Giáo án bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 80 :       ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 80 :       ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý

CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

  1. Mục tiêu cần đạt:
  1. Kiến thức: HS làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
  2. Kĩ năng: Nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài văn nghi luận và tìm ý, lập ý
  3. Thái độ: Yêu thích bài văn nghị luận

4.Năng lực, phẩm chất:

+ Phẩm chất: sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.

+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ, hợp tác

II.Chuẩn bị:

  1. Thầy:- Bài soạn, tài liệu liên quan.
  2. Trò:- Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học

  1. Tổ chức các hoạt động học tập
  1. Hoạt động khởi động

*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số

  • Kiểm tra: – Thế nào là luận điểm, vai trò, yêu cầu của luận điểm? Thế nào là luận cứ, vai trò, yêu cầu của luận cứ? Thế nào là lập luận, yêu cầu của lập luận ?
  • Tổ chức khởi động:

Hãy tìm bằng chứng cho nỗi oan của bạn , khi bị nghi lấy tiền quỹ của lớp? Hs đưa ra nhiều dẫn chứng khác nhau càng nhiều càng tốt.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

HĐ1. Tìm hiểu đề văn nghị luận

  • PP: Dạy học theo nhóm

-KT:Thảo luận nhóm, tự học, hợp tác…

  • Năng lực : tự học , tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá .tự nhận thức, hợp tác …

I-Tìm hiểu đề văn nghị luận

 

 

 

 

1- Nội dung và tính chất của đề

 

Hoạt động nhóm 5p

Đọc các đề trong sgk và hãy trả lời các câu hỏi

? Các vấn đề của các đề văn trên xuất phát từ đâu?

? Mục đích của việc nêu ra những vấn đề đó là gì?

? Có thể xem chúng là những đề bài nghiij luận được không?

+Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là văn NL?

+ Làm thế nào để giải quyết những vấn đề trên?

? Khi đề nêu ra quan điểm , người viết phải có thái độ ntn?

? Vậy đề văn có tính chất ra sao đối với bài văn?

? Qua việc tìm hiểu em cho biết đề văn NL có nội dung, t/c ntn?

Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nx, bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức.

HS đọc ghi nhớ.

 

Hoạt động cặp 2p

Đọc đề trong sgk và hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sau

  1. Đề nêu lên vấn đề gì? Cho biết đối tượng và phạm vi nghị luận của đề?
  2. Đề khẳng định hay phủ định tư tưởng tự phụ?
  3. Em hiểu tự phụ là gì?
  4. Vậy để làm đề văn này người viết phải làm gì?

Đại diện các nhóm trình bày, hs khác bổ sung, nx, gv hoàn chỉnh kiến thức.

? Từ việc tìm hiểu trên, theo em muốn làm bài văn nghị luận tốt ta phải làm gì?Và cần lưu ý những gì?

Đại diện 1 cặp trình bày, các cặp khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức Hs đọc ghi nhớ/ sgk

 

 

 

  • Xuất phát từ c/s, xã hội, con người

 

  • Mục đích: Làm sáng rõ, bàn luận

 

  • Là những đề bài văn nghị luận

 

 

  • Mỗi đề nêu ra 1 số khái niệm, 1 số vấn đề có tính lí luận.
  • Giải quyết: Phân tích, chứng minh

 

  • Thái độ: Đồng tình hoặc phản đối

 

  • Tính chất: Định hướng.

 

 

 

* Ghi nhớ: sgk

 

 

2- Tìm hiểu đề văn nghị luận

* Tìm hiểu ví dụ/sgk

  • Đề: “ Chớ nên tự phụ”-> Luận điểm( vấn đề tự phụ)
  • Đối tượng và phạm vi nghị luận: Phân tích, khuyên không nên tự phụ
  • Khuynh hướng: Phủ định tính tự phụ

 

  • Tự phụ là kiêu căng, không khiêm tốn
  • Người viết phải có thái độ tự phê phán thói kiêu căng, khẳng định sự khiêm tốn học hỏi, bíêt mình, biết người

 

* Ghi nhớ 1,2/sgk/23

HĐ2. Lập ý cho bài văn nghị luận

II- Lập ý cho bài văn nghị luận

 

 

  • PP: Dạy học theo nhóm

-KT:Thảo luận nhóm, tự học, hợp tác…

  • Năng lực : tự học , tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá .tự nhận thức, hợp tác …

 

Hoạt động cặp 2p

Đọc đề trong sgk và hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sau

? “ Chớ nên tự phụ” là ý kiến thể hiện tư tưởng thái độ đối với thói tự phụ.Em có tán đồng với ý kiến đó không?

