Giáo án bài Đại cáo bình ngô phần tác phẩm theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 4  Đại cáo bình ngô phần tác phẩm   I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:   TT           MỤC  TIÊU          MÃ HOÁ Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

4  Đại cáo bình ngô phần tác phẩm

 

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 

TT           MỤC  TIÊU          MÃ HOÁ

Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết

1              Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; nắm được hoàn cảnh sáng tác, nhận biết đề tài, bố cục Đ1

2              Phân tích các giá trị nội dung và các đặc trưng cơ bản của thể cáo và đặc sắc nghê thuật của tác phẩm, những sáng tạo của Nguyễn Trãi.       Đ2

3              Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm              Đ3

4              Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm                Đ4

5              Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu liên quan.

Tích hợp kiến thức về văn hóa và truyền thống lịch sử với những chiến công vang dội ở các bài thơ văn đã học như Nam quôc sơn hà (thời Lí); Hịch Tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn… giúp Hs hiểu sâu sắc về nội dung yêu nước trong văn học trung đại.

                Đ5

6              Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp            N1

7              Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi         NG1

8              Biết cảm nhận, triển khai thành một bài viết (nghị luận văn học) về luận đề chính nghĩa, chủ nghĩa yêu nướ qua bài cáo.        V1

Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề

9              Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.            TC-TH

10           Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.          GT- HT

11           Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.    GQVĐ

Phẩm chất chủ yếu: Yêu nước; Trách nhiệm

11           Niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc;

Lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam;    

                YN

12           Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

                TN

 

 

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…

2.Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,…

III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

A. TIẾN TRÌNH

 

Hoạt động học  

Mục tiêu              Nội dung dạy học trọng tâm       

PP, KTDH             Phương án kiểm tra đánh giá

 

  Hoạt động           Mở đầu  (10 phút)         Đ1           Em hãy kể tên các tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của ông ? Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là gì ?

HS chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới      Đàm thoại gợi mở

                GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.

 

 

Hoạt động Hình thành kiến thức

(50 phút)             Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT          I. Tìm hiểu chung

II. Đọc hiểu văn bản

1.Luận đề chính nghĩa

2. Tội ác của giặc Minh

3. Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam

4. Lời tuyên bố

III. Tổng kết        Đàm thoại gợi mở

Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Kĩ thuật làm việc nhóm  GV đánh giá  phiếu học tập,  sản phẩm học tập của HS.

 

Hoạt động

Luyện tập

(15 phút)             Đ3, Đ4, Đ5; YN,  TCTH      Thực hành bài tập luyện tập kiến thức và kĩ năng: trả lời trắc nghiệm        Dạy học giải quyết vấn đề     GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án và HDC

 

Hoạt động Vận dụng

(10 phút)             Đ5;

YN          Lập sơ đồ khái quát trình tự lập luận trong đoạn 1;

Viết cảm nhận về một đoạn của bài cáo.                Dạy        học giải quyết vấn đề     GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.

Hoạt động

Mở rộng

(5 phút)                  V1, TC- TH         So sánh so sánh, đối chiếu để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các thể loại: Cáo, Hịch, Chiếu..

Tìm các tài liệu phân tích, bình luận về bài Bình Ngô đại cáo.

                Dạy        học giải quyết vấn đề;    Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

                                    Hoạt động: Khởi động

a.Mục tiêu: Kết nối- Đ1

b. Nội dung hoạt động:  HS nghe một nghệ sĩ đọc bài Bình Ngô đại cáo trên youtobe, nhận xét giọng đọc, cảm nhận để tạo động lực tìm hiểu kiến thức mới của bài học.

 – Kể tên một số tác phẩm của Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi nổi tiếng trước hết bởi tài năng của một nhà văn chính luận kiệt xuất. Em hãy kể tên các tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của ông ? Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là gì ?

c. Sản phẩm:

-Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập; Đại cáo bình Ngô;…

-Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các tác phẩm:  tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

d. Tổ chức thực hiện:

                      HOẠT ĐỘNG CỦA GV               HĐ của HS

GV giao nhiệm vụ: Nguyễn Trãi nổi tiếng trước hết bởi tài năng của một nhà văn chính luận kiệt xuất. Em hãy kể tên các tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của ông ? Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là gì ?

