Giáo án bài Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 21 Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam   I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : – Kể tên được một …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

21 Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Kể tên được một số loại khoáng sản của nước ta.

– Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa.

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Biết được sự đa dạng về các mỏ khoáng sản ở VN.

– Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ khoáng sản VN, nhận xét sự phân bố các mỏ khoáng sản ở nước ta. Xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng khoáng sản trên bản đồ.

– Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản và nêu được hậu quả khi sử dụng lãng phí tài nguyên.

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Đề xuất được những biện pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

– Chăm chỉ: Biết được đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

Bản đồ khoáng sản VN

2. Chuẩn bị của HS

– Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào kiến thức thực tế để kể tên các mỏ khoáng sản có ở nước ta.

c) Sản phẩm:

HS nêu được một số mỏ khoáng sản lớn như: Than, sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, mỏ dầu, mỏ khí,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Chia lớp ra làm 2 nhóm. Từng thành viên trong nhóm lên bảng ghi tên các mỏ khoáng sản có ở nước ta. Nhóm nào ghi được nhiều khoáng sản hơn trong 2 phút sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện trò chơi trong 2 phút.

Bước 3: GV tổng kết trò chơi. Chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiềm năng khoáng sản Việt Nam (15 phút)

a) Mục đích:

– Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa.

b) Nội dung:

– HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

       Nội dung chính:

1. VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản:

– Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại, nhưng phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: Than,dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit…

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi:

– Các mỏ khoáng sản chính ở nước ta: Than, dầu, khí, sắt, thiếc, vàng, đồng, đá quý, đất hiếm, bô xít, mangan, ti tan, cát,…

– HS xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên lược đồ.

– Nhận xét về thành phần và trữ lượng khoáng sản ở Việt Nam: Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng. Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ khoáng sản VN và trả lời các câu hỏi:

– Kể tên các mỏ khoáng sản chính ở nước ta.

– Xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên lược đồ.

– Hãy nhận xét về thành phần và trữ lượng khoáng sản ở Việt Nam?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản (15 phút)

a) Mục đích:

– Phân tích được những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản và nêu được hậu quả khi sử dụng lãng phí tài nguyên.

– Đề xuất được những biện pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

b) Nội dung:

– Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

       Nội dung chính:

III. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

a) Thực trạng

– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi

– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.

– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

b) Biện pháp bảo vệ

– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi

HS trả lời các câu hỏi theo cách hiểu của mình sau khi xem xong video.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS xem đoạn video về khai thác khoáng sản chưa hợp lí và trả lời các câu hỏi:

– Nội dung video nói về vấn đề gì?

– Nguyên nhân và hậu quả của vấn đề đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (10 phút)

a) Mục đích:

– Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

Các vùng mỏ chính        Đáp án        Các mỏ khoáng sản chính

1. Đông Bắc Bắc Bộ       1 – d  a. Bô xít ( Lâm Đồng, Đăk Lăk) cao lanh ( Lâm Đồng)

2. Tây Bắc   2 – b  b. Đồng ( Sơn La), Vàng Mai Sơn ( Hoà Bình)

3. Bắc Trung Bộ   3 – e  c. Than nâu, mỏ khí tự nhiên ( ĐBSH); Than bùn ( ĐBSCL)

4. Tây Nguyên      4 – a  d. Mỏ sắt Trại Cau ( Thái Nguyên); than đá Cẩm Phả ( Quảng Ninh), thiết Tĩnh Túc ( Cao Bằng)

5. Các đồng bằng  5 – c  e. Crôm Cổ Định ( Thanh Hoá), sắt Thạch Khê ( Hà Tĩnh), đá quý Quỳ Châu ( Nghệ An), thiếc Quỳ Hợp ( Nghệ An)

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành câu hỏi sau:

Nối các ô ở cột Các vùng mỏ chính với các ô ở cột Các mỏ khoáng sản chính cho phù hợp

Các vùng mỏ chính        Đáp án        Các mỏ khoáng sản chính

1. Đông Bắc Bắc Bộ       1 –     a. Bô xít ( Lâm Đồng, Đăk Lăk) cao lanh ( Lâm Đồng)

2. Tây Bắc   2 –     b. Đồng ( Sơn La), Vàng Mai Sơn ( Hoà Bình)

3. Bắc Trung Bộ   3 –     c. Than nâu, mỏ khí tự nhiên ( ĐBSH); Than bùn ( ĐBSCL)

4. Tây Nguyên      4 –     d. Mỏ sắt Trại Cau ( Thái Nguyên); than đá Cẩm Phả ( Quảng Ninh), thiết Tĩnh Túc ( Cao Bằng)

5. Các đồng bằng  5 –     e. Crôm Cổ Định ( Thanh Hoá), sắt Thạch Khê ( Hà Tĩnh), đá quý Quỳ Châu ( Nghệ An), thiếc Quỳ Hợp ( Nghệ An)

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về khoáng sản VN

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua tìm hiểu thực tế, hãy xác định những nguyên nhân là cạn kiệt tài nguyên khoáng sản của nước ta và lấy ví dụ về một loại khoáng sản cụ thể.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

 

 

Leave a Comment