? Vậy cho biết luận điểm chính của đề?

? Hãy lập luận cho luận điểm đó( Bằng cách đưa lí lẽ dẫn chứng)?

Đại diện 1 cặp trình bày, các cặp khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức (GV hướng dẫn: mở rộng, liên hệ với tục ngữ, ca dao, thành ngữ: “đi một ngày đàng học một sàng khôn, ếch ngồi đáy giếng, khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ, 1 lần tự kiêu cũng là thừa”…

 

Hoạt động cặp 2p

Đọc đề trong sgk và hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sau

  1. Thế nào là tự phụ?
  2. Vì sao người ta khuyên không nên tự phụ? Nêu dẫn chứng cụ thể xung quanh môi trường sinh sống của em( trường lớp, bạn bè, hàng xóm…) hs nêu

Đại diện 1 cặp trình bày, các cặp khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức

 

Hoạt động cặp 2p

Hãy trả lời các câu hỏi sau

?Em sẽ dẫn dắt vấn đề này ntn?Việc làm như vậy có tác dụng gì?

? Từ việc tìm hiểu đề văn trên, muốn lập ý cho bài văn NL ta cần xác lập những gì?

Đại diện 1 cặp trình bày, các cặp khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức

Y/c hs đọc ghi nhớ

 

 

 

1- Xác định luận điểm

  • Tán đồng

 

 

  • Chớ nên tự phụ.
  • Lập luận (lí lẽ, dẫn chứng)

+ Tự phụ là thói xấu

+ Khiêm tốn tạo cái đẹp cho nhân cách thì tự phụ làm cho con người trở nên tầm thường( 2 mặt của 1 vấn đề)

+ Bản thân cá nhân không biết mình là ai, đem lại hậu quả khôn lường (ếch ngồi đáy giếng), bị mọi người khinh bỉ, coi thường người khác thiếu thận trọng trong mọi việc.

 

 

 

2- Tìm luận cứ

  • Tự phụ là kiêu căng, đánh giá quá cao khả năng của bản thân, coi thường mọi người, không khiêm tốn.
  • Vì mình không biết mình -> bị người khác ghét có hại cho mình, bị cô lập với mọi người.

 

 

 

3- Xây dựng lập luận

  • Bắt đầu định nghĩa tự phụ là gì?
  • Tiếp theo làm nổi bật một sốnét tính cách cơ bản của kẻ tự phụ

-> Cho thấy tác hại của nó

=> Đi theo trình tự hợp logic, thống nhất cho bài viết

Ghi nhớ/ sgk/tr 23

3. Hoạt động luyện tập

 

 

HĐ3. Luyện tập

  • PP: Dạy học theo nhóm

-KT:Thảo luận nhóm, tự học, hợp tác…

  • Năng lực : tự học , tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá .tự nhận thức, hợp tác … Hoạt động nhóm 5p

Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nx,bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức

III- Luyện tập

  • MB: Nêu tầm quan trọng của sách trong đ/s trí tuệ, tâm hồn của con người
  • TB: Nêu tác dụng của sách

+ Giúp ta hiểu biết thế giới xung quanh, biết về lịch sử, văn hoá, kinh tế chính trị…

+ Đưa ta đến với những tâm hồn phong phú của con người

+ Giúp ta thư giãn

+ Cho ta thấy được vẻ đẹp nội tâm của con người và vẻ đẹp đa dạng từ thiên nhiên

=> Mở rộng tri thức,hiểu biết ngôn ngữ loài người

(d/c cụ thể)

  • KB: Khuyên cần chọn sách phù hợp tâm lí lứa tuổi, yêu quý, trân trọng sách như bản thân…
  1. Hoạt động vận dụng:

? Viết đoạn văn chứng minh xã em là xã nông thôn mới ?

5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

Làm hoàn chỉnh đề sách là người bạn lớn Nắm vững cách tìm hiểu đề và tìm ý

–    Đọc tham khảo thêm trong sgk/23,24

Chuẩn bị “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Đọc bài, tìm hiểu chú thích, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài)

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Tiết 80: ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

 

A-MỤC TIÊU BÀI DẠY

-Giúp hs làm quen với đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và biết cách lập ý cho bài văn nghị luận.

-Rèn kĩ năng nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập ý cho bài nghị luận.

B-CHUẨN BỊ

-Đồ dùng: Bảng phụ.

-Những điều cần lưu ý: Lập ý là xác định nội dung cho bài văn theo đề bài. Lập ý chỉ bắt đầu sau khi tìm hiểu đề, đó là việc xác định vấn đề, luận điểm, luận cứ và cách lập luận cho bài làm.

C. PHƯƠNG PHÁP

 Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1-ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra bai cũ:

   -Đặc điểm của văn nghị luận là gì ? Thế nào là luận điểm ?

   -Luận cứ là gì ? Lập luận là gì ?

3-Bài mới:

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

 

 

 

-Hs đọc đề bài (bảng phụ ).

-Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không ? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không?

-Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là văn nghị luận ? (Nội dung: Căn cứ vào mỗi đề đều nêu ra 1 khái niệm, 1 v.đề lí luận).

-Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn ? (có ý nghĩa định hướng cho bài viết như lời khuyên, lơì tranh luận, lời giải thích,… chuẩn bị cho người viết 1 thái độ, 1 giọng điệu).

-Gv: Tóm lại đề văn nghị luận là câu hay cụm từ mang tư tưởng, q.điểm hay 1 v.đề cần làm sáng tỏ. Như vậy tất cả các đề trên đều là đề văn nghị luận, đại bộ phận là ẩn yêu cầu.

-Đề văn nghị luận có nội dung và tính chất gì ?

-Hs đọc đề bài.

-Đề bài nêu lên vấn đề gì ? (Đề nêu lên 1 tư tưởng, 1 thái độ phê phán đối với bệnh tự phụ).

-Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì ? (Là lời nói, hành động có tính chất tự phụ của 1 con người).

-Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định ? (Khẳng định “Chớ nên tự phụ”).

-Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?

(Phải tìm luận cứ rồi xây dựng lập luận để phê phán bệnh tự phụ).

-Yêu cầu của tìm hiểu đề là gì ?

 

 

 

-Đề bài “Chớ nên tự phụ” nêu ra 1 ý kiến thể hiện 1 tư tưởng, 1 thái độ đối với thói tự phụ. Em có tán thành với ý kiến đó không ?

-Nếu tán thành thì coi đó là luận điểm của mình và lập luận cho luận điểm đó?. Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài để mở rộng suy nghĩ. Cụ thể hoá luận điểm chính bằng các luận điểm phụ.

-Gv: Để lập luận cho tư tưởng chớ nên tự phụ, thông thường ng ta nêu câu hỏi: Tự phụ là gì ? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ ? Tự phụ có hại như thế nào ? Tự phụ có hại cho ai ?

-Hãy liệt kê những điều có hại do tự phụ và chọn các lí lẽ, dẫn chứng q.trong nhất để phục vụ mọi người ?

-Nên bắt đầu lời khuyên chớ nên tự phụ từ chỗ nào ? Dẫn dắt người đọc đi từ đâu tới đâu ? Có nên bắt đầu bằng việc miêu tả 1 kẻ tự phụ với thái độ chủ quan, tự đánh giá mình rất cao và coi thường người khác không ? Hay bắt đầu bằng cách định nghĩa tự phụ là gì, rồi suy ra tác hại của nó ?

 

 

 

-Hãy xây dựng trật tự lập luận để giải quyết đề này ?

 

 

 

 

 

 

 

-Em hãy nêu cách lập ý cho bài nghị luận ?

 

 

 

 

 

-Hs đọc ghi nhớ.

 

-Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người ?

I-Tìm hiểu đề văn nghị luận:

1-Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận:

*Đề văn: sgk (21 ).

 

 

 

 

Ví dụ: Đề 1,2 là nhận định những quan điểm, luận điểm; đề 3,7 là lời kêu gọi mang 1 tư tưởng, 1 ý tưởng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi nhớ1: (sgk -23 ).

2-Tìm hiểu đề văn nghị luận:

a-Đề bài: Chớ nên tự phụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b-Yêu cầu của việc tìm hiểu đề: Ghi nhớ2 (sgk -23 ).

II-Lập ý cho bài văn nghị luận:

*Đề bài: Chớ nên tự phụ.

1-Xác lập luận điểm:

 

 

 

-Tự phụ là 1 căn bệnh, là 1 thói xấu của con người mà hs chúng ta dễ mắc phải.

-Bệnh tự phụ dễ mắc phải nhưng rất khó sửa.

-Tự phụ trong học tập thì làm cho học tập kém đi, sai lệch đi.

-Tự phụ trong giao tiếp với mọi người, với bạn bè thì  sẽ hạn chế nhiều mặt.

2-Tìm luận cứ:

 

 

 

-Tự phụ là căn bệnh tự đề cao mình, coi thường ý kiến của người khác.

-Để cho bản thân tiến bộ, cần tránh bệnh tự phụ, tự phụ sẽ khó tiếp thu ý kiến của người khác, làm cho mình ngày càng co mình lại, không tiến bộ được.

-Bệnh tự phụ thường được biểu hiện ở sự coi thường ý kiến của người khác, tự cho ý kiến của mình là đúng, là tuyệt dẫn đến thái độ khắt khe với người, để dễ dãi đối với mình.

3-Xây dựng lập luận:

-Tự phụ là căn bệnh dễ mắc phải và khó sửa chữa căn bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ở đ.tượng có năng khiếu, học khá, học giỏi.

-Người mắc bệnh tự phụ thường có thái độ không bình thường hay đề cao ý kiến, tư tưởng của mình, coi thường xem nhẹ ý kiến của người  khác.

-Không nên nhầm lẫn giữa lòng tự trọng và lòng tự phụ. Tự trọng là có thái độ giữ gìn nhân cách đúng đắn của m, không để cho ng khác chê bôi, nhạo báng một cách không đúng đắn với mình.

  Tự phụ thì khác hẳn, đó là thái độ tự cho mình hơn hẳn người khác, tự tạo ra khoảng cách giữa mình và bè bạn.

  Đến 1 lúc nào đó bệnh tự phụ sẽ bị cô lập và mất dần đi sự tiến bộ đã có.

*Ghi nhớ3: sgk (23 )

II-Luyện tập:

1-Xác định luận điểm:

-Sách có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Sách đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cái hay, cái đẹp và nhu cầu phát triển trí tuệ tân hồn.

-Ta phải coi “sách là người bạn lớn của con người” vì trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng không có gì thay thế được sách.

2-Tìm luận cứ:

-Sách mở mang trí tuệ-giúp ta khám phá những điều bí ẩn của thế giới xung quanh, đưa ta vào tìm hiểu Tác giả cực lớn là thiên hà và Tác giả cực nhỏ như hạt vật chất.

-Sách đưa ta ngược thời gian về với n biến cố lịch sử xa xưa và hướng về ngày mai.

-Sách cho ta những phút thư giãn thoải mái.

3-Xây dựng lập luận:

  Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người Phải biết nâng niu, trân trọng và chon những cuốn sách hay để đọc.

4-Củng cố:Khi tìm  hiểu đề văn nghị luận ta phải làm gì?

5- Hướng dẫn:Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Rút kinh nghiệm

 

Leave a Comment