu cầu gì ? -Gv: Trong văn nghị luận người ta gọi ý chính là luận điểm. -Vậy em hiểu thế nào là luận điểm ?
-Người viết triển khai luận điểm bằng cách nào ?
-Em hãy chỉ ra các luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học ?
-Lí lẽ và dẫn chứng có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận ? (Luận điểm thường mang tính khái quát cao, VD: Chống nạn thất học, Tiếng Việt giàu và đẹp, Non sông gấm vóc. Vì thế:
-Gv: Có thể tạm s2 luận điểm như xương sống, luận cứ như xương sườn, xương các chi, còn lập luận như da thịt, mạch máu của bài văn nghị luận. -Muốn có sức thuyết phục thì lí lẽ và dẫn chứng cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ?
-Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt dưới những hình thức nào và có tính chất gì ?
-Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học ?
-Gv:Tóm lại: trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học và chống nạn thất học để làm gì. Có lí lẽ rồi mới nêu tư tưởng chống nạn thất học. Nhưng chỉ nêu tư tưởng thì chưa trọn vẹn. Người ta sẽ hỏi: Vậy chống nạn thất học bằng cách nào ? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giải quyết việc đó. Cách sắp xếp như trên chính là lập luận. Lập luận như vậy là chặt chẽ. -Vậy em hiểu lập luận là gì ? -Hs đọc ghi nhớ.
-Đọc lại văn bản Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội (bài 18 ). -Cho biết luận điểm ? -Luận cứ ?
-Và cách lập luận trong bài ?
-Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy ? | I-Luận điểm, luận cứ và lập luận: 1-Luận điểm: *V.Bản: Chống nạn thất học ->ý chính. -Đc trình bày dưới dạng nhan đề. -Các câu văn cụ thể hoá ý chính: +Mọi người VN… +Những người đã biết chữ… +Những người chưa biết chữ… -ý chính thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận. -Muốn th.phục ý chính phải rõ ràng, sâu sắc, có tính phổ biến (v.đề được nhiều người quan tâm).
=>Luận điểm: ghi nhớ (sgk-19 ). 2-Luận cứ: -Triển khai luận điểm bằng lí lẽ, d.chứng cụ thể làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn và có sức th.phục. -Luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học: +Do chính sách ngu dân… +Nay nước độc lập rồi…
-Muốn cho người đọc hiểu và tin, cần phải có h.thống luận cứ cụ thể, sinh động, chặt chẽ.
-Muốn có tính th.phục thì luận cứ phải chân thật, đúng đắn và tiêu biểu. =>Luận cứ: ghi nhớ (sgk-19 ). 3-Lập luận: -Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt thành n lời văn cụ thể. Những lời văn đó cần được lựa chọn, sắp xếp, trình bày 1 cách hơp lí để làm rõ luận điểm. -Trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học: +Nêu lí lẽ, dẫn chứng: Pháp thực hiện chính sách ngu dân nên n.dân VN bị thất học. Nay độc lập muốn tiến bộ phải cấp tốc nâng cao dân trí. +Nêu cách chống nạn thất học: Những người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ.
=>Lập luận: ghi nhớ (sgk-19 ). *Ghi nhớ: sgk (19 ). II-Luyện tập: Văn bản: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội. -Luận điểm: chính là nhan đề. -Luận cứ: +Luận cứ 1: Có thói quen tốt và có thói quen xấu. +Luận cứ 2: Có ng biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. +Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. -Lập luận: +Luôn dậy sớm,… là thói quen tốt. +Hút thuốc lá,… là thó quen xấu. +Một thói quen xấu ta thg gặp hằng ngày… rất nguy hiểm. +Cho nên mỗi ng… cho xã hội. -Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì luận điểm mà tác giả nêu ra rất phù hợp với cuộc sống hiện tại.
|
4-Củng cố: Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài.
5-Hướng dẫn học bài:
-Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài luyện tập.
-Đọc bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.