– GV: Nhận xét,  chấm điểm; giới thiệu bài học    – HS: tiếp nhận câu hỏi; suy nghĩ trả lời

 

                    Hoạt động Hình thành kiến thức.

                    Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Đ1, Đ2,  N1, NG1; GT-HT

 

b. Nội dung hoạt động: Cá nhân tự nghiên cứu khi chuẩn bị bài ở nhà; trên lớp so sánh với bạn để kiểm tra nội dung chuẩn bị.

1.     Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?

2. Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ? Bố

cục của tác phẩm ?

3. Giải thích nhan đề “Đại cáo bình Ngô” ?

-Phương pháp: làm việc cá nhân; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

c. Sản phẩm: – Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết

– Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia.

– Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau

– Cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc. Tác phẩm tiêu biểu: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.

Nhan đề: bá cáo rộng khắp cho toàn dân biết về việc đã dẹp yên giặc Minh.

-Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá câu trả lời của HS

d.Tổ chức thực hiện.

                      HOẠT ĐỘNG CỦA GV               HĐ của HS

GV yêu cầu HS đọc nhanh phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi: (Chiếu slide câu hỏi)

– Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?

–  Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ?

– Giải thích nhan đề “Đại cáo bình Ngô”?

 

– GV : yêu cầu một HS trở lời câu hỏi:

– GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức.

 

– GV: Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ?

– GV: Yêu cầu học sinh nhận xét (nếu có), bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức.

 

GV: Giải thích thêm nhan đề “Đại cáo bình Ngô”.

– Nhận xét sản phẩm.

 

– GV: Giáo viên giải thích thêm  (Chiếu Slide)  chốt lại nội dung kiến thức

                HS: Đọc đoạn văn; Trả lời câu hỏi vào trong vở

 

HS làm việc cá nhân; Ghi câu trả lời vào trong vở; Phát biểu trả lời câu hỏi

Hoạt động 2: Tìm hiểu Đoạn 1 của bài Cáo

a.Mục tiêu:  Đ1, Đ2, Đ3, N1, NG1; GT-HT

 

b. Nội dung hoạt động:

– HS  hoạt động cá nhân, nhóm ghi đầy đủ những thông tin vào phiếu học tập.

– Đánh giá kết quả hoạt động nhóm của học sinh.

c.Sản phẩm: Phiếu học tập đã được học sinh hoàn thiện.

                                                          Đoạn 1

Tư tưởng nhân nghĩa      Quan niệm về quốc gia độc lập:

                Nghệ thuật của đoạn văn:

 

– Khái niệm tư tưởng nhân nghĩa:

+ Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.

+ Nhân nghĩa cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN

– Nguyễn Trãi: nhân nghĩa chủ yếu để yên dân và trừ bạo

-> Đây là tư tưởng mới mẻ với quan điểm lấy dân làm gốc

” Đây cũng là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh (phù Trần diệt Hồ giúp Đại Việt).

” Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.

– Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là ‘yên dân’, ‘trừ bạo’. Yên dân  cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ thù tàn bạo chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Nhân nghĩa trong phạm trù Nho giáo chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người, khi vào Việt Nam, do hoàn cảnh riêng của nước ta thường xuyên phải chống xâm lược, trong nội dung nhân nghĩa còn có cả mối quan hệ dân tộc với dân tộc.

                – Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc : nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.

– Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc.

– Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. So với thời Lý học thuyết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó.

+ Toàn diện vì ý thức về dân tộc trong : Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại cáo, ba yếu tố nữa được bổ sung : văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.

+ Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được ‘văn hiến’, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất là hạt nhân để xác định dân tộc.Phải chăng sự sâu sắc của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở chỗ : điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan. Trong bài Nam quốc sơn hà, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ ‘đế’. Ở Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó : ‘mỗi bên xưng đế một phương’. Cần phân biệt sự khác nhau giữa ‘đế’ và ‘vương’ mặc dù dịch sang tiếng Việt đều là ‘vua’. Nếu ‘đế’ là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền thì ‘vương’ là vua chư hầu, có nhiều và phụ thuộc vào đế. Nêu cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng ‘trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoàng đế’ là khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc.            Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Bản dịch đã cố gắng lột tả bằng các từ ‘từ trước’, ‘vốn có’, ‘đã lâu’, ‘đã chia’, ‘cũng khác’ (Nguyên văn : ‘duy ngã …’, ‘thực vi … ‘, ‘kỳ thù’, ‘diệc dị’).

– Sử dụng biện pháp so sánh : so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lý, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên).

– Câu văn biến ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.

– Cách lập luận kết hợp hài hòa giữa lí luận và thực tiễn: sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan. Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa. Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong. Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt. Tác giả lấy ‘chứng cớ còn ghi’ để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc./.

 

 

d.Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV                   HĐ CỦA HS

-GV đọc mẫu một số câu, yêu cầu HS đọc đoạn 1.

– GV phát phiếu học tập

 – GV: Quan sát, hỗ trợ HS

– GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến            HS hoạt động cá nhân/nhóm theo bàn.

– Báo cáo sản phẩm khi được GV yêu cầu,

– Nộp sản phẩm theo yêu cầu của GV

 

TIẾT 2:

                                      HĐ KHỞI ĐỘNG:

GV khởi động bằng việc cho HS nghe lại một đoạn ghi âm giọng đọc Bình Ngô đại Cáo của nghệ sĩ Tiến Thọ.

                                                HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động1: Tìm hiểu đoạn 2

a.Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT

HS hiểu được âm mưu, tội ác của kẻ thù; lập trường của tác giả; các thủ pháp nghệ thuật.

b. Nội dung hoạt động:  GV giao nhiệm vụ, HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặ Nguyễn Trãi đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? Tác giả đứng

trên lập trường , thái độ như thế nào? Nghệ thuật viết cáo trạng của tác giả?

-Phương pháp: HS đọc sáng tạo; HS làm việc theo cặp đôi.

-Phương án kiểm tra đánh giá: Căn cứ vào phần thực hiện của HS: GV nhận xét việc HĐ của HS.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thiện của HS:

Âm mưu và tội ác của kẻ thù       Lập trường, thái độ của tác giả    Nghệ thuật viết cáo trạng

-Vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ” để thừa cơ xâm lược nước ta.

– Tố cáo chủ trương, chính sách cai trị vô nhân đạo, vô cùng hà khắc của kẻ thù:

– Tàn sát người vô tội

– Bóc lột tàn tệ, dã man                – Nguyễn Trãi đứng trên đại lập trường dân tộc, nhân bản, chính nghĩa.

– Thái độ: Căm thù, thương xót.

                + Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù

+ Đối lập:

+ Phóng đại

+ Câu hỏi tu từ.

+ Giọng điệu: uất hận trào sôi, cảm thương tha thiết, nghẹn ngào đến tấm tức.

+ Chứng cứ đầy sức thuyết phục, lời văn gan ruột thống thiết.

 

d.Tổ chức thực hiện:

   HOẠT ĐỘNG CỦA GV                     HĐ CỦA HS

-Gv yêu cầu HS đọc nhanh đoạn 2

GV phát phiếu học tập theo nội dung sau: Nguyễn Trãi đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? Tác giả đứng trên lập trường , thái độ như thế nào? Nghệ thuật viết cáo trạng của tác giả ?

GV: Chia lớp thành 4 nhóm; phát phiếu trả lời câu hỏi; thời gian thảo luận 5 phút.

– GV quan sát, hỗ trợ HS

– GV: Yêu cầu đại diện nhóm nhanh nhất trình bày, yêu cầu các nhóm học sinh khác nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

                –  HS hoạt động nhóm bằng việc hoàn thiện phiếu học tập vào tờ A0

– Trình bày sản phẩm.

