Giáo án bài Đảng cộng sản Việt Nam ra đời thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 3 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm được: Nhận biết được quá trình và …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

3 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm được:

Nhận biết được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Hiểu được Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta trong những năm 20 của thế kỉ XX.

Đánh giá được ý nghĩa to lớn của sự kiện thành lập Đảng.

2. Năng lực:

– Hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử qua viêc Khai thác và sử dụng được thông tin của của sách giáo khoa

– Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính của sự kiện thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

– Phân tích đánh giá, so sánh để thấy được sự cần thiết thành lập Đảng và đánh giá ý nghĩa của việc thành lập Đảng

3. Phẩm chất:

– Bồi dưỡng lòng yêu nước,tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc.

Bồi dưỡng các em ý thức sống có trách nhiệm, có long nhân ái

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thầy: Lược đồ, tranh ảnh.

* Trò: Đọc SGK, sưu tầm tư liệu.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học

                                A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu:Thu hút sự chú ý của HS ngay đầu giờ học.

Định hướng những nội dung cơ bản của bài, giúp các em hiểu rõ cần phải trả lời được vấn đề gì qua bài học.

Xác định đúng tinh thần, thái độ cho HS tham gia vào quá trình học tập: cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp,… trao đổi, thảo luận, nêu quan điểm của mình.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV hoạt động cá nhân hoăc thảo luận cặp đôi để  trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS nêu được ngày kỉ niệm hoặc không, nhưng biết được sự ra đời

d) Tổ chức thực hiện

GV trực tiếp hỏi cả lớp

Hằng năm, nước ta kỉ niệm ngày thành lập Đảng vào ngày nào? Em biết gì về Đảng Cộng sản Việt Nam?

 Sự ra đời của Đảng có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng nước ta?…

 Sau khi một vài HS phát biểu (đúng, sai không quan trọng), GV dẫn dắt HS vào bài mới.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu: Biết được những nét chính về tình hình cách mạng nước ta ngay trước khi thành lập Đảng.

Trình bày được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đánh giá được tầm quan trọng của Hội nghị thành lập Đảng đối với cách mạng nước ta lúc bấy giờ.

I.Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929

a) Mục tiêu: Nêu tên ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam năm 1929, thời gian thành lập. Nêu được ý nghĩa và hạn chế của việc ra đời ba tổ chức cộng sản.

b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, đọc kĩ các thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, sau đó có thể thảo luận cặp/nhóm về sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 và ý nghĩa cũng như hạn chế của việc ra đời ba tổ chức cộng sản. Các nhóm thống nhất nội dung, viết kết quả thảo luận ra giấy và cử đại diện báo cáo trước lớp.

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thày và trò

Nội dung

Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm

Nêu tên các tổ chức cộng sản ra đời trong năm 1929?

Tại sao trong thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời?

Việc ra đời một lúc 3 tổ chức cộng sản nó có ý nghĩa và hạn chế gì?

Bước 2: HS thực nhiệm vụ. trong quá trình thực hiện giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi gọi mở:

– Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập như thế nào?

– Tại sao một số hội viên tiên tiến của Hội VNCMTNở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?

+ Vào những năm 1928, 1929 phong trào CMVN phát triển mạnh -> Hội không còn đủ sức lãnh đạo CM -> Thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN để tiến tới thành lập một ĐCS để thay thế, lãnh đạo CM.

– Hỏi: Ba tổ chức cộng sản được thành lập  như thế nào?

Tại sao trong thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời?

 + Cuối những năm 20 của TK XX, con đường cách mạng theo xu hướng vô sản phát triển mạnh  -> Cần thành lập ĐCS để tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng.

+ Khi ý kiến của đoàn đại biểu Bắc Kì tại Đại hội lần thứ nhất (5/1929) của Hội VNTN không được chấp nhận -> Bỏ về nước, thành lập ĐD CSĐ -> đáp ứng được tình hình thực tế nên được nhân dân ủng hộ và tin theo.

+ Hình hình đó tác động đến thành phần của Hội ở Nam Kì -> An Nam CSĐ ra đời.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

– HS đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Ba tổ chức cộng sản ra đời thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ.

– Ba tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng,  gây chia rẽ, mất đoàn kết.

 => Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất

1. Hoàn cảnh:

– Phong trào cách mạng lên cao nhất là phong trào công nhân theo khuynh hướng vô sản -> Thành lập Đảng để lãnh đạo.

2. Sự thành lập:

– 3/1929 Chi bộ đầu tiên được thành lập ở Bắc Kì. (số nhà 5D – Hàm Long – Hà Nội)

– Ngày 17/6/1929: Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kì.

– Tháng 8/1929: An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kì. (do các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì)

– Tháng 9/1929: Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn thành lập ở Trung Kì.

 

 

 

3. Nghĩa và hạn chế của việc ra đời ba tổ chức cộng sản.

+ Ý nghĩa: phản ánh xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam; trực tiếp chuẩn bị, đưa đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).

+ Hạn chế: hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, đưa đến nguy cơ chia rẽ trong phong trào cách mạng.

II. Hội nghị thành lập Đảng cọng sản Việt Nam

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ -Nội dung chính của hội nghị thành lập Đảng

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thày và trò

Nội dung

Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm:

– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào, do ai sáng lập.

– Cho biết thời gian, địa điểm, người chủ trì Hội nghị?

– TRình bày nội dung hội nghị?

