Giáo án bài độ dài môn toán sách chân trời lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file ĐỘ DÀI (tiết 1 ) A. MỤC TIÊU I. Kiến thức, kĩ năng 1.Làm quen biểu tượng độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

ĐỘ DÀI (tiết 1 )

A. MỤC TIÊU

I. Kiến thức, kĩ năng

1.Làm quen biểu tượng độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn hơn”.

2. Sử dụng đúng các thuật ngữ:

    + Ngắn hơn, dài hơn, ngắn nhất, dài nhất khi so sánh độ dài các vật.

    + Cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất khi so sánh chiều cao các vật.

3. Biết so sánh độ dài các vật tùy ý bằng hai cách: so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.

II. Năng lực

a. Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

– Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin, bước đầu hình thành các vấn đề cơ bản và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV.

b. Năng lực đặc thù:

– Năng lực tư duy và suy luận toán học: bước đầu hiểu được các thuật ngữ trong so sánh: ngắn hơn, dài hơn, cao hơn, thấp hơn, dài bằng, ngắn nhất, dài nhất, cao nhất, thấp nhất,…

– Năng lực giao tiếp toán học: trình bày được sự so sánh độ dài một số đồ vật, chiều cao giữa các học sinh.

– Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học: sử dụng đồ dùng học tập để so sánh các vật.

III. Phẩm chất

– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

– Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

– Yêu nước: Biết một số địa danh và tự hào về giá trị lịch sử – văn hóa của đất nước.

– Nhân ái: Yêu thương động vật, có ý thức bảo vệ động vật và môi trường sống.

IV. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

                   – GV: 4 băng giấy 4 màu có (có 2 băng giấy bằng nhau)

                   – HS: SHS, bút.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

TIẾT 1

1. Khởi động: Hát bài Vườn cây của ba (1 phút)

* Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học

*Cách thực hiện:

– Ban Văn nghệ điều khiển lớp hát.

– GV nhận xét chung

2. Hình thành kiến thức bài mới:

a/Hoạt động 1: Nhận biết dài hơn, ngắn hơn (10 phút)

*Mục tiêu: Làm quen biểu tượng độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn hơn”.

* Cách thực hiện:

– GV gắn băng giấy đỏ và băng giấy xanh lên bảng (băng giấy xanh dài hơn).

– GV cho HS dự đoán: Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn?

– Làm cách nào để biết?

– GV hướng dẫn: (hai thao tác)

+Đặt hai băng giấy sao cho một đầu bằng nhau.

Mắt nhìn đầu còn lại.

+ Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn?

– GV kết luận:-Băng giấy xanh dài hơn băng giấy đỏ.

                       -Băng giấy đỏ ngắn hơn băng giấy xanh.

– Yêu cầu HS lặp lại.

– GV nhận xét, chốt ý.

b/ Hoạt động 2: Thực hành so sánh độ dài, chiều cao (10 phút)

*Mục tiêu: Biết so sánh độ dài, chiều cao của một số vật

* Cách thực hiện:

-So sánh độ dài các cây bút chì

-Yêu cầu HS quan sát hình ảnh đầu trang 132, nêu các câu so sánh độ dài cây bút chì xanh lá và đỏ, vàng và đỏ bằng cách sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn.

– GV nhận xét, tuyên dương HS.

*Thực hành 2/132

– GV hướng dẫn HS hiểu “dài nhất”, “ngắn nhất”

+ GV gắn ba băng giấy màu khác nhau (đã xếp một đầu bằng nhau).

 

+ Băng giấy nào dài nhất? Băng giấy nào ngắn nhất?

– GV chia HS thành các nhóm đôi, yêu cầu mỗi HS lấy 2 đồ dùng học tập và so sánh, nói các câu so sánh với bạn bằng cách sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng, dài nhất, ngắn nhất.

– GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS.

                       Giải lao

c/ Hoạt động 3: Nhận biết và thực hành so sánh chiều cao (8 phút)

*Mục tiêu: Biết so sánh chiều cao của con vật và người.

* Cách thực hiện:

*Thực hành 3/133:

– GV cho HS quan sát tranh Thực hành 3/133.

– Trong tranh có những con vật nào?

– Hãy so sánh chiều cao các con vật. (GV lưu ý HS sử dụng các từ cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất khi so sánh chiều cao).

– GV nhận xét, chốt ý, tuyên dương.

Hoạt động 4:Mở rộng sáng tạo (5 phút)

– GV giới thiệu về sự thích nghi của các con vật

– Tê giác là động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng (biến mất hoàn toàn).

? Vì sao tê giác có nguy cơ tuyệt chủng?

? Chúng ta cần làm gì?

– GV chốt ý, tuyên dương.

Thực hành 4/133

– GV chia thành các nhóm 4, cho HS tự so sánh chiều cao trong nhóm. GV chú ý HS cần chú ý tư thế đứng, vị trí đứng và nhìn vào đỉnh đầu để kết luận.

– Câu hỏi gợi ý:

? Bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn

? Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

– Yêu cầu nhóm HS lên so sánh và nói trước lớp.

– GV chốt, nhận xét, chốt ý, tuyên dương nhóm HS.

3. Hoạt động nối tiếp (2 phút)

– Tiết học cho em biết điều gì?

– Dặn dò: Rèn so sánh độ dài, chiều cao các đồ vật có trong nhà em.        

– HS hát.

– HS dự đoán.

– HS trình bày theo hiểu biết của mình.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe.

– HS trả lời

– HS lặp lại

– HS lắng nghe.

– HS quan sát và nêu.

– HS quan sát và trả lời.

– Cây bút chì xanh lá dài hơn cây bút đỏ,

– Cây bút chì vàng ngắn hơn cây bút đỏ

Cái thước dài hơn bút chì

Bút chì ngắn hơn cái thước

– Nhóm HS thực hiện. Một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.

– Băng giấy vàng ngắn hơn băng giấy đỏ

– Băng giấy đỏ ngắn hơn băng giấy xanh

  + Băng giấy đỏ ngắn nhất

  + Băng giấy xanh dài nhất

– HS quan sát.

– Tê giác, ngự vằn, đà điểu,hươu cao cổ

–  Hươu cao cổ cao hơn,Tê giác thấp hơn

– Hươu cao cổ cao nhất , Tê giác thấp nhất

– HS lắng nghe.

– Vì đây là đông vật quý hiếm.

– Chúng ta cần phải biết bảo tồn bằng cách tuyên truyền không săn bắt động vật

– Nhóm HS thực hiện.

– Một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.

– HS nêu.

 

Leave a Comment