– Nhận xét sản phẩm của nhóm khác

                            Hoạt động : Luyện tập

Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5; YN,  TCTH

b.Nội sung hoạt động: HS quan sát các sile, tư duy nhanh và chọn đáp án.

Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: …là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

Đó là định nghĩa về:

a. Hịch;    b. Phú;      c. Cáo;       d. Chiếu

Câu 2: Nhận định nào sau đây không chính xác về nghệ thuật của thể loại cáo?

a. Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén.

b. Không có đối.

c. Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

d. Giọng điệu linh hoạt.

Câu 3: Hãy chỉ ra điểm nổi bật trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong hai câu sau?

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Câu 4: Hãy lập sơ đồ khái quát trình tự lập luận trong đoạn 1 của văn bản

c.Sản phẩm:

[1]=’c’;  [2]=’b’;

[3] Điểm nổi bật trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo

[4] Sơ đồ

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

+ GV chiếu câu hỏi:

+ Học sinh làm việc cá nhân 1,2,3, câu 4 HS làm việc ở nhà, GV chia 4 nhóm, chọn nhóm tốt nhất cho điểm.

+ GV chốt đáp án câu hỏi 1,2,3; chấm điểm HS tích cực, trả lời đúng.

+ Câu 4 GV thu sản phẩm của HS chấm cho điểm vào đầu tiết sau.             – Suy nghĩ, trả lời câu hỏi 1,2,3.

Câu 4 làm việc theo bàn.

                                       Hoạt động : Vận dụng

a.Mục tiêu: N1, V1;YN

b. Nội dung hoạt động:

HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để viết cảm nghĩ của mình về một đoạn văn trong sgk mà mình yêu thích.

– Hoặc lập sơ đồ về đoạn 1 bài Cáo

c. Sản phẩm:

– Chọn 1 đoạn văn, sau đó viết cảm nghĩ của mình về đoạn văn ấy.

– Sơ đồ tư duy:

YÊN DÂN, CHỐNG XL

NGUYÊN LÝ NHÂN NGHĨA

TRỪ BẠO, TRỪ GIẶC MINH

CHÂN LÝ SỰ TỒN TẠI, ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC

LÃNH THỔ RIÊNG

VĂN HIẾN LÂU ĐỜI

PHONG TỤC RIÊNG

LỊCH SỬ RIÊNG

CÁC TRIỀU ĐẠI RIÊNG

SỨC MẠNH CỦAN HÂN NGHĨA, ĐỘC LẬP DÂN TỘC

KHIẾN KẺ THÙ XÂM LƯỢC THẤT BẠI

 

d. Tổ chức dạy học:

     HĐ CỦA GV    HĐ CỦA HS

+ GV chiếu câu hỏi:

Hãy lập sơ đồ khái quát trình tự lập luận trong đoạn 1 của văn bản ?

– Nhận xét sản phẩm.

– Thu những sản phẩm còn lại.

                – Suy nghĩ, hoàn thiện sản phẩm

– Báo cáo sản phẩm

                               Hoạt động : Tìm tòi mở rộng.

a.            Mục tiêu: V1, Đ5, TC- TH

HS có ý thức tìm tòi kiến thức, mở rộng hiểu biết về tác giả, ý nghĩa giá trị của văn bản.

b.            Nội dung hoạt động: Nhiệm vụ mà học sinh phải thực hiện ở HĐ này là:

1.So sánh so sánh, đối chiếu để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các thể loại: Cáo, Hịch, Chiếu..

2.Tìm các tài liệu phân tích, bình luận về bài Bình Ngô đại cáo.

c. Sản phẩm: bài làm của học sinh tại nhà.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

+ GV giao nhiệm vụ:

-So sánh so sánh, đối chiếu để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các thể loại: Cáo, Hịch, Chiếu..

-Tìm các tài liệu phân tích, bình luận về bài Bình Ngô đại cáo.

* GV thu sản phẩm của HS chấm cho điểm ( miệng/15’) vào tiết sau.        – Suy nghĩ, hoàn thiện sản phẩm

* HS làm việc ở nhà, Hoạt động cá nhân;

Leave a Comment