Giáo án bài Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

Mô tả vị trí của khu vực, phạm vi lãnh thổ của khu vực Nam Á.

Nhận biết được 3 miền địa hình: Miền núi ở phía bắc, đồng bằng ở giữa và phía nam là sơn nguyên.

Giải thích được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình.

Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu của khu vực.

2. Năng lực

* Năng lực chung

                – Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng làm việc nhóm hiệu quả

* Năng lực Địa Lí

 Năng lực tìm hiểu địa lí:

                                + Phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ, rút ra mối quan hệ giữa chúng.

                                                + Đọc lược đồ và phân tích các đối tượng thể hiện trên lược đồ.

3. Phẩm chất

Nhân ái: đồng cảm với những khó khăn của nhân dân Nam Á do tác động của các yếu tố tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á

Lược đồ phân bố lượng mưa (phóng to)

Bản đồ tự nhiên Châu Á

Tranh ảnh, tài liệu cảnh quan tự nhiên Châu Á

2. Chuẩn bị của HS

– Tập bản đồ địa lí 8.

– Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– HS xác định được dãy núi Himalaya cao nhất thế giới.

– Định hướng nội dung bài học.

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Trả lời câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện:

– Bước 1: Giao nhiệm vụ

+ Đỉnh núi nào cao nhất thế giới?

+ Dãy núi có đỉnh cao nhất thế giới là dãy núi nào ?

+ Dãy núi này có ảnh hưởng như thế nào tới tự nhiên của khu vực Nam Á ?

– Bước 2: HS suy nghĩ trả lời.

– Bước 3:  Giáo viên mời 1-2 học sinh bất kỳ trả lời.

– Bước 4:  Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và địa hình khu vực Nam Á (20 phút)

a) Mục đích:

– Xác định được vị trí các khu vực của châu Á và nhấn mạnh khu vực Nam Á.

– Đọc tên các quốc gia trong khu vực.

– Nhận biết được 3 miền địa hình: Miền núi ở phía bắc, đồng bằng ở giữa và phía nam là sơn nguyên.

b) Nội dung:

– Học sinh đọc nội dung sách giáo khoa và khai thác lược độ tự nhiên khu vực Nam Á để tìm ra nội dung chính của vị trí địa lí và địa hình khu vực Nam Á.

Nội dung chính

1. Vị trí địa lí và địa hình

a. Vị trí địa lí

– Nằm ở rìa phía nam châu Á, trong khoảng vĩ độ: từ 80B – 380B 

– Tiếp giáp:

– Vịnh:  Bengan.

– Biển: A-rap.

b. Đặc điểm địa hình

– Phía Bắc: dãy Hy-ma-lay-a cao đồ sộ, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

– Ở giữa: đồng bằng Ấn Hằng, rộng khá bằng phẳng kéo dài từ biển Arap đến vịnh Bengan.

– Phía Nam: sơn nguyên Đê-can, tương đối thấp và bằng phẳng với hai dãy Gát Đông và Gát Tây được nâng cao.

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện:

                – Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 10.1 Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á em hãy cho biết :

Vị trí của Nam Á trên bản đồ tự nhiên Châu Á ?

Nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ nào?

Tiếp giáp với các khu vực, các vịnh biển nào ?

Bước 2:  Gọi HS lên bảng xác định vị trí và tiếp giáp của khu vực Nam Á trên lược đồ.

– Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức

  – Bước 4: GV Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận:

     Dựa H10.1 hãy cho biết vị trí, đặc điểm của các dạng địa hình sau:

– Nhóm 1, 2 : Miền núi Hy-ma-lay-a

– Nhóm 3, 4:  Đồng bằng Ấn – Hằng

– Nhóm 5, 6: Sơn nguyên Đê-can.

  – Bước 5: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

  – Bước 6: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 7: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Nam Á (10 phút)

a) Mục đích:

– Giải thích được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, tính nhịp điệu; Hoạt động gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong khu vực.

– Xác định được sông lớn và cảnh quan tự nhiên ở Nam Á.

b) Nội dung:

– Học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, vận dung kiến thức đã học và khai thác lược đồ phân bố lược mưa các khu vực ở Nam Á để tìm ra đặc điểm khí hậu, sông ngòi và cảnh quan của khu vực Nam Á.

Nội dung chính

2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan

a. Khí hậu

– Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa là khu vực mưa nhiều của TG.

– Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đồng đều.

– Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

b. Sông ngòi và cảnh quan

– Sông ngòi khá phát triển

– Nam Á có 3 sông lớn: Sông Ấn, Sông Hằng, Sông Bramaput.

– Cảnh quan tự nhiên đa dạng: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, núi cao.

c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập.

d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khí hậu

– Bước 1: Giao nhiệm vụ.

Cho biết Nam Á có những kiểu khí hậu nào ? Kiểu khí hậu nào nổi bật ?

Em hãy nêu đặc điểm của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ?

Thảo luận nhóm (5 phút) Chia lớp thành 6 nhóm, đều thảo luận 1 nội dung

–  Đọc và nhận xét số liệu khí hậu 3 địa điểm Muntan, Sa-ra-pun-di, Mumbai ở H10.2, giải thích đặc điểm lượng mưa của 3 địa điểm trên ? (Phát phiếu học tập)

Gv hướng dẫn học sinh chú ý phần chú thích ở lược đồ phân bố mưa ở Nam Á.

 

– Bước 2: Gv chọn nhóm học sinh làm nhanh nhất lên thuyết trình.

– Bước 3: Mời các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung, giáo viên chốt kiến thức

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sông ngòi và cảnh quan

– Bước 1: Giao nhiệm vụ.

Dựa vào H10.1 cho biết các con sông chính trong khu vực Nam Á?

Dựa vào lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á em hãy cho biết: Cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á?

– Bước 2:  Gọi HS lên bảng xác định sông chính và cảnh quan tự nhiên chính của khu vực Nam Á trên lược đồ.

– Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

– Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa nắm vững

b) Nội dung: Hoàn thành hoạt động luyện tập.

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Gv đặt câu hỏi

1. Đại bộ phận khu vực Nam Á có khí hậu

      A. nhiệt đới.                                        C. cận nhiệt đới gió mùa.

      B. nhiệt đới gió mùa.                           D. phân hóa theo độ cao.

2. Hệ thống sông nào sau đây không thuộc Nam Á?

    A. Ấn.                                         C. Ti- grơ.

   B. Hằng.                                      D. Bra-ma-put

Bước 2: Dùng kĩ thuật tia chớp, gọi Hs trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Bước 3: Gv nhận xét. Chuẩn kiến thức.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Trả lời câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

Tại sao cùng vĩ độ với miền bắc Việt Nam mà khu vực Nam Á có mùa đông ấm hơn?

Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến

Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS          

5. Rút kinh nghiệm

Leave a Comment