Giáo án bài đánh giá và luyện tập tổng hợp môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 9: ôn tập giữa học kì i Tiết 1, 2: đánh giá và luyện tập tổng hợp (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 9: ôn tập giữa học kì i

Tiết 1, 2: đánh giá và luyện tập tổng hợp

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Nhận biết nội dung chủ điểm.

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Đọc đúng một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 50 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

+ Năng lực văn học:

         Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong đoạn văn, đoạn thơ (bài văn, bài thơ), thể hiện được giọng điệu khi đọc.

2. Phẩm chất

– Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ và các phẩm chất từ Bài 1 đến Bài 8.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu tiết học: Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập kĩ năng đọc.

2. HĐ 1: Luyện đọc

– GV YC HS chọn đọc lại các bài đọc đã học, sau đó luyện đọc một đoạn văn, đoạn thơ ngắn hoặc học thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ).

– GV YC HS luyện đọc theo nhóm. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

3. HĐ 2: Đọc trước lớp

– GV mời lần lượt  HS lên đọc bài trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

– GV và cả lớp nhận xét.

– GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.       

– HS lắng nghe.

– HS đọc lại các bài đọc đã học.

– HS luyện đọc theo nhóm.

– HS lần lượt lên bảng đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

– HS và GV nhận xét.

– HS lắng nghe.

Bài 9: ôn tập giữa học kì i

Tiết 3, 4: đánh giá và luyện tập tổng hợp

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Nhận biết nội dung chủ điểm.

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Đọc đúng bài thơ Việc tốt. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

         Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Việc tốt: Bài đọc khuyến khích mọi người làm nhiêu việc tốt, giúp đỡ lẫn nhau. Bạn Hùng trong bài đọc là một bạn nhỏ ngoan, đã nghe lời cô giáo và biết giúp đỡ mọi người.

+ Năng lực văn học:

         Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài.

         Biết liên hệ nội dung bài đọc với thực tiễn, giúp đỡ mọi người.

2. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu thương với mọi người xung quanh, biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu bài đọc: Bài học Việc tốt hôm nay chúng ta học sẽ cho các em hiểu được việc tốt là như thế nào và hành động giúp đỡ mọi người của bạn Hùng.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài Việc tốt.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài đọc khuyến khích mọi người làm nhiêu việc tốt, giúp đỡ lẫn nhau. Bạn Hùng trong bài đọc là một bạn nhỏ ngoan, đã nghe lời cô giáo và biết giúp đỡ mọi người.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

– GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1: GV hướng dẫn HS nêu các việc tốt bạn Hùng đã làm. GV khuyến khích HS nói đó là mấy việc tốt.

+ Câu 2: GV hướng dẫn HS dùng phương pháp loại trừ và suy luận.

+ Câu 3: GV khuyến khích HS mạnh dạn thể hiện ý kiến bản thân.

+ Câu 4: GV hướng dẫn HS xác định tác dụng của dấu chấm và dấu chấm hỏi. GV khuyến khích HS tìm hiểu các câu nói là của ai và nói với ai.

+ Câu 5: GV hướng dẫn HS đặt mình vào vị trí nhân vật Hùng, hướng dẫn HS nói lời khi người khác cảm ơn.

+ Câu 6: GV nhắc HS nhớ lại thứ tự bảng chữ cái để sắp xếp các tên riêng.

– GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.      

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

– Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhóm đôi.

– Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. VD:

+ Câu 1: Chủ nhật, Hùng đã làm được những việc gì?

Trả lời: Chủ nhật, Hùng đã làm được 3 việc tốt: trông giúp em bé nhà bác Cảnh, ân cần chỉ số nhà giúp bà cụ, rửa ấm chén.

+ Câu 2: Vì sao Hùng nghĩ đó chưa phải là những việc tốt? Chọn ý đúng:

a) Vì đó là những việc chị Hà đã làm.

b) Vì đó không phải những việc khó.

c) Vì Hùng làm chưa xong việc.

Trả lời:

Hùng nghĩ đó chưa phải là những việc tốt vì đó không phải những việc khó.

+ Câu 3: Bạn thích việc tốt nào của Hùng? Vì sao?

Trả lời:

HS trả lời theo sở thích cá nhân và nêu lý do.

+ Câu 4: Chọn dấu câu (dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi) phù hợp với ô trống:

a) Chị Hà ơi, sao chị quét nhà sớm thế[]

b) Bà ơi, bà tìm nhà ai ạ[]

c) Cháu là một cậu bé ngoan[] Bà cảm ơn cháu nhé!

Trả lời:

a) Dấu chấm hỏi.

b) Dấu chấm hỏi.

c) Dấu chấm.

+ Câu 5: Nếu là Hùng, em sẽ đáp lại thế nào:

a) Khi bác Cảnh nói: “Hùng sang trông em giúp bác một lúc nhé!”?

b) Khi bác Cảnh cảm ơn Hùng đã trông giúp em bé?

c) Khi bà cụ nói: “Bà cảm ơn cháu nhé!”?

Trả lời:

a) Vâng ạ! Cháu sáng ngay.

b) Cháu chơi với em cũng vui lắm ạ!

+ Câu 6: Xếp các tên riêng sau theo đúng thứ tự bảng chữ cái:

Hùng, Cảnh, Hà, Lê, Thanh, Phong, Yến, Ánh, Mai.

Trả lời: Ánh, Cảnh, Hà, Hùng, Lê, Mai, Phong, Thanh, Yến.

– Cả lớp chốt đáp án cùng GV.

Leave a Comment