Giáo án bài đánh giá kĩ năng đọc hiểu và viết môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 18: ôn tập giữa học kì ii Tiết 9, 10: đánh giá kĩ năng đọc hiểu và viết (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 18: ôn tập giữa học kì ii

Tiết 9, 10: đánh giá kĩ năng đọc hiểu và viết

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Đọc thầm và hoàn thành BT liên quan đến VB Bím tóc đuôi sam. Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Bài đọc nói về việc phải đối xử tốt với các bạn gái.

         Biết đặt câu hỏi cho các thành phần trong câu. Nhận biết được các kiểu câu.

         Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn trong Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo… đến hết). Qua bài chính tả, củng cố cách viết đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô.

         Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.

+ Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài.

2. Phẩm chất

– Biết đối xử hòa nhã với các bạn.

– Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Nắm được YC, nội dung của tiết học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu: Tiết đầu hôm nay, chúng ta sẽ đọc thầm và làm BT. Sau đó cùng nhau sửa bài.

2. Làm và chữa bài

– GV YC HS đọc thầm và làm BT.

– GV mời một số HS lên bảng hoàn thành các BT 1, 2, 3.

– GV và cả lớp nhận xét, chữa bài:

+ BT 1:

a) Những ai khen bím tóc của Hà? (Các bạn gái và thầy giáo).

b) Vì sao Hà khóc? (Vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã).

c) Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? (Thầy khen bím tóc của Hà đẹp).

+ BT 2: Đặt CH cho bộ phận in đậm trong câu: Tóc Hà rất đẹp.

 Tóc Hà như thế nào?

+ BT 3: Nối mỗi câu với kiểu câu tương ứng

a) Em đừng khóc!     1) Câu kể

b) Tóc em đẹp lắm!  2) Câu hỏi

c) Ai trêu Hà?           3) Câu khen, chúc mừng

d) Tuấn xin lỗi Hà.   4) Câu yêu cầu, đề nghị

 a – 4; b – 3; c – 2; d – 1.

B. VIẾT

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn trong Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo… đến hết). Qua bài chính tả, củng cố cách viết đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

– GV đọc mẫu đoạn văn.

– GV hướng dẫn HS cách viết: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô.

2.2. Đọc cho HS viết:

– GV đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

– GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

– GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

– GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Viết 4 – 5 câu về một bạn ở trường

Mục tiêu: Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.

Cách tiến hành:

– GV nêu MĐYC của hoạt động.

– GV mời 1 HS đọc các CH gợi ý.

– GV YC HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.

– GV chiếu một số bài của HS lên bảng, nhận xét, chữa bài.    

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm và làm BT.

– Một số HS lên bảng hoàn thành các BT.

– Cả lớp và GV chữa bài.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS nghe – viết.

– HS soát lại.

– HS tự chữa lỗi.

– HS quan sát, lắng nghe.

– MĐYC của hoạt động.

– 1 HS đọc các CH gợi ý.

– HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.

– HS quan sát, lắng nghe.

Bài 17: chị ngã em nâng

Chia sẻ về chủ điểm & bài đọc 1: tiếng võng kêu

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Nhận biết nội dung chủ điểm.

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

         Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là tình cảm của người anh dành cho bé Giang thể hiện qua việc đưa võng cho em ngủ.

         Tìm được từ ngữ nói về hoạt động, việc làm tốt đối với anh chị em; tìm được từ ngữ nói về tình cảm anh chị em; đặt câu với các từ ngữ tìm được.

+ Năng lực văn học:

         Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

         Biết liên hệ nội dung bài với thực tế.

2. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV chiếu các tranh ở phần Chia sẻ lên bảng, YC HS quan sát và hỏi đáp theo mẫu: Ai làm gì? Ai thế nào?.

– GV mời 1 HS đọc VD tranh 4 để cả cả lớp cùng nghe, quan sát tranh.

– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

 

Leave a Comment