– Sự kiện Đảng ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở – linh hoạt)

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

– HS đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học sinh

– Giáo viên trình bày phân tích vai trò của Nguyễn ái Quốc.

– Gọi học sinh đọc SGK.

– Giáo viên nhấn mạnh vai trò của Bác.

– Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.

1 Hoàn cảnh

– Ba tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng,  gây chia rẽ, mất đoàn kết.

 => Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất 2. Nội dung Hội nghị.

– Thời gian: Từ ngày 3->7/2/1930.

– Địa điểm: Cửu Long. (Hương Cảng – TQ)

– Chủ trì: Nguyễn ái Quốc.

– Nội dung Hội nghị:

+ Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

– Ý nghĩa : Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.

.*Vai trò của Nguyễn ái Quốc đối với sự thành lập Đảng:

+ Chuẩn bị tư tưởng: phát hiện truyền bá lý luận cứu nước mới là chủ nghĩa Mác-Lê Nin.

+Chuẩn bị tổ chức, lực lượng cán bộ cốt cán cho cách mạng Việt Nam.

+Xác định đường  lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

+ Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 chính Đảng duy nhất

III. Luận cương chính trị.

a) Mục tiêu: ghi nhớ được việc đổi tên của Đảng và Trần Phú làm Tổng Bí thư.

b) Nội dung:  trình bày nội dung Luân cương chính trị và đánh giá được vai trò của Trần Phú

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

 d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thày và trò

Nội dung

Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

 Cho biết nội dung Hội nghị lần thứ nhất của Đảng?

Tại sao lại đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương ?

– Giáo viên phân tích, so sánh.

– Hỏi: Em biết gì về đồng chí Trần Phú?

 Bước 2: Giáo viên thông báo về nội dung luận cuông chính trị và phân tích những điểm hạn chế cho HS thấy

 Hỏi: Hãy nêu những nội dung chủ yếu của luận cương chính trị 10/1930?

– Hỏi: Qua tìm hiểu nội dung luận cương, cho biết hạn chế của Luận cương chính trị 10/1930?

+ Chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc, nặng về đấu tranh giai cấp.

+ Chưa nhận thức được khả năng cách mạng của các giai cấp ngoài công nông.

1. Hội nghị lần thứ nhất 10/1930:

 – Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương.

– Bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư.

– Thông qua Luận cương chính trị.

2. Nội dung luận cương chính trị 10/1930:

– Nội dung cơ bản của Luận cương :

+ Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường XHCN.

+ Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng,… phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.

III. ý nghĩa của việc thành lập Đảng.

a) Mục tiêu:  Hiểu được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

b) Nội dung: Đây là nội dung cơ bản của bài. GV  tổ chức cho HS trao đổi thảo luận để các em tự rút ra ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thày và trò

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

–  Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử như thế nào với lịch sử VN?

– Tại sao Đảng cộng sản ra đời lại là bước ngoặt vĩ đại.

– Vai trò của NAQ đối với sự ra đời của ĐCS Việt Nam?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở – linh hoạt)

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

– HS đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học sinh

Vai trò của NAQ đối với sự ra đời của ĐCS Việt Nam

+ Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: CMVS.

+ Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tỏ chức cho việc thành lập Đảng vô sản ở VN.

+ Thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời đề ra đường nối cơ bản cho sự phát triển cơ bản cho cách mạng VN sau này.

– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

– Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.

– Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.

– Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

 d) Tổ chức thực hiện

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con

Câu 1: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được tổ chức tại đâu?

A. Sài Gòn.

B. Hương Cảng (Trung Quốc)

C. Moskva (Nga)

D. Băng Cốc (Thái Lan).

Câu 2: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Kết thức thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng.

C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 3: Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng:

A. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.

B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời.

C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời

D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 4: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:

A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.

B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân,

C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,

D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.

Câu 5: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Hồ Tùng Mậu.

C. Trịnh Đình Cửu.

D. Trần Phú.

Câu 6: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là

A. Luân cương chính trị.

B. Tuyên ngôn thành lập Đảng.

C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.

D. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

Câu 7: Nội dung chủ yếu của cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?

A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN

B. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

C. Làm cách mạng giải phóng dân tộc sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.

D. a và b đúng

Câu 8: Những điểm hạn chế cơ bản của Luận cương chính trị 1930?

A. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.

B. Nặng về đấu tranh giai cấp.

C. Chứa thấy rõ được khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 9: Việc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được đánh dấu bằng sự kiện

A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng.

C. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.

D. Đảng Cộng sản Viêt Nam được thành lập với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.

Câu 10: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (6/1/1930) được thể hiện như thế nào?

A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên đê hội nghị thông qua

C. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam

D. Câu a và b đúng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

+ Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể

+ Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm 

+ Các bước thực hiện;

Câu 1 Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?

Câu 2 Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Câu 3 Theo em khi nào thì Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

a.Khi phong trào công nhân phát  triển mạnh, giai cấp công nhân trưởng thành

b.Khi phong trào yêu nước phát triển dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

c.Khi chủ nghĩa Mác-lê Nin được truyền bá rộng rãi và trở thành  lý luận nền tảng của các tổ chức cách mạng.

d. Tất cả 3 yếu tố trên.

Khi học sinh làm bài xong GV chốt:

Như vậy Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp bởi 3 yếu tố: phong trào công nhân+ phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lê Nin.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng ở giai đoạn sau.

Leave a Comment