Giáo án bài Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 3 Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  – Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

3 Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 – Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của CN điện tử – tin học, Công nghiệp cơ khí, CN sản xuất hàng tiêu dùng và CN thực phẩm.

2. Năng lực:

 – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 – Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 – Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS nhận biết các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử – tin học, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động sản xuất và sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm, yêu cầu HS quan sát và cho biết đó là hoạt động sản xuất và sản phẩm của ngành công nghiệp nào?

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về các ngành công nghiệp

a) Mục đích: HS hiểu và phân biệt các ngành công nghiệp điện tử – tin học, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

Các ngành CN

Cơ khí

CN điện tử – tin học

CN SX hàng tiêu dùng

CN thực phẩm

Vai trò

 – Giữ vai trò chủ đạo trong cuộc cách mạng kỹ thuật.

 – Sản xuất công cụ, máy móc cho các ngành khác.

 – Là ngành CN mũi nhọn của nhiều nước (nước phát triển)

 – Là thước đo trình độ KH – KT của các nước.

 – Thúc đẩy các ngành KT khác phát triển.

 – Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sản xuất sản phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống con người

– Đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người

 – Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

 – Vai trò chủ đạo đối với các nước đang phát triển

Đặc điểm

Sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu

 – Tốn ít nguyên liệu, ít gây ô nhiễm MT

 – Không chiếm diện tích rộng

 – Cần lao động có trình độ chuyên môn KT cao

 – SD nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp

 – Cần LĐ dồi dào, TTTT rộng lớn

 – Cần ít vốn, khả năng quay vòng vốn nhanh

 – Quy trình SX tương đối đơn giản, thu lợi nhanh, sản phẩm có khả năng xuất khẩu

 – Xây dựng tốn ít vốn đầu tư.

 – Quay vòng vốn nhanh.

 – Tăng khả năng tích luỹ cho nền kinh tế – quốc dân.

SX và phân bố

 – Gồm 4 phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ, Cơ khí máy công cụ, cơ khí hàng tiêu dùng, cơ khí chính xác.

 – Phát triển mạnh ở các nước phát triển.

 – Gồm 4 nhóm ngành: Máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, điện tử viễn thông

 – Hàng đầu về CN điện tử – tin học: HK, EU, NB.

 – Đa dạng, phong phú nhiều ngành, phục vụ mọi tầng lớp nhân dân.

 – Các ngành chính: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thuỷ tinh.Trong đó dệt may là ngành chủ đạo.

 – Phân bố: Rộng khắp các nước trên TG

 – Chia làm 3 ngành chính: chế biến các sản phẩm từ trồng trọt,chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi, chế biến thuỷ hải sản.

 – Phân bố: Rộng khắp các nước trên TG

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Các ngành CN

Cơ khí

CN điện tử – tin học

CN SX hàng tiêu dùng

CN thực phẩm

Vai trò

Đặc điểm

SX và phân bố

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về công nghiệp cơ khí.

 + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về công nghiệp điện tử – tin học.

 + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

 + Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về công nghiệp thực phẩm.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1. Ngành được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là

A. công nghiêp cơ khí.                   

B. công nghiệp điện tử – tin học.

C. công nghiệp năng lượng.        

D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Giải quyết việc làm cho lao động.         B. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

C. Phục vụ cho nhu cầu con người.           D. Không có khả năng xuất khẩu.

Câu 3. Hai ngành công nghiệp chính sử dụng các sản phẩm của cây công nghiệp là

A. hóa chất và thực phẩm.          

B. sản xuất hàng tiêu dùng và dược phẩm.

C. dệt may và thực phẩm.                           

D. sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm.

Câu 4. Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành nào sau đây?

A. Máy tính.                       B. Thiết bị điện tử.          

C. Điện tử tiêu dùng.                      D. Điện tử viễn thông.

Câu 5. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở

A. gần nguồn nguyên liệu.           B. gần thị trường tiêu thụ.

C. ven các thành thố lớn.              D. nơi tập trung đông dân.

 + Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án đúng.

 + Bước 3. GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Tại sao nước ta có ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh?

 * Trả lời câu hỏi: Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung:

 – Thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn do dân số đông.

 – Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ.

 – Nguồn nguyên liệu phong phú.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 – Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 – Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 – Chuẩn bị bài mới: Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Leave a Comment