Giáo án bài để mỗi ngày là một ngày vui môn hoạt động trải nghiệm sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết: 2                                                                    HĐTN TPPCT: 23                                            để mỗi ngày là một ngày vui   SINH HOẠT CHỦ ĐỀ I. Mục tiêu 1. Năng lực: Nhận …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết: 2                                                                    HĐTN

TPPCT: 23                                            để mỗi ngày là một ngày vui

 

SINH HOẠT CHỦ ĐỀ

I. Mục tiêu

1. Năng lực:

Nhận biết và làm những việc có ích cho bản thân để mỗi ngày là một ngày vui.

Biết chia sẻ chuyện vui, buồn cùng với gia đình, người thân và bạn bè.

Biết đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

Phát triển năng lực trình bày, tư duy, giao tiếp, hợp tác; tự học, tự phục vụ, xử lý các tình huống liên quan đến cuộc sống ở trường, ở nhà.

Phát triển năng lực sử dụng bút, chuột, các kí hiệu trên thanh công cụ khi thiết kế bài dạy trên bảng tương tác.

2. Phẩm chất:

Có thái độ vui vẻ, tự tin, tinh thần đoàn kết, yêu thương, có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động cùng gia đình hoặc tập thể.

Biết chăm sóc bản thân

Biết yêu quý, tôn trọng bản thân và bạn bè, người thân.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thiết kế bài dạy trên bảng tương tác (clip bài hát), bộ thẻ cảm xúc, phiếu bài tập,…1 số clip có nội dung về các hoạt động học cho hs xem…

2. Học sinh: Bút chì, thước, gôm, phấn, bảng con,…

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

1. Khởi động: Múa hát bài “Em đi chơi thuyền”

– GV hỏi: Trong bài hát, bạn nhỏ đi đâu? Ở đâu?

+ Khi được đi chơi cảm xúc thế nào?

+ Mẹ dặn bạn nhỏ điều gì? Vì sao mẹ lại căn dặn điều đó?

– Giới thiệu bài mới: Mỗi ngày, mọi người ai cũng có công việc riêng của mình. Chúng ta lao động làm việc luôn cần tạo không gian vui vẻ, thoải mái. Ngoài giờ làm, mình còn cần những giờ thư giãn, giải trí. Ở trường, các em được học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Vậy chúng có lợi ích gì và làm cách nào để đem lại niềm vui cho mọi người? Cô cùng các em bước vào hoạt động 2 Khám phá nhé!            HS múa hát.

 

– Đi chơi thuyền trong Thảo cầm viên.

– Rất vui, rất thích thú,…

– Ngồi yên khi đi chơi thuyền để đảm bảo an toàn.

2. Khám phá:

– GV cho HS xem tranh và tìm hiểu nội dung 3 bức tranh:

+ Các bạn nhỏ tham gia hoạt động gì?

+ Em thích hoạt động nào?

+ Hoạt động đó có lợi hay hại?

+ Lợi và hại như thế nào?

– GV cho HS nêu thêm các hoạt động mà mình đã từng được tham gia và cần lưu ý điều gì? (Hoạt động chia sẻ trong nhóm 4)

– Cho HS xem thêm những hình ảnh, clip về những mối nguy hại có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động cần nâng cao cảnh giác, phòng tránh.

* GV chốt kiến thức và giáo dục HS các kĩ năng và thái độ cần thiết khi tham gia các hoạt động tập thể: cần đi theo người lớn, không tự ý rời đi chỗ khác, nghe theo sự hướng dẫn của người lớn, tuân thủ nội qui nơi công cộng, quan tâm giúp đỡ các bạn trong nhóm, báo ngay với người lớn khi có điều không hay xảy ra, không chơi những trò chơi nguy hiểm,… 

– Học sinh trình bày cá nhân – Lớp nhận xét.

 

– HS chia sẻ ý kiến cùng các bạn.

3. Luyện tập

–  GV tổ chức cho hs xem tranh và nêu nội dung 2 bức tranh.

– Hỏi: việc trong tranh mang lại điều gì cho ta?

+ Em đã làm gì và sẽ làm gì để đem lại niềm vui cho mọi người?  

– HS mô tả bức tranh và trả lời câu hỏi.

– Mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người xung quanh.

– HS trình bày. Lớp nhận xét.

4. Mở rộng:

– GV  tổ chức kỹ thuật “Ổ bi”cho hs trao đổi với nhau về điều mình mong muốn thực hiện trong ngày cuối tuần

– Câu hỏi gợi ý:

+ Trong ngày cuối tuần, em muốn làm gì, đi đâu?

+ Vì sao em muốn đến nơi ấy?

+ Em sẽ đi cùng ai?

+ Em sẽ xin phép ai và nói thế nào để được thực hiện điều mình mong muốn?

– GV giáo dục: Các em cần mạnh dạn bày tỏ mong muốn của mình với ba mẹ, người thân trong gia đình; cần tham gia tích cực các hoạt động tập thể           

– HS tham gia hoạt động chia sẻ.

5. Đánh giá

– GV đánh giá và hướng dẫn HS tự đánh giá theo mẫu.   

– HS tự đánh giá.

* Kết nối:

HS về nhà nhờ ba mẹ quay phim hoặc chụp hình lại các hoạt động của em cùng gia đình vào ngày cuối tuần để tiết học sau cùng chia sẻ với các bạn.              

 

 

Leave